xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bí mật đĩa vàng trong hộp sọ xác ướp Ai Cập

Lục San tổng hợp

Nền y học thời Ai Cập cổ đại là một khía cạnh của một nền văn minh cao cấp. Ngày đó, thầy thuốc không phải là những phù thủy như ở các bộ tộc lạc hậu chữa bệnh chủ yếu bằng phép thuật, cây cỏ và mê tín dị đoan. Thậm chí Homer trong tác phẩm Odyssey đã ngợi ca: “Người Ai Cập giỏi về y thuật hơn bất kỳ dân tộc nào”

Gần đây, các nhà nghiên cứu Vương quốc Anh đã tình cờ khai quật được một ngôi mộ cổ nhỏ, trong đó có 3 xác ướp, niên đại khoảng 4.500 năm. Trong hộp sọ của các xác ướp này có những cái đĩa bằng vàng lớn. Các nhà khoa học Anh tin rằng chúng được đưa vào đó khi những người này còn sống. Như vậy, đã có thêm một bằng chứng mới về trình độ của y học Ai Cập cổ đại.

Những toa thuốc 5.000 năm tuổi

img
Dụng cụ y khoa cách đây gần 5.000 năm

Các chuyên gia khẳng định rằng vào năm 2500 trước Công nguyên (CN), các nhà phẫu thuật Ai Cập đã biết mổ não. Do hiểu biết khá sâu về cơ thể học, nhất là phần đầu và não. Có thể nói họ là những người đầu tiên biết làm rỗng hộp sọ qua 2 lỗ mũi bằng một lưỡi câu dài và sử dụng thủ thuật này trong việc ướp xác. Trong nền y học hiện đại, nhiều cuộc phẫu thuật não cũng được thực hiện qua con đường này. Họ có thể đã biết rất rõ về màng não, chất lưu não - tủy sống, sự co giật và nhịp đập của máu trong cơ thể và họ nhận thức được rằng não là trung tâm kiểm soát toàn bộ cơ thể.

Giáo sư Abdul-Vahid al-Masri, một người chuyên nghiên cứu về y học Ai Cập cổ đại, tuyên bố: “Đối với chúng tôi, những hiện vật như thế hiện không phải là những vật hiếm hoi gây ấn tượng mạnh nữa. Vào năm 1862, ở Luxor, nhà Ai Cập học người Mỹ Edwin Smith đã mua được từ Mastafa Agha cuốn sách cổ bằng giấy chỉ thảo, trong đó có ghi chép những toa thuốc chi tiết cách đây 5.000 năm. Thật khó có thể tin được điều đó. Nhưng sự thật là vào năm 3000 trước CN, các thầy thuốc người Ai Cập đã không chỉ biết mở hộp sọ ra để điều trị khối u, mà còn thực hiện những cuộc phẫu thuật khác nữa: cắt ruột thừa, đoạn chi và thay tay giả, chân giả. Dấu vết của sự can thiệp bằng phẫu thuật tương tự vẫn còn lưu giữ trên nhiều xác ướp”.

Nữ y sĩ đầu tiên trên thế giới

Nói đến y học Ai Cập cổ đại, không thể không nhắc đến Imhotep, một vị tu sĩ cấp cao, người được mệnh danh là thần y. Ông sống vào thời Zoser (triều đại thứ ba, 2700 - 2625 trước CN). Tượng Imhotep hiện được đặt trong tòa nhà kỷ niệm những người được coi là bất tử ở trường đào tạo các nhà phẫu thuật quốc tế Chicago. Ngoài Imhotep, còn có Hesyre – một thầy thuốc nổi tiếng sống thời Zoser và Peseshet – một trong vài thầy thuốc nữ đầu tiên trên thế giới sống thời các kim tự tháp (triều đại thứ tư).

Peseshet có nhiệm vụ quản lý những nữ thầy thuốc có trình độ chuyên môn (không phải là bà đỡ) và đào tạo các bà đỡ ở trường y thuật Sais. Ngày ấy đã có các chuyên gia chữa bệnh về mắt, răng, miệng, bụng.

Nhờ Imhotep, nền y học Ai Cập cổ đại đã bắt đầu phát triển một cách đáng nể. Năm 2630 trước CN, nắm quyền chấp chính trong tay, Imhotep thông báo rằng các thần linh trao cho ông ta nghệ thuật chữa bệnh và ông đã lập ra trường đào tạo thầy thuốc. Nam nữ đều được vào học ở đây. Đích thân ông đã thực hiện những cuộc phẫu thuật đầu tiên.

Để gây mê, ông đưa bệnh nhân vào trạng thái thất thần bằng cách cầu kinh, sau đó cho họ uống một liều thuốc mê cực mạnh và thế là họ hoàn toàn mất cảm giác. Vàng được sử dụng ở đây để ngăn ngừa chứng bại huyết, bởi kim loại này có những tính khử trùng. Tất cả những cái đĩa nằm trong sọ các xác ướp đều bằng vàng là vì lý do này.

Chuyện trên đã xảy ra cách đây 5.000 năm. Có một điều lạ là trong những tài liệu còn lưu trữ cho đến nay không hề có ghi chép nào về việc có ai đó trải qua phẫu thuật thời xa xưa ấy chết vì sốc do đau đớn. Thời nay, những cuộc phẫu thuật như thế được coi là thuộc loại có mức độ phức tạp, có thể xảy ra rủi ro chết người.

Ông Ibrahim Hussein, người phụ trách báo chí của Nhà Bảo tàng Ai Cập ở Cairo, cho biết: “Người Ai Cập cổ đại vẫn có thể xoay xở và sống sót được mà không cần những phương tiện như thuốc men, điện tâm đồ, X-quang... như ngày nay. Chẳng hạn, người ta chữa đau đầu bằng cách tắm nước sắc từ hoa còn nóng và bằng xoa bóp...”.

Sống lâu nhờ tắm 3 lần/ngày

Sau khi Imhotep qua đời (năm 2611 trước CN), các pharaoh (vua Ai Cập) ra lệnh cho các thầy thuốc làm mọi cách để kéo dài sự sống con người. Nếu so sánh với các phương pháp hiện đại, các liệu pháp trường thọ của người Ai Cập cổ đại khá là lạ lùng và kỳ cục. Các thầy thuốc thời Ai Cập cổ đại đưa ra đơn thuốc trường sinh như sau:

Mỗi ngày tắm 3 lần (sáng, trưa và chiều), đồng thời thường xuyên cạo hết lông trên người (đặc biệt là dưới nách), chỉ để lại tóc. Họ cho rằng việc cạo lông sẽ cản trở vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra, không nên ăn thịt heo nhiều mỡ và đặc biệt là cá sống - điều đó sẽ khiến cho nội tạng con người bị nóng và tim bị vỡ ra từng mảnh.

Giáo sư Abdul-Vahid al-Masri giải thích: “Thật là lạ lùng, người Ai Cập cổ đại đã sống lâu hơn nhờ vào những liệu pháp đơn giản như vậy. Cả các nhà khoa học hiện đại cũng khẳng định điều đó. Chẳng hạn, pharaoh Pepy II đã thọ đến 94 tuổi, nhờ tắm mỗi ngày 3 lần, kể cả những hôm ông bị cảm lạnh. Thực ra, pharaoh Pepy II cũng cho rằng ông sống lâu là nhờ chế độ ăn đặc biệt: chỉ ăn thịt mỗi tháng một lần, và đó là thịt gà mái tơ”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo