xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bức tranh kinh tế châu Âu vẫn mờ mịt

Xuân Mai

Nỗi lo lúc này là một số nước châu Âu có thể phải nối lại động thái phong tỏa từng làm tê liệt hoạt động kinh tế

Số liệu thống kê mới nhất của một số nước châu Âu cho thấy châu lục này vẫn còn nhiều việc phải làm nếu muốn vực dậy nền kinh tế sau khi bị "trúng đòn" dịch Covid-19.

Hôm 31-8, Cơ quan Thống kê Ý (ISTAT) cho biết GDP của nước này trong quý II/2020 giảm 12,8% so với quý I/2020 và giảm 17,7% so cùng kỳ năm trước. Theo ISTAT, GDP giảm mạnh do nhu cầu tiêu dùng trong nước sụt giảm cùng với ảnh hưởng tiêu cực từ đầu tư và nhập siêu. Còn tại Bồ Đào Nha, GDP trong quý II/2020 cũng giảm 16,3% so cùng kỳ năm ngoái và giảm 13,9% so với quý trước đó.

Trong khi đó, chính phủ Đức hôm 1-9 điều chỉnh dự báo kinh tế cho 2 năm 2020 và 2021. Cụ thể, nền kinh tế lớn nhất châu Âu này dự kiến giảm 5,8% năm nay, so với mức dự báo giảm 6,3% đưa ra hồi tháng 4. Đến năm 2021, GDP nước này dự kiến tăng 4,4% (giảm so với dự báo tăng 5,2% đưa ra hồi đầu năm nay).

Bức tranh kinh tế châu Âu vẫn mờ mịt - Ảnh 1.

Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier cập nhật dự báo về kinh tế trong 2 năm 2020 và 2021 tại cuộc họp báo ở thủ đô Berlin hôm 1-9 .Ảnh: REUTERS

Trước đó, đà phục hồi của kinh tế châu Âu bị chậm lại trong tháng 8 sau khi sự gia tăng trở lại của số ca Covid-19 mới tại một số nước dẫn đến sự tái áp đặt các biện pháp giãn cách xã hội và hạn chế đi lại. Theo trang Bloomberg, nỗi lo lúc này là một số nước châu Âu có thể phải nối lại động thái phong tỏa từng làm tê liệt hoạt động kinh tế.

Giới phân tích nhận định triển vọng kinh tế châu Âu gắn chặt chẽ với số ca Covid-19 mới được công bố và liệu làn sóng bùng phát thứ 2 có ngăn trường học mở cửa lại và hạn chế cửa hàng, nhà hàng và những doanh nghiệp khác hoạt động hay không.

Tại Đức, nơi có tỉ lệ tử vong do dịch Covid-19 thấp hơn và nền kinh tế nước này suy giảm ít trầm trọng hơn, các chuyên gia vẫn không kỳ vọng kinh tế vào năm tới phục hồi như trước khủng hoảng Covid-19. "Nền kinh tế sẽ phục hồi với tốc độ chậm hơn đáng kể so với tốc độ suy giảm" - Ngân hàng Trung ương Đức đánh giá trong báo cáo hồi tháng 8.

Theo báo cáo, hoạt động kinh tế trong lĩnh vực dịch vụ ít nhiều vẫn bị hạn chế cho đến khi có một giải pháp y tế hiệu quả. Điều này đồng nghĩa kinh tế châu Âu thay vì phục hồi theo mô hình chữ V sẽ có triển vọng giống hình cánh chim hơn - một thuật ngữ được Ngân hàng Trung ương Pháp sử dụng trong các dự báo của mình.

Các nhà lãnh đạo châu Âu hôm 31-8 đã họp bàn cách xử lý cuộc khủng hoảng kinh tế do Covid-19 gây ra tại một diễn đàn kinh tế ở Slovenia. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo còn thảo luận về tương lai của Liên minh châu Âu (EU) và sự phục hồi kinh tế sau dịch. Thủ tướng Croatia Andrej Plenkovic cho rằng cần có "sự cân bằng phù hợp" giữa các biện pháp của từng nước và bước đi của châu Âu để ứng phó khủng hoảng.

Tình trạng kinh tế u ám ở châu Âu góp phần đẩy giá vàng gia tăng thời gian qua. Theo hãng tin Reuters, giá vàng đã tăng khoảng 29% kể từ đầu năm đến nay do chịu tác động của tình hình kinh tế thế giới không chắc chắn và cuộc bầu cử ở Mỹ sắp tới. Các nhà đầu tư đang xem vàng là kênh trú ẩn an toàn hơn nhiều so với việc dựa vào nỗ lực giảm bớt thiệt hại kinh tế do dịch Covid-19 của các ngân hàng trung ương. 

Nỗi lo doanh nghiệp Mỹ đối mặt làn sóng phá sản

Tác động của đại dịch Covid-19 khiến GDP quý II/2020 của Mỹ giảm 32,9% so cùng kỳ năm trước, mức giảm sâu nhất kể từ năm 1947. Tuy nhiên, đến giữa giai đoạn tháng 5, nền kinh tế nước này đã bắt đầu chuyển mình từ suy thoái sang phục hồi, chí ít là trên mặt giấy tờ. Kể từ đó, tỉ lệ thất nghiệp đã giảm từ mức đỉnh 14,7% trong tháng 4 còn 10,2% trong tháng 7. Khoảng 9,3 triệu người dân Mỹ đang trở lại làm việc và tình hình đã chuyển biến tích cực hơn trên mọi lĩnh vực - từ nhà ở, chi tiêu dùng đến sản xuất.

Dù vậy, theo cuộc khảo sát mới nhất của tạp chí Fortune, được thực hiện trong 2 ngày 17 và 18-8 với sự tham gia của 2.478 công dân Mỹ trưởng thành, chỉ 27% cho rằng kinh tế nước này đang được cải thiện, trong khi 57% khẳng định điều ngược lại. Sự khác biệt này cũng được thể hiện trong quan điểm của các nhà lập pháp khi 58% thành viên Đảng Cộng hòa khẳng định kinh tế Mỹ đang đi lên, so với con số 5% của các đảng viên Dân chủ.

Trước những kết quả trái chiều nêu trên, giới chuyên gia mới đây cảnh báo với đài CNBC về điều mà họ cho là làn sóng phá sản đang nổi lên trong nền kinh tế Mỹ vào năm 2020, khi Covid-19 đang gây tổn thất nặng nề cho doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, ôtô, hàng không đến viễn thông và dầu khí.

Trong nỗ lực ngăn kịch bản xấu trên xảy ra, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin hôm 31-8 cho biết ông cùng Chánh Văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows thời gian qua "thường xuyên liên lạc" với lãnh đạo phe đa số Thượng viện Mitch McConnell để thảo luận về gói cứu trợ Covid-19 mới.

Cũng theo Bộ trưởng Mnuchin, Đảng Cộng hòa vào tuần tới sẽ công bố dự luật chi tiêu mới nhằm hỗ trợ nền kinh tế. Reuters thông tin các cuộc đàm phán về gói cứu trợ mới đã rơi vào bế tắc kể từ đầu tháng 8 khi chính quyền Tổng thống Donald Trump và Đảng Dân chủ không thể giải quyết bất đồng về mức chênh lệch hơn 1.000 tỉ USD trong các đề xuất của họ để thay thế Đạo luật Hỗ trợ, Cứu trợ và An ninh kinh tế (CARES) trước đó.

Cao Lực

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo