xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Châu Á có thể có lực lượng đổ bộ chung

Thu Hằng

Úc và Mỹ có thể đang thương thảo về việc cho máy bay B1 siêu thanh đóng tại miền Bắc nước Úc

Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ đã mời chỉ huy các lực lượng đổ bộ nước ngoài tham dự cuộc hội thảo xúc tiến hợp tác dự kiến tại Hawaii từ ngày 18-5.

Bắc Kinh bị cho “ra rìa”

Hơn phân nửa các nước được mời đến từ châu Á, trong đó có Nhật Bản, Philippines...nhưng không có Trung Quốc. Hãng tin Reuters dẫn thông tin từ một cố vấn quân sự Mỹ cho biết Bắc Kinh “không nên được mời” do là “đối thủ” của Washington và một số quốc gia tham dự khác.

Trong khi đó, người phát ngôn Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ khẳng định luật pháp nước này cấm các cuộc trao đổi quân sự với Trung Quốc tại những sự kiện như trên.

 

Lính thủy đánh bộ Mỹ và Philippines tham gia tập trận tại tỉnh Zambales hôm 21-4Ảnh: DEFENSE.GOV

Lính thủy đánh bộ Mỹ và Philippines tham gia tập trận tại tỉnh Zambales hôm 21-4

Ảnh: DEFENSE.GOV

 

Theo chương trình nghị sự của cuộc gặp chưa từng có tiền lệ này, các đại biểu sẽ thảo luận về chiến thuật tấn công đổ bộ, bao gồm các cuộc tấn công từ tàu chiến lên bờ và một màn trình diễn chiến thuật đổ bộ bờ biển. Mục tiêu chính của sự kiện là đặt nền móng cho việc tổ chức tập trận đổ bộ đa phương giữa các nước tham gia.

Ông Ben Schreer, nhà phân tích tại Viện Chính sách chiến lược Úc, cho rằng việc thành lập một lực lượng đổ bộ hợp nhất ở châu Á có thể cho phép phân chia nhiệm vụ giữa các thành viên để mọi chuyện diễn ra trơn tru hơn. Tuy nhiên, mục tiêu này đòi hỏi thời gian bởi vẫn còn không ít thách thức như tính phức tạp về quân sự, hạn chế ngân sách hoặc ưu tiên khác nhau giữa các nước.

Đây có thể là bước đi mới nhất của Washington nhằm đối phó các hành động sai trái của Trung Quốc ở biển Đông. Theo tuyên bố của Hải quân Mỹ, khi tàu chiến USS Fort Worth tuần tra vùng biển gần nhóm đảo, bãi đá ngầm mà Trung Quốc đang cải tạo ở biển Đông hôm 11-5, máy bay trinh sát không người lái và trực thăng Seahawk cũng được phái đi tuần tra không phận khu vực này.

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã khởi xướng chiến dịch “tự do hàng hải”, trong đó có khả năng đưa máy bay do thám, tàu hải quân đến khu vực nằm trong vòng 12 hải lý tính từ những bãi đá mà Bắc Kinh cải tạo trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Chuyên gia Gregory Poling thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế tại Washington nhận định động thái này của Mỹ có thể nhằm thúc ép Trung Quốc giải thích rõ hơn về hoạt động của mình ở biển Đông. “Mục đích là gây nhiều áp lực lên Trung Quốc trong mọi cơ hội có được để khiến nước này ngày càng thấy không thoải mái về những hàng động cũng như tuyên bố chủ quyền của mình” - ông Poling nói.

Dằn mặt tàu Trung Quốc

Ngoài ra, một bước đi khác của Mỹ có thể là đưa máy bay ném bom siêu thanh B1 đến đóng tại miền Bắc Úc để dằn mặt tàu Trung Quốc đang đe dọa những đồng minh của Mỹ ở biển Đông. Tạp chí Financial Review (Úc) hôm 15-5 dẫn lời tiến sĩ Andrew Davies - chuyên gia phân tích quốc phòng thuộc Viện Chính sách chiến lược Úc - nói rằng Mỹ và Úc có thể vẫn đang thương thảo về vấn đề này dù ngoài mặt công khai phủ nhận nó.

Vị chuyên gia này tiết lộ ông từng tham gia một cuộc hội thảo quân sự mà tại đó, giới chức Không quân Hoàng gia Úc nói rằng các đường băng tại căn cứ không quân ở miền Bắc đất nước sẽ cần phải được cải thiện để phù hợp với những chiến đấu cơ lớn hơn của Mỹ.

Nhận định trên được đưa ra ngay sau khi Lầu Năm Góc buộc phải bác bỏ phát biểu của Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ David Shear rằng “Mỹ sẽ tăng cường thiết bị quân sự cho không quân Úc, gồm cả máy bay ném bom B1 và máy bay giám sát”. Tương tự, Thủ tướng Úc Tony Abbott hôm 15-5 khẳng định không hề hay biết kế hoạch này và chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đã phản hồi rằng phát biểu trên là không đúng.

 

Nhật Bản “khoe” thiết bị quân sự

Nhật Bản vừa trình làng các thiết bị quân sự tự chế tại cuộc triển lãm thương mại quốc phòng quốc tế lần đầu tiên trong bối cảnh nước này tìm cách mở rộng vai trò lực lượng vũ trang trước sự bành trướng của Trung Quốc.

Sự kiện mang tên “MAST châu Á năm 2015”, diễn ra tại TP Yokohama từ ngày 13 đến 15-5, thu hút nhiều quan chức quân sự đến từ Mỹ, châu Âu, Úc... và dĩ nhiên là không có mặt đại diện của Trung Quốc và Hàn Quốc vốn đang căng thẳng với Nhật Bản về vấn đề chủ quyền và lịch sử.

Phát biểu tại sự kiện, ông Satoshi Morimoto, cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản kiêm chủ tịch cuộc triển lãm, bày tỏ lo ngại về những hành động trên biển của Trung Quốc trong thời gian gần đây. “Chúng tôi tiếp tục theo dõi tình hình ở biển Đông, biển Hoa Đông, đồng thời lo ngại về bất kỳ hành động đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng và gia tăng căng thẳng, như cải tạo đất quy mô lớn” - ông Morimoto nói.

Trong khi đó, Đô đốc Tomohisa Takei, Tư lệnh Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản, kêu gọi các nước cần giải bất đồng bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế. “Nếu một nước nào đó tự diễn giải luật pháp quốc tế theo ý mình thì tự do đi lại của các nước khác có thể bị đe dọa” - ông Takei nhận định.

Xuân Mai

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo