xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Covid-19: Làn sóng kỳ thị “xác sống” ở Mỹ

Xuân Mai (Theo Reuters)

(NLĐO) – Những người Mỹ được sơ tán khỏi những vùng ảnh hưởng của virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây dịch Covid-19 bị xa lánh khi trở về nước.

Là một trong số hơn 1.000 người Mỹ được sơ tán khỏi Trung Quốc do sự bùng phát của dịch Covid-19, cô Esther Tebeka từng nghĩ rằng mình có thể quay trở lại cuộc sống bình thường sau khi kết thúc 14 ngày cách ly mà không có biểu hiện nhiễm bệnh.

Thế nhưng, Tebeka bị mọi người từ chối tới gần hoặc họ sẽ che mặt bằng khẩu trang y tế do lo sợ một cách vô căn cứ rằng cô là người mang chủng mới virus corona (SARS-CoV-2).

Cô Tebeka là một trong nhiều người Mỹ trở về từ Trung Quốc bị xa lánh hoặc kỳ thị sau thời gian cách ly.

Covid-19: Làn sóng kỳ thị “xác sống” ở Mỹ - Ảnh 1.

Các hành khách được phép rời khỏi du thuyền Diamond Princess ở Nhật Bản về nước hôm 21-2. Ảnh: Reuters

"Tôi phải nói với mọi người bao nhiêu lần là tôi không bị bệnh. Chúng tôi không phải là xác sống" – cô Tebeka, người đang điều hành một phòng khám y khoa ở TP Palo Alto, bang California, cho biết.

Theo cô, các bệnh nhân đột ngột hủy các cuộc hẹn tại phòng khám. Cô Tebeka và con gái Chaya, 15 tuổi, là hai trong số những công dân Mỹ được sơ tán khỏi TP Vũ Hán và thủ đô Tokyo - Nhật Bản. Những người này sau đó bị cách ly tại các căn cứ quân sự ở các bang California, Texas và Nebraska.

Theo các cơ quan y tế Mỹ, hàng trăm người khác tự cách ly tại nhà sau khi trở về từ các vùng bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 trên các chuyến bay thương mại.

Trong một trường hợp khác, cô Amy Deng và con gái Daisy, 8 tuổi, cho biết hai mẹ con cô không nhận được hướng dẫn chính thức về việc hạn chế đi lại nhưng họ vẫn tự cách ly để thể hiện trách nhiệm với cộng đồng.

Họ tránh tiếp xúc gần gũi với mọi người trong hai tuần sau khi trở về từ chuyến thăm gia đình ở TP Quảng Châu - Trung Quốc, cách Vũ Hán hơn 800km về phía Nam.

Tuy nhiên, hành động của hai mẹ con cô Deng vẫn không thể ngăn những người hàng xóm gọi điện cho cảnh sát vì lo ngại họ có thể lây nhiễm SARS-CoV-2.

Cô Deng than phiền: "Mọi người thể hiện sự phân biệt đối xử thái quá".

Hầu hết các ca nhiễm tại Mỹ đều từng tới TP Vũ Hán, nơi chiếm phần lớn trong tổng số hơn 2.345 trường hợp tử vong và 76.288 trường hợp nhiễm bệnh tại Trung Quốc.

Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết con số trên là không nhiều nếu so với 14.000 ca tử vong vì cúm mùa năm nay tại Mỹ.

Covid-19: Làn sóng kỳ thị “xác sống” ở Mỹ - Ảnh 2.

Gia đình anh Matt Galat chụp ảnh hôm 19-2 sau khi kết thúc hai tuần tự cách ly ở Chicago - Mỹ sau khi trở về từ tỉnh Chiết Giang - Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Bà Cindy Kam, giáo sư về khoa học chính trị tại Trường ĐH Vanderbilt, cho rằng nguyên nhân gốc rễ của sự kỳ thị dịch Covid-19 dường như xuất phát từ tâm lý ghê sợ của bản năng về các loại dịch bệnh lây nhiễm, chứ không dựa trên bằng chứng khoa học hay định kiến sắc tộc.

Covid-19: Làn sóng kỳ thị “xác sống” ở Mỹ - Ảnh 3.

Cô Esther Tebeka (bìa phải) chụp ảnh cùng chồng và con gái Chaya tại căn cứ quân sự ở bang California - Mỹ hôm 11-2. Ảnh: Reuters

Bà Kam, người từng nghiên cứu dịch Ebola và Zika, phát hiện nỗi sợ hãi về dịch bệnh của con người còn lớn hơn nỗi lo ai đó có thể đang mắc bệnh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo