xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chống ô nhiễm không khí căng như chống khủng bố

Xuân Mai

Ô nhiễm khí thải nhà kính trên toàn cầu tiếp tục tăng trong năm thứ hai liên tiếp, làm gián đoạn quá trình giảm phát thải và khiến thế giới gia tăng ô nhiễm

Những phát hiện trong báo cáo thường niên của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) hôm 13-11 cho thấy triển vọng u ám đối với những nỗ lực ngăn biến đổi khí hậu và đánh dấu một bước lùi của phong trào bảo vệ môi trường vốn đang ngày càng phát triển. Báo cáo chỉ ra rằng mức phát thải phải giảm ngay lập tức thì mới giúp thế giới trở lại con đường hướng đến tham vọng của Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu. 

Thỏa thuận Paris đặt mục tiêu giới hạn mức tăng nhiệt độ trung bình của trái đất ở mức dưới 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Thay vào đó, kịch bản khả thi nhất của IEA cho rằng lượng khí thải sẽ không giảm xuống mức tối thiểu trước năm 2070, điều này đồng nghĩa chậm hơn thời hạn mà các nhà khoa học đề xuất khoảng 20 năm.

Theo trang Bloomberg (Mỹ), IEA cho biết trong báo cáo công bố hôm 13-11 rằng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và tăng nhu cầu về điện góp phần làm tăng 1,9% lượng khí thải CO2 kể từ năm 2018. Đó là một dấu hiệu khác cho thấy những nỗ lực nhằm hạn chế sử dụng những nhiên liệu gây ô nhiễm nhất trên thế giới tiến triển quá chậm để có thể tạo ra tác động lớn giúp bảo vệ môi trường.

Trong khi các ngành công nghiệp năng lượng mặt trời và gió đang bùng nổ thì cơn khát năng lượng của thế giới ngày càng tăng đã nâng cao mức tiêu thụ than và các nhiên liệu hóa thạch khác, gây ô nhiễm không khí nhiều hơn. Nhu cầu về than trên toàn cầu tăng trong năm thứ hai liên tiếp hồi năm ngoái và 3/4 trong số nhu cầu đó ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Chống ô nhiễm không khí căng như chống khủng bố - Ảnh 1.

Lãnh đạo TP Venice (Ý) hôm 12-11 buộc phải ban bố tình trạng khẩn cấp vì lũ lụt nghiêm trọng nhất trong 50 năm qua Ảnh: REUTERS

Việc hành động chống biến đổi khí hậu cần nhanh chóng được thực thi là hoàn toàn có căn cứ. Điển hình là tình trạng ô nhiễm ở Afghanistan gây chết chóc còn nhiều hơn cuộc nội chiến kéo dài 18 năm ở nước này. Tuy chưa có số liệu thống kê chính thức về số ca tử vong liên quan đến ô nhiễm ở Afghanistan nhưng nhóm nghiên cứu về môi trường State of Global Air (Mỹ) cho biết hơn 26.000 người thiệt mạng vì ô nhiễm không khí vào năm 2017. 

Trong khi đó, theo Liên Hiệp Quốc, khoảng 3.483 thường dân thiệt mạng trong cuộc chiến ở quốc gia châu Á này. "Chống ô nhiễm không khí cũng quan trọng như chống khủng bố" - ông Mohammad Kazim Humayoun, Giám đốc Sở Môi trường ở thủ đô Kabul, nhận định.

Tại Zimbabwe, khoảng 105 con voi đã chết trong 2 tháng qua do hạn hán nghiêm trọng kéo dài và con số hiện tại đã tăng lên 200 con. Các động vật khác, gồm hươu cao cổ, ngựa vằn, hà mã, linh dương và trâu cũng đang chết dần vì hạn hán. Theo Chương trình Lương thực Thế giới, hạn hán còn tác động đến cuộc sống của 11 triệu dân tại quốc gia châu Phi này.

Châu Âu cũng không tránh khỏi ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu. Thị trưởng TP Venice - Ý Luigi Brugnaro hôm 12-11 buộc phải ban bố tình trạng khẩn cấp vì lũ lụt nghiêm trọng. Thành phố này chưa từng chứng kiến đợt lũ như vậy trong hơn 50 năm qua.

Tại Mỹ, đợt không khí băng giá bất thường tràn xuống từ Bắc Cực khiến nước Mỹ chìm trong giá rét với nhiệt độ được dự báo thấp kỷ lục tại nhiều nơi trên cả nước. Theo đài CNN, khoảng 70% dân số sẽ chứng kiến nhiệt độ ở mức hoặc dưới mức đóng băng trong tuần này và nhiệt độ ở nhiều nơi giảm mạnh. Giao thông đặc biệt khó khăn ở 15 bang từ Texas đến vùng New England do băng tuyết dày đặc. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo