09/01/2020 10:00

Cháy rừng ở Úc: Tình người trong thảm họa

Dân Úc trên khắp cả nước đang chung tay hỗ trợ chỗ nghỉ ngơi, lương thực, thuốc men và quỹ dành cho lính cứu hỏa

Khi Erin Riley thông qua mạng xã hội Twitter đề nghị chia sẻ nơi ở cho những người bị ảnh hưởng bởi cháy rừng vào ngày 1-1, cô không thể ngờ được rằng mình sẽ trở thành người điều phối một tổ chức hỗ trợ điểm trú ẩn khẩn cấp quy mô lớn.

Giúp nhau trong khủng hoảng

Điều bất ngờ này đã xảy ra sau khi bài đăng của nữ nghiên cứu sinh được chia sẻ rộng rãi. Trong vỏn vẹn 4 ngày, tổ chức FindABed của Riley nhận được hơn 3.000 lời đề nghị cung cấp chỗ ở cho các nạn nhân cháy rừng trên toàn quốc.

Trường hợp của Riley chỉ là một trong nhiều câu chuyện về các thành viên cộng đồng chủ động hỗ trợ lẫn nhau trong khủng hoảng. Nhiều trung tâm sơ tán thậm chí còn tiếp nhận vật nuôi và gia súc, sắp xếp chỗ trú ẩn cho chúng bên cạnh chủ.

Các cộng đồng người tị nạn và người di cư cũng tham gia vào chiến dịch này. Trung tâm Hồi giáo Úc (AIC) ở Hobsons Bay, bang Victoria, hôm 2-1 thông qua mạng xã hội và mạng lưới cộng đồng kêu gọi gây quỹ, quyên góp lương thực và nhu yếu phẩm cho các nạn nhân.

Đến ngày 3-1, AIC tiếp tục tổ chức tiệc nướng, quyên góp 1.500 USD cho công tác cứu trợ cháy rừng. Họ phân phát lương thực và nhu yếu phẩm cho những khu vực bị ảnh hưởng vào ngày 4-1, với sự hỗ trợ của Lực lượng Cứu hỏa đô thị (MFB) và tổ chức thiện nguyện Human Appeal Australia.

Trước đó, vào tháng 12-2019, một nhóm 4 người đàn ông từ Cộng đồng Hồi giáo Sydney ở vùng ngoại ô Auburn cũng đã lái xe tải chở đầy xúc xích, nước uống và lò nướng đến thị trấn Willawarrin, bang New South Wales (NSW), trong hành trình kéo dài 6 giờ để chia sẻ với cộng đồng bị hỏa hoạn tàn phá.

"Chúng tôi không thể dập lửa nhưng chúng tôi có thể tổ chức tiệc nướng cho mọi người. Đó là điều chúng tôi có thể làm để giúp đỡ cộng đồng, san sẻ với những người bị ảnh hưởng" - ông Jawad Nabouche nói với ABC News.

Giới nghệ sĩ và những người nổi tiếng, không chỉ ở Úc mà còn nhiều quốc gia khác, cũng chung tay vào chiến dịch này. Trong đó, diễn viên hài nổi tiếng người Úc Celeste Barber đã gây quỹ được hơn 13 triệu USD trong chưa đầy 48 giờ, kể từ khi cô thông qua mạng xã hội Facebook kêu gọi hỗ trợ cơ quan cứu hỏa NSW vào ngày 3-1.

Cháy rừng ở Úc: Tình người trong thảm họa - Ảnh 1.

Lính cứu hỏa tình nguyện Daniel Knox, 22 tuổi, trong một lần tham gia chữa cháy tại bang New South Wales - ÚcẢnh: BBC

Hy sinh vì cộng đồng

"Chúng tôi làm vì đam mê, vì sinh mạng của những người khác. Ai cũng có lựa chọn riêng trong cuộc sống về việc họ muốn làm gì khi thức dậy mỗi sáng. Tôi muốn ra ngoài chống chọi với ngọn lửa, hỗ trợ cộng đồng" - Daniel Knox, 22 tuổi, chia sẻ.

Knox là một trong số hàng ngàn công dân Úc tạm hoãn công việc và cuộc sống thường ngày để chiến đấu với những ngọn lửa đang hoành hành trên khắp cả nước. Suốt nhiều tuần, chàng trai 22 tuổi túc trực bên điện thoại, sẵn sàng hành động khi nhận được lệnh.

Knox là thành viên của Cơ quan Cứu hỏa Nông thôn NSW (NSW RFS) - tổ chức cứu hỏa tình nguyện lớn nhất thế giới, với hơn 70.000 thành viên được đào tạo bài bản, phần lớn không được trả công, ngoại trừ số ít nhân viên cấp cao.

Kể từ tháng 9-2019, theo BBC, gần 3.000 lính cứu hỏa được điều động mỗi ngày để đối phó với các đám cháy ở NSW, khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Trong số này, gần 90% là lính cứu hỏa tự nguyện, theo NSW RFS.

"Rất nhiều người không kiếm được thu nhập nhưng vẫn sẵn sàng đổ máu vì chiến dịch này. Mọi người đang làm việc rất chăm chỉ" - cô Lucy Baranowski, một người lính cứu hỏa tự nguyện, cho biết. Theo Baranowski, tình cảm cộng đồng chính là yếu tố giúp cô bước tiếp trên con đường vô cùng khó khăn này.

Trước đó, sau khi hứng chịu áp lực chính trị gia tăng vì cháy rừng lan rộng, Thủ tướng Úc Scott Morrison trong một tuyên bố hôm 29-12-2019 cho biết chính phủ sẽ trợ cấp 4.200 USD cho lính cứu hỏa tình nguyện ở NSW, những người đã tham gia chữa cháy hơn 10 ngày trong mùa hỏa hoạn này. Trước đó, ông Morrison từng khẳng định công tác trợ cấp cho lính cứu hỏa tình nguyện không phải là vấn đề ưu tiên trong bối cảnh lửa cháy vượt tầm kiểm soát. 

Nhận huân chương thay cha đã khuất

Trong tang lễ hôm 7-1 tại TP Sydney, bé Charlotte O’Dwyer, 19 tháng tuổi, thay mặt người cha đã khuất nhận huân chương danh dự. Trước đó, vào ngày 19-12-2019, ông Andrew O’Dwyer, một người lính cứu hỏa tình nguyện 36 tuổi, đã thiệt mạng trong lúc làm nhiệm vụ gần thị trấn Buxton, bang Victoria.

Ông Andrew được Đội trưởng Đội cứu hỏa Horsley Park Darren Nation mô tả là một người cha "giàu đức hy sinh" với tình yêu thương to lớn.

Cao Lực

Tin liên quan

Viết bình luận

Mỹ trấn an người gửi tiền tại ngân hàng nhỏ
4 phút trước 548 1k
Những lo ngại về sức khỏe tài chính của các ngân hàng cho vay cỡ trung tại Mỹ vẫn tồn tại bất chấp nỗ lực "bơm tiền" giải cứu của chính phủ
Tiết lộ chi phí “khủng” để tái thiết Ukraine
21 phút trước 548 1k
(NLĐO) - Chi phí để tái thiết Ukraine sau xung đột với Nga ước tính lên tới 411 tỉ USD, theo đánh giá mới nhất được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên Hiệp Quốc.
Vụ nghi truy tố ông Trump: Diễn biến bất ngờ của đại bồi thẩm đoàn New York
22 phút trước 548 1k
(NLĐO) - Các công tố viên Manhattan đã hoãn phiên họp đại bồi thẩm đoàn được lên lịch vào ngày 22-3 mà không có bất kỳ lời giải thích nào trong vụ cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump bị nghi dùng tiền bịt miệng sao khiêu dâm.
Chứng khoán Mỹ lao dốc sau quyết định tăng lãi suất của FED
1 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Chứng khoán Mỹ bị ảnh hưởng sau khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) quyết định tiếp tục tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản (0,25 điểm phần trăm).
Siêu tàu săn "soái hạm ma" hàng đầu thế giới gặp nạn lớn ở Anh

Siêu tàu săn "soái hạm ma" hàng đầu thế giới gặp nạn lớn ở Anh

(NLĐO) - Tàu R/V Petrel, "chiến thần" lừng danh từng tìm ra hàng loạt soái hạm mất tích của Mỹ, Anh, Nhật... với những công cụ hàng đầu thế giới, bất ngờ bị nghiêng khi đang neo đậu ở...