xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

ASEAN đề cao hòa bình ở biển Đông

LỤC SAN

Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh tuyên bố ASEAN không thể chấp nhận việc Trung Quốc sử dụng cái gọi là “đường 9 đoạn” để tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết biển Đông

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng đoàn đại biểu Việt Nam đã đến Malaysia dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 26 tại thủ đô Kuala Lumpur và TP Langkawi trong 2 ngày 26 và 27-4.

Đây là hội nghị cấp cao đầu tiên trong năm Chủ tịch ASEAN 2015 của Malaysia với chủ đề “Người dân của chúng ta, Cộng đồng của chúng ta, Tầm nhìn của chúng ta”. Tại hội nghị lần này, lãnh đạo 10 nước ASEAN tập trung bàn phương hướng và biện pháp tiếp tục thúc đẩy hình thành Cộng đồng ASEAN 2015, xây dựng tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2015, cải tiến tổ chức bộ máy về lề lối làm việc, quan hệ đối ngoại của ASEAN, vai trò trung tâm của ASEAN và các thách thức đối với ASEAN, hướng xử lý, trao đổi tình hình khu vực cũng như quốc tế.

Về văn kiện, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 26, ngoài Tuyên bố Chủ tịch Hội nghị theo thông lệ, dự kiến các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ thông qua 3 văn kiện: Tuyên bố Kuala Lumpur về ASEAN lấy người dân làm trung tâm, Tuyên bố Langkawi về phong trào ôn hòa toàn cầu và Tuyên bố Kuala Lumpur về thể chế hóa sự tự cường của ASEAN, của các cộng đồng và người dân đối với thảm họa và biến đổi khí hậu.

Đoàn đại biểu Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 26 tiếp tục phát huy vai trò chủ động, tích cực và có trách nhiệm đối với ngôi nhà chung ASEAN, nhất là nỗ lực thúc đẩy sự kết nối khối ngày càng chặt chẽ hơn, các hoạt động ngày càng thiết thực và hiệu quả hơn, đặc biệt là củng cố và tăng cường đoàn kết, thống nhất giữa các thành viên ASEAN trước mọi thách thức và nguy cơ, góp phần khẳng định và nâng cao vai trò quan trọng của ASEAN, trong đó có việc bảo đảm hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển ở khu vực.

 

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh (trái) trò chuyện với Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario khi tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN hôm 26-4Ảnh: AP

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh (trái)

trò chuyện với Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario khi tham dự

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN hôm 26-4. Ảnh: AP

 

Liên quan đến vấn đề biển Đông, ASEAN tiếp tục duy trì lập trường chung, đề cao sự cần thiết duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982; thực hiện kiềm chế, không gây phức tạp tình hình, thực hiện hiệu quả Tuyên bố Về ứng xử của các bên liên quan ở biển Đông (DOC) và xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử ở biển Đông (COC). Ngay đầu năm nay, các bộ trưởng ngoại giao ASEAN cũng đã bày tỏ quan ngại trước việc Trung Quốc bồi đắp các đảo đá quy mô lớn ở biển Đông...

Sáng 26-4, tại Trung tâm Hội nghị Kuala Lumpur của Malaysia đã khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) - sự kiện mở màn của Hội nghị Cấp cao ASEAN 26. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự hội nghị. Tại AMM lần này, các bộ trưởng bày tỏ lo ngại về những hoạt động bồi đắp trên quy mô lớn các bãi đá ở biển Đông; cho rằng những hành động này đã làm thay đổi nguyên trạng, vi phạm DOC, làm suy giảm lòng tin, gây căng thẳng ở khu vực.

Trong bối cảnh đó, các bộ trưởng nhất trí ASEAN cần tiếp tục tăng cường đoàn kết và tiếng nói chung, phát huy vai trò lớn hơn trong việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở khu vực; tăng cường trao đổi với Trung Quốc để thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, nhất là điều 5 về tự kiềm chế và sớm hoàn tất COC.

Cùng ngày, Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh tuyên bố ASEAN không thể chấp nhận việc Trung Quốc sử dụng cái gọi là “đường 9 đoạn” để tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết biển Đông bởi hành động này không phù hợp luật pháp quốc tế. Hãng tin Reuters dẫn lời ông Lê Lương Minh cho rằng ASEAN và Trung Quốc phải cấp bách ký kết COC và văn kiện này phải là một công cụ ràng buộc pháp lý, có thể ngăn chặn nguy cơ xảy ra xung đột.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo