xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Covid-19: Khi "tiêm chủng đầy đủ" không còn là... 2 mũi

Hoàng Phương

Một nghiên cứu mới được công bố hôm 18-11 cho thấy có thể cần đến mũi tiêm thứ 3 để duy trì khả năng bảo vệ tốt trước virus SARS-CoV-2.

Theo nghiên cứu của Trường ĐH New South Wales (Úc), để giữ hiệu quả của vắc-xin ở mức trên 50%, cần tiêm mũi tăng cường trong vòng 1 năm sau khi tiêm 2 mũi đầu tiên.

Nhóm nghiên cứu cho biết theo thời gian, các biến thể mới, như Delta, cho thấy khả năng kháng ngày càng mạnh mẽ đối với những vắc-xin Covid-19 hiện có.

Úc bắt đầu cung cấp mũi tiêm thứ 3 từ ngày 9-11 nhưng chưa yêu cầu người dân phải tiêm mũi này để được công nhận tiêm chủng đầy đủ.

Dù vậy, theo đài CNN, ngày càng có nhiều nước đang xem xét lại khái niệm "tiêm chủng đầy đủ" (hiện thường được hiểu là đã tiêm 2 mũi vắc-xin) trong bối cảnh khả năng miễn dịch nhờ vắc-xin Covid-19 suy giảm theo thời gian và số ca mắc tăng lên do biến thể Delta.

Đầu tuần này, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho rằng việc tiêm mũi vắc-xin tăng cường là yếu tố quan trọng để chính phủ không phải tái áp dụng các biện pháp hạn chế phòng dịch.

Covid-19: Khi tiêm chủng đầy đủ không còn là... 2 mũi - Ảnh 1.

Một nhân viên y tế được tiêm mũi vắc-xin Covid-19 tăng cường tại TP Quezon - Philippines hôm 17-11 Ảnh: REUTERS

Một số quốc gia khác cũng đang hướng tới bắt buộc tiêm mũi tăng cường. Hồi tuần rồi, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thông báo từ ngày 15-12 tới, những người trên 65 tuổi sẽ phải cung cấp bằng chứng về mũi tiêm tăng cường để gia hạn hiệu lực giấy thông hành y tế.

Còn tại Áo, trạng thái tiêm chủng đầy đủ hết hạn sau 9 tháng kể từ khi tiêm mũi thứ 2, theo đó buộc người dân phải tiêm mũi tăng cường.

Trong khi đó, người dân Israel phải tiêm mũi thứ ba để được vào những địa điểm như phòng tập gym, nhà hàng... Quy định này không áp dụng đối với người được tiêm mũi vắc-xin thứ hai trong vòng 6 tháng qua.

Dù vậy, các chuyên gia y tế toàn cầu lo ngại rằng việc phụ thuộc vào mũi tăng cường sẽ ảnh hưởng tới nguồn cung vắc-xin để tiêm mũi đầu tiên cho người dân tại các nước thu nhập thấp, nơi hiện chỉ mới có 4,6% dân số được tiêm 1 mũi.

"Thật vô nghĩa khi tiêm mũi tăng cường cho người trưởng thành khỏe mạnh hoặc trẻ em trong khi nhân viên y tế, người cao tuổi và các nhóm nguy cơ cao khác trên thế giới vẫn đang đợi mũi tiêm đầu tiên" - Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus chỉ trích vào tuần rồi.

Ông David Nabarro, đặc phái viên của WHO về Covid-19, cũng cho rằng việc dựa chủ yếu vào vắc-xin trong lúc đại dịch hoành hành là canh bạc của các nước giàu. "Điều này chưa từng được thực hiện trước đây và đó thật sự là chiến lược y tế công cộng không phù hợp" - ông Nabarro nhận định.

Chuyên gia này cũng cảnh báo thêm rằng do vẫn còn nhiều điều chưa rõ về virus SARS-CoV-2, việc dùng vắc-xin làm vũ khí chính để chống lại Covid-19 có thể dẫn đến các biến thể mới.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo