xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cảnh báo đáng lo từ nghiên cứu mới về sông băng

Anh Thư

Nghiên cứu công bố hôm 5-1 trên Tạp chí Science cho thấy các sông băng đang tan và biến mất nhanh hơn so với suy nghĩ của giới khoa học.

Cụ thể, theo nghiên cứu, khoảng 68% trong số 215.000 sông băng trên đất liền sẽ tan chảy hoàn toàn vào cuối thế kỷ này nếu các xu hướng biến đổi khí hậu hiện nay không thay đổi. Trong trường hợp xấu nhất, tỉ lệ này tăng lên 83%.

AP dẫn lời chuyên gia David Rounce của Trường ĐH Carnegie Mellon (Mỹ), tác giả chính của nghiên cứu, cho biết kết quả trên được tính toán bằng mô phỏng máy tính dựa trên các mức độ ấm lên của toàn cầu.

Nếu cuộc chiến chống biến đổi khí hậu không đạt kết quả, nhiệt độ thế giới vào cuối thế kỷ này có thể cao hơn 2,7 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Khi đó, 68% số sông băng biến mất, tức 48.500 tỉ tấn băng được giải phóng và làm tăng mực nước biển lên thêm 115 mm.

Cũng theo nghiên cứu, khối lượng băng tan có thể dao động từ 38.700 - 64.400 tỉ tấn, tùy thuộc mức độ trái đất nóng lên và lượng than, dầu và khí đốt được đốt cháy. Với 2 kịch bản tốt và xấu nhất, nước biển sẽ lần lượt dâng thêm 90 mm và 166 mm, cao hơn so với những dự báo trước đó.

Cảnh báo đáng lo từ nghiên cứu mới về sông băng - Ảnh 1.

Ảnh chụp nơi từng xảy ra vụ sập sông băng gây chết người trên dãy núi Alps của Ý ngày 5-7-2022 Ảnh: REUTERS

Việc mực nước biển tăng thêm 115 mm sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn 10 triệu người trên thế giới - theo chuyên gia Ben Strauss của tổ chức phi lợi nhuận Climate Central (Mỹ). Ngoài ra, nguồn cấp nước cho một bộ phận lớn người dân bị thu hẹp trong lúc nguy cơ lũ lụt từ sông băng chảy gia tăng.

Cũng theo nghiên cứu trên, nếu nhiệt độ trái đất vào năm 2100 tăng không quá 1,5 độ C so với thời tiền công nghiệp như mục tiêu đã đề ra, các sông băng chỉ mất 26% khối lượng, tương đương 38.700 tỉ tấn băng tan.

Vì thế, chuyên gia Regiene Hock của Trường ĐH Alaska Fairbanks (Mỹ) và là một đồng tác giả cuộc nghiên cứu cho rằng đã quá muộn để cứu nhiều sông băng nhỏ. Điều quan trọng lúc này là giữ lại càng nhiều sông băng càng tốt bằng cách hạn chế mức tăng của nhiệt độ toàn cầu.

Tương tự, ông Rounce cũng nhận định viễn cảnh mất nhiều sông băng là khó tránh nhưng "chúng ta có khả năng tạo ra sự khác biệt bằng cách hạn chế số lượng sông băng mất đi".

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo