xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bao con nhộng gây ung thư

NGUYỄN CAO

Thuốc con nhộng sản xuất tại Trung Quốc có thể gây ung thư vì vỏ bao làm bằng gelatin công nghiệp chứa hàm lượng crôm cao bất thường

Theo hãng tin Tân Hoa Xã, thông tin gây chấn động dư luận xã hội Trung Quốc nói trên lần đầu tiên xuất hiện trên Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc ngày 15-4.

Đốt nhà máy phi tang vật chứng

15 giờ 20 phút hôm ấy, tại Nhà máy Học Dương Minh Hiệu ở huyện Phúc Thành, tỉnh Hà Bắc, xảy ra một vụ hỏa hoạn kéo dài 1 giờ 10 phút. Không có thiệt hại về nhân mạng nhưng viên quản lý tên Tống Huấn Kiệt đã bị bắt vào hôm sau.

Cuộc điều tra sơ khởi cho thấy họ Tống đã chủ mưu phóng hỏa đốt nhà xưởng để phi tang tài liệu như máy tính, sổ sách kế toán, sổ giao hàng… liên quan đến việc nhà máy cung cấp chất gelatin công nghiệp cho các hãng sản xuất bao con nhộng. Chất này không được phép dùng trong ngành y tế vì nó chứa hàm lượng rất cao Chronium (crôm) là một tác nhân gây ung thư.

Đêm 21-4 vừa qua, Công an tỉnh Hà Bắc đã bắt thêm một nhân viên của nhà máy tên là Lưu Ái Quốc bị tình nghi là kẻ thực hiện vụ phóng hỏa. Theo cơ quan công an, sau khi thực hiện hành vi đốt nhà máy, họ Lưu đã thoát thân qua cửa sau.
Tại cơ quan điều tra, họ Lưu khai bị hai anh em nhà họ Tống xúi giục, bao gồm Tống Hải Tân, đại diện pháp lý của nhà máy và Tống Giang Tân, anh ruột của Hải Tân, Chủ tịch Toàn quốc Chính hiệp làng Vương Cơ, huyện Phúc Thành. Chưa rõ Tống Huấn Kiệt có quan hệ gì với anh em nhà họ Tống vừa kể. Trước đó, công an đã bắt 7 nhân viên của nhà máy nói trên.

Tập Huệ Dân, Phó cục trưởng Cục Kiểm tra Chất lượng huyện Phúc Thành, cho biết cục đã đóng cửa Nhà máy Học Dương Minh Hiệu từ ngày 15-4, tịch thu 200 tấn gelatin để phục vụ điều tra.

img

Nhân viên SFDA (bìa trái) kiểm tra dược phẩm dạng con nhộng ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông. Ảnh: AP

Tân Hoa Xã cho biết thêm sau khi 2 nhân viên Nhà máy Gelatin Quế Phong ở huyện Nghi Dương, tỉnh Giang Tây bị bắt về tội bán gelatin công nghiệp - nhưng nói là gelatin y tế - cho các cơ sở sản xuất bao con nhộng, cục trưởng Cục Kiểm tra Chất lượng của huyện đã bị đình chỉ công tác.

Học Dương Minh Hiệu được thành lập năm 2004 với số vốn điều lệ 2,1 triệu nhân dân tệ, sử dụng 32 nhân công, mỗi ngày sản xuất 280 tấn gelatin công nghiệp bán cho các công ty ở Bắc Kinh, Thường Châu, Hạ Môn và tỉnh Chiết Giang.

Cũng trong ngày 15-4, Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Trung Quốc (SFDA) đã ra thông báo khẩn cấm bán 13 loại thuốc dạng con nhộng chứa hàm lượng crôm có khả năng gây ung thư. Đồng thời, SFDA cũng ra lệnh điều tra cấp tỉnh những trường hợp sản xuất và tiêu thụ gelatin công nghiệp.

Tịch thu 77 triệu viên thuốc con nhộng

Tính đến ngày 22-4, Bộ Công an Trung Quốc đã tạm giữ 45 người, bắt giữ 9 nghi phạm liên quan đến vụ vi phạm nghiêm trọng an toàn dược phẩm mới nhất này. Hơn 230 tấn gelatin công nghiệp đã bị tịch thu ở các tỉnh Hà Bắc, Chiết Giang, Giang Tây và Sơn Đông. Ngoài ra, 77 triệu viên thuốc dạng con nhộng nhiễm crôm cũng bị tịch thu.

Theo Nhật báo Trung Quốc, quá nửa những người bị tạm giam là công nhân viên những cơ sở sản xuất bao con nhộng ở huyện Tân Thường, tỉnh Chiết Giang. Những cơ sở này mua gelatin công nghiệp ở phía Bắc tỉnh Hà Bắc và phía Đông tỉnh Giang Tây.

img
Nhà máy Học Dương Minh Hiệu sau vụ cháy. Ảnh: THX
Bình luận về vụ xì-căng-đan mới nhất nói trên, ông Vương Thành Đồng, giáo sư Trường Đại học Khoa học Chính trị và Luật, phát biểu trên tờ Nhân dân nhật báo: “Gelatin chưa bao giờ được coi là thực phẩm hay thuốc cho nên hiện nay hiểu biết của chính quyền về tác hại của bao con nhộng đối với sức khỏe con người rất hạn chế”.

Những ngày qua, dư luận bệnh nhân rất hoang mang. Bộ Công an đã đóng cửa 80 cơ sở sản xuất trái phép gelatin công nghiệp ở các tỉnh Chiết Giang, Hà Bắc và Giang Tây sau một tuần kiểm tra ráo riết. Tuy nhiên, bộ không tiết lộ danh tính những người bị tạm giữ hay bị bắt giam và cũng không cho biết những người này sẽ bị truy tố về tội gì.

Sữa chua, thạch cũng bị nhiễm?

Người dân Trung Quốc càng trở nên bức xúc sau khi Nhật báo Nam Đô (bản trực tuyến) đưa tin trong số khách hàng của Học Dương Minh Hiệu có nhiều công ty thực phẩm, trong đó có Công ty Sữa Tam Nguyên Bắc Kinh. Phóng viên của báo nói trên đã tìm thấy tên công ty này trong sổ sách kế toán. Chất gelatin công nghiệp có thể đã được dùng để sản xuất sữa chua và thạch, trong đó có laosuannai, một mặt hàng nổi tiếng của Công ty Sữa Tam Nguyên Bắc Kinh.

Ngày 19-4, ông Trần Lệ Quân, Phó Tổng Giám đốc Công ty Sữa Tam Nguyên, đã cực lực bác bỏ tin trên. Ông khẳng định chưa hề giao dịch với Nhà máy Học Dương Minh Hiệu. Chất gelatin mà công ty dùng hoàn toàn nhập từ nước ngoài.

Ông Tống Côn Cương, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Sữa Trung Quốc, cũng tỏ ra nghi ngờ nguồn tin nói trên bởi vì “một tấn gelatin công nghiệp chỉ rẻ hơn gelatin dùng trong thực phẩm vài chục tệ, không công ty sữa nào dại dột làm như vậy.

Kỳ tới: Hãi hùng quy trình sản xuất gelatin

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo