xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cây nho Kudzu từ Trung Quốc gây "ác mộng" ở Mỹ

Linh San (Theo Daily Mail)

(NLĐO)- Cây nho Kudzu vốn là nỗi hãi hùng của các loài thực vật xung quanh, bởi chẳng có loài cây nào có thể sống sót ở những nơi nào loài cây có gốc gác ở Trung Quốc này len lỏi tới.

Sự tàn khốc của nho Kudzu vừa được khắc họa một cách báo động trong cuộc triển lãm ảnh đầu tiên tại New York - Mỹ của nhiếp ảnh gia Thụy Điển Helene Schmitz hồi cuối tháng trước.


Sự bành trướng của cây nho Kudzu trong ảnh của nhiếp ảnh gia Helene Schmitz

Sự bành trướng của cây nho Kudzu trong ảnh của nhiếp ảnh gia Helene Schmitz

 

Nữ nhiếp ảnh gia đã dành nhiều mùa hè rong ruổi khắp các bang Georgia, Alabama và South Carolina của Mỹ cùng chiếc máy ảnh Felix Bridell thân thiết của mình để ghi lại những bức ảnh “ác mộng” về loài cây tàn sát đồng loại này.


Nhìn sự lộng hành của Kudzu, người ta hẳn không thể phân biệt được chúng thực ra là bạn hay thù. Ảnh: Helene Schmitz

Nhìn sự lộng hành của Kudzu, người ta hẳn không thể phân biệt được chúng thực ra là bạn hay thù. Ảnh: Helene Schmitz

 


Ảnh: Helene Schmitz

Ảnh: Helene Schmitz

 


Ảnh: Helene Schmitz

Ảnh: Helene Schmitz


Ảnh: Helene Schmitz

Ảnh: Helene Schmitz


Ảnh: Helene Schmitz

Ảnh: Helene Schmitz


Ảnh: Helene Schmitz

Ảnh: Helene Schmitz

 

Theo trang Feature Shoot , nho Kudzu có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng những cây đầu tiên xuất hiện tại xứ sở cờ hoa là từ một món quà của Nhật Bản tặng Mỹ trong một sự kiện triển lãm ở Philadelphia hồi năm 1876.

Nhiều người yêu cây bắt đầu mê mệt với loài cây xinh đẹp này và chúng được trồng ở trong những khu vườn nhà hay gần các đường ray xe lửa. Chúng sinh sôi tới chóng mặt và một vấn đề khiến người ta không khỏi lo ngại là ở những nơi nào chúng sinh sống thì không còn chỗ cho các loài cây khác.

Từ thế kỉ XX, các nhà sinh vật học đã bắt đầu nhận ra sự “tàn độc” của nho Kudzu và tìm cách cảnh báo sự nguy hại của chúng. Vào năm 1950, các nỗ lực để chứng minh nho Kudzu đã tàn phá các loài cây khác trên đường sinh sôi của chúng bắt đầu được chú ý hơn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo