xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cú sốc nhân dân tệ

HOÀNG PHƯƠNG

Việc Trung Quốc bất ngờ phá giá đồng nhân dân tệ làm gia tăng viễn cảnh về một trận chiến tiền tệ trong thời gian tới

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) hôm 11-8 gây sốc khi giảm tỉ giá tham chiếu của đồng nhân dân tệ so với đồng USD 1,9%, khiến giá trị đồng nội tệ giảm mạnh nhất trong ngày, kể từ tháng 1-1994. PBOC gọi đây là “sự điều chỉnh chỉ diễn ra một lần”, đồng thời cho biết sẽ để thị trường có vai trò lớn hơn trong việc xác định tỉ giá cố định hằng ngày.

Theo nhận định của hãng tin Bloomberg, động thái trên cho thấy các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang chú trọng nhiều hơn đến việc đối phó sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế cũng như giảm bớt sự kiểm soát của chính phủ đối với hệ thống tài chính.

“Điều này giống như dấu chấm hết của tỉ giá cố định mà chúng ta từng biết. Việc chỉ phá giá một lần và cho phép thị trường đóng vai trò lớn hơn sẽ đem đến một chế độ tiền tệ mới” - ông Khoon Goh, chiến lược gia đến từ Chi nhánh Ngân hàng ANZ tại Singapore, nhận định.

 

Trung Quốc bất ngờ phá giá đồng nhân dân tệ hôm 11-8Ảnh: Reuters
Trung Quốc bất ngờ phá giá đồng nhân dân tệ hôm 11-8Ảnh: Reuters

 

Đài BBC đánh giá sự phá giá trên sẽ có những tác động lên kinh tế thế giới trong ngắn, trung và dài hạn. Trước mắt, nó gia tăng sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Trung Quốc vào thời điểm kinh tế nước này đang tăng trưởng ở mức thấp nhất trong 6 năm qua.

Dù vậy, nó cũng đánh thức những lo ngại rằng kinh tế Trung Quốc còn lâu mới đạt sự tăng trưởng cân bằng hơn dựa vào nhu cầu tiêu dùng mạnh mẽ trong nước. Ngoài ra, theo Reuters, viễn cảnh xảy ra một trận chiến tiền tệ mới có thể gia tăng sau khi đồng nhân dân tệ phá giá.

Lo ngại về tác động của bước đi trên, giá cổ phiếu đồng loạt sụt giảm tại châu Á và châu Âu. Giá trị của nhiều đồng tiền châu Á như Singapore, Malaysia, Indonesia cũng giảm. Trong khi đó, việc đồng USD trở nên mạnh hơn đã ảnh hưởng đến giá hàng hóa và khiến giá dầu tụt dốc.

“Sự phá giá đồng nhân dân tệ sẽ không dừng lại ở đây. Những đồng tiền đang cạnh tranh với nhân dân tệ như đô la Singapore, won Hàn Quốc, đô la Đài Loan... đang sụt giảm. Động thái hôm nay (của PBOC) có thể báo hiệu sự khởi đầu của cuộc chiến phá giá” - ông Masafumi Yamamoto, nhà chiến lược cấp cao tại Công ty Dịch vụ tài chính Monex (Nhật Bản), nhận định với Reuters.

Cũng gây lo ngại không kém là sức khỏe kinh tế Nga do giá dầu thô giảm và tác động của cấm vận phương Tây. Cơ quan Thống kê Liên bang Nga (FSS) hôm 10-8 cho biết tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này giảm đến 4,6% trong quý II/2015, cao hơn nhiều so với mức giảm 2,2% của quý I.

“Chúng tôi hy vọng các số liệu của nửa cuối năm 2015 sẽ khả quan hơn. Chúng tôi dự báo GDP giảm 3,6% trong cả năm nhưng điều này đòi hỏi giá dầu ở mức 60 USD/thùng. Nếu giá dầu vẫn ở mức như hiện nay, GDP có thể giảm đến 4%” - ông Oleg Kouzmin, nhà kinh tế tại Ngân hàng Đầu tư Renaissance Capital (Nga), lo ngại.

Chứng kiến giá dầu giảm xuống dưới 50 USD/thùng, Bộ trưởng Năng lượng Algeria Salah Khebri cho biết Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đang cân nhắc cuộc họp bất thường. Theo kế hoạch, cuộc họp định kỳ tiếp theo của OPEC là vào tháng 12 tới.

 

Hy Lạp và chủ nợ đạt thỏa thuận cứu trợ

Hy Lạp và các chủ nợ quốc tế hôm 11-8 đồng ý về thỏa thuận cứu trợ mới trị giá 85 tỉ euro trong 3 năm sau 24 giờ thương lượng. Nguồn tin từ Bộ Tài chính Hy Lạp cho biết 2 bên đã nhượng bộ lẫn nhau về các vấn đề gai góc như: vay nóng, quỹ tài sản quốc gia và thị trường năng lượng.

Theo báo Greek Reporter, thỏa thuận này sẽ được quốc hội Hy Lạp bỏ phiếu trong ngày 12 hoặc 13-8. Nếu được thông qua, thỏa thuận được gửi đến các bộ trưởng tài chính khu vực đồng euro trong ngày 14-8 để xem xét. Một khi được thông qua, thỏa thuận sẽ giữ Hy Lạp ở lại khu vực đồng euro và giúp nước này tránh bị phá sản.

Trong khi đó, một cuộc nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Kinh tế Halle cho thấy Đức hưởng lợi hơn 100 tỉ euro kể từ năm 2010 nhờ cuộc khủng hoảng ở Hy Lạp. Theo viện này, mỗi khi Hy Lạp có tin xấu, các nhà đầu tư lại “chạy” sang Đức mua trái phiếu chính phủ, vốn có lãi suất và mức rủi ro thấp.

Theo các tác giả, Đức đóng góp 90 tỉ euro cho các gói cứu trợ Hy Lạp đến giờ nên dù Athens có vỡ nợ thì Berlin cũng không chịu thiệt gì. Ngoài Đức, các nước như Mỹ, Pháp và Hà Lan cũng hưởng lợi tương tự nhưng với mức độ ít hơn.

Lục San

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo