xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Châu Âu bi quan

BẢO HẠNH (lược dịch từ báo The Guardian)

Người dân châu Âu không cần đến thời kỳ của Tổng thống Donald Trump mới nhận ra rằng lục địa này còn ít được Mỹ chú trọng hơn so với những thế hệ trước

Vào năm 2012, các nhà phân tích của Công ty Tư vấn McKinsey (Mỹ) sử dụng dữ liệu của Trường ĐH Groningen (Hà Lan) để vẽ ra một tấm bản đồ cho thấy trọng lực kinh tế toàn cầu đã dịch chuyển ra sao kể từ năm thứ nhất sau Công nguyên. Từ đây, có thể thấy vị thế toàn cầu của châu Âu đang bị thách thức nhanh chóng. Đối mặt thực trạng này, điều châu Âu nên làm là gắn bó với nhau và cùng làm cho cộng đồng phát triển mạnh mẽ.

Theo bản đồ nói trên, phải mất 1 thế kỷ (từ năm 1820 đến 1913) để trung tâm trọng lực chuyển từ châu Á sang châu Âu. Sau Thế chiến II, điểm này di chuyển qua Đại Tây Dương đến Mỹ. Trong suốt những thập niên 1960, 1970, 1980 và 1990, nó tiếp tục lưu lại phần phía Tây ở bán cầu Bắc. Sau đó, một sự tăng tốc chóng mặt bỗng nhiên diễn ra. Chỉ trong vòng 1 thập kỷ, từ năm 2000 đến 2010, trung tâm trọng lực quay lại châu Á, đảo ngược hầu hết xu hướng của 2.000 năm trước.

Những ngày gần đây, các tin tức về Triều Tiên và Trung Quốc, chưa kể Myanmar, chính là một lời nhắc nhở liên tục rằng an ninh của thế giới phụ thuộc vào những gì xảy ra tại một khu vực dường như là xa xôi với hầu hết người châu Âu.

Cũng có quá nhiều thứ đang xảy ra ở lục địa già: Những tranh luận về bình đẳng, công bằng xã hội, sự đa dạng, di cư, kế hoạch cải cách của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, tình trạng lộn xộn từ Brexit (Anh rời khỏi Liên minh châu Âu - EU). Đó là chưa kể những lo ngại việc Nga phô trương sức mạnh quân sự ở Đông Âu. Vì vậy, người dân châu lục này có thể được cảm thông vì quên đi vị trí hiện tại của mình trên thế giới.

Châu Âu có vai trò quan trọng nhưng dường như tầm quan trọng này không lớn như mong muốn của người dân. Người dân châu Âu không cần đến thời kỳ của Tổng thống Donald Trump mới nhận ra rằng lục địa này còn ít được Mỹ chú trọng hơn so với những thế hệ trước. Điều này gây ra không ít tác động về tâm lý.

Các nghiên cứu cho thấy hơn một nửa người dân (58%) tại những nền kinh tế đang nổi của châu Á có xu hướng lạc quan hơn so với người dân châu Âu (24%). Giới trung lưu mới nổi tại châu Á tự tin rằng con cái họ sẽ có cuộc sống sung túc hơn. Nói cách khác, tương lai trước mắt họ rất tươi sáng. Ngược lại, người châu Âu đang trải qua một giai đoạn khó khăn nên khó có thể lạc quan.

Châu Âu bi quan - Ảnh 1.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu về châu Âu và nền dân chủ tại thủ đô Athens - Hy Lạp hồi đầu tháng 9 Ảnh: REUTERS

Vì thế, việc thay đổi nhận thức của công chúng phải là yếu tố quan trọng để khởi động lại dự án châu Âu. Việc giải quyết những tranh cãi liên quan đến hạn ngạch nhập cư hoặc kêu gọi hình thành ngân sách cho khu vực đồng euro là không đủ để đạt kết quả mong muốn. Dù vậy, Tổng thống Pháp Macron đã tìm cách vực dậy tinh thần khi có bài phát biểu đanh thép về châu Âu và nền dân chủ ở thủ đô Athens - Hy Lạp vào đầu tháng rồi.

Theo ông Macron, những thất bại trong quá khứ của châu Âu "làm xói mòn niềm tin" của người dân. Ông kêu gọi tái khám phá nền văn hóa phong phú của châu lục để kéo các nước lại gần nhau hơn. Tổng thống Pháp có kế hoạch khởi động một quá trình tư vấn để người dân có thể đóng góp tiếng nói nhiều hơn về tương lai của châu lục trong năm 2018.

Châu Âu vẫn đang hồi phục từ nhiều cuộc khủng hoảng và có thể đối mặt nhiều khó khăn khác trong tương lai. Lập luận thuyết phục nhất của ông Macron có thể không mới mà từng được nói đến trước đây: Không một thách thức nào có thể được giải quyết hiệu quả bởi những quốc gia hành động riêng lẻ. Châu Âu chỉ có thể mạnh mẽ khi đoàn kết cùng nhau - một sự thật liên tục được chứng minh bằng những khó khăn Anh đang gặp phải. Nếu EU không được xây dựng như một thế lực thật sự, kết cục của cộng đồng này là tuân theo những quy tắc và áp lực từ bên ngoài.

Trở lại với bức tranh toàn cầu, điều giúp châu Âu khác biệt với những khu vực còn lại trên thế giới rốt cuộc lại khá đơn giản. Châu lục này được hình thành trong sự kết hợp độc đáo giữa dân chủ tự do, quyền tự do cá nhân và nền kinh tế quan tâm đến xã hội. Không nơi nào khác sở hữu những đặc tính này. Dù châu Âu tự nghi ngờ mình, châu lục này vẫn là khu vực có đặc quyền cao ngay cả khi được so sánh với những xã hội có tốc độ tăng trưởng GDP lớn hơn nhiều.

Phần còn lại của thế giới dường như nhận thức được điều này rõ hơn cả người dân châu Âu. Theo kết quả một cuộc thăm dò dư luận gần đây, hơn 3/4 người Trung Quốc và Ấn Độ được hỏi mô tả châu Âu là "một nơi ổn định trong một thế giới hỗn loạn". Ngoài ra, hơn 80% người Trung Quốc và Ấn Độ có "cái nhìn tích cực" về EU, cao hơn cả tỉ lệ 69% của người châu Âu. Theo cuộc thăm dò này, người châu Á xác định 3 "tài sản" quan trọng của châu Âu: "sức mạnh kinh tế, công nghiệp và thương mại"; "tiêu chuẩn sống" và "sự tôn trọng dân chủ, nhân quyền và pháp trị". 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo