xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ám ảnh chiến tranh tiền tệ

NGÔ SINH

Cuộc chiến tiền tệ từng xảy ra vào những năm 1930 làm tổn hại giao thương quốc tế và góp phần gây ra cuộc đại khủng hoảng

Một cuộc chiến tiền tệ lớn đã nổ ra trên thế giới vào thập niên 1930, thời kỳ đại khủng hoảng, khi hầu hết các nước từ bỏ kim bản vị. Qua việc định giá trị một loại tiền tệ theo giá vàng, chế độ kim bản vị ngăn chặn quốc gia in quá nhiều tiền. “Quy định” cứng nhắc đó cũng không cho các nhà hoạch định chính sách được linh động đương đầu các cú sốc đối với nền kinh tế nước họ.

Hiệu ứng domino

Vương quốc Anh giã từ kim bản vị đầu tiên, giảm giá tiền tệ vào ngày 19-9-1931 do tỉ lệ thất nghiệp cao. Đồng bảng Anh giảm giá so với vàng, do đó chống lại các loại tiền tệ trong “khối vàng” (tức loại tiền tệ quy chiếu theo vàng), tạo ra một chuỗi sự kiện không ổn định ở nhiều nước, như Mỹ, Na Uy, Thụy Điển, Pháp và Đức…

Động thái phá giá tiền tệ đã khiến một số nước áp đặt thuế suất cao đối với hàng nhập khẩu như một phương cách bảo hộ hàng hóa trong nước.

 

Một tiền tệ mạnh vẫn được xem là dấu hiệu uy tín của một quốc gia, trong khi giảm giá tiền tệ được liên hệ tới một chính phủ yếu kém Ảnh: THE CRUX

Một tiền tệ mạnh vẫn được xem là dấu hiệu uy tín của một quốc gia,

trong khi giảm giá tiền tệ được liên hệ tới một chính phủ yếu kém Ảnh: THE CRUX

 

Trong năm 1931, có 17 quốc gia rời bỏ kim bản vị và/hoặc phá giá tiền tệ của họ. Vào năm 1932 và đầu năm 1933, thêm 11 quốc gia nữa đi theo họ. Đức không phá giá tiền tệ nhưng không trả được nợ đúng hạn và đã áp đặt biện pháp kiểm soát tiền tệ nghiêm ngặt. Các chuyên gia nhận định hành động của Đức gây hại nhiều hơn trường hợp nước này phá giá tiền tệ.

Nền kinh tế Mỹ, cũng giống như các nền kinh tế khác thuộc “khối vàng”, đã bị mất tính cạnh tranh và xuất khẩu bị đình đốn. Từ tháng 4-1933 đến tháng 1-1934, Mỹ đã giảm giá đồng USD 59%. Theo website Zero Hedge, động thái này đã khôi phục nền kinh tế Mỹ nhưng khiến cho các nền kinh tế khác thiệt hại về thương mại và tăng trưởng kém hơn.

Một trong những nước chịu “thương vong” đầu tiên là Trung Quốc - quốc gia đã buộc phải rời bỏ bản vị bạc vào tháng 9-1934, hậu quả là giảm giá mạnh đồng nhân dân tệ. Sau đó, tháng 3-1935, Bỉ cũng phá giá tiền tệ. Năm 1936, do thâm hụt thương mại nghiêm trọng và “chảy máu” vàng nặng nề, Pháp đã một lần nữa phải phá giá đồng franc. Đây là đòn đánh mạnh đối với người Pháp bởi vì họ đã từng áp dụng các biện pháp khắc nghiệt chống tăng trưởng để hỗ trợ đồng nội tệ.

Cuối năm đó, Ý đã giảm giá đồng lira bằng với mức USD. Khi đó, bộ trưởng Bộ Tài chính trong chính phủ của Benito Mussolini tuyên bố rằng việc phá giá tiền tệ của Mỹ là hành động gây ra cuộc chiến tranh kinh tế. Cuối năm 1936, Hà Lan và Thụy Sĩ cũng giảm giá tiền tệ. Tiến trình này đã đi đến hồi kết khi Đức xâm chiếm Ba Lan vào tháng 9-1939, Thế chiến II nổ ra.

Trước khi xảy ra hiện tượng giảm giá tiền tệ như trên, vào tháng 6 và 7-1931, một ngân hàng Anh có uy tín ở cả Áo và Đức phá sản, dẫn đến tình trạng kiểm soát vốn ở cả 2 nước. Biện pháp kiểm soát vốn có tác dụng bảo vệ các nền kinh tế này trong thời hạn ngắn nhưng làm gia tăng nỗi e sợ về tương lai đồng bảng Anh và chế độ kim bản vị.

Ai thắng?

Theo chuyên gia kinh tế Manoj Pradhan thuộc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), khi xảy ra cuộc chiến tiền tệ, nền kinh tế suy sụp, các quốc gia dịch chuyển trước được hưởng lợi từ sự mất mát của các nước khác vốn được ví von là kết quả của “chính sách làm nghèo nước láng giềng”. Nhiều nhà kinh tế cũng miêu tả động thái xuất khẩu người thất nghiệp của một số nước sang các nước khác là hành vi “đẩy họa cho người”.

Câu hỏi đặt ra ai là người chiến thắng trong cuộc chiến tiền tệ này? Thực ra là không. Lý do đơn giản là nếu mọi quốc gia đều phá giá tiền tệ của mình cùng một lúc thì họ sẽ phủ định lợi thế của nhau. Cuộc chiến tiền tệ cũng có tác dụng ngược khi đồng tiền suy yếu làm cho hàng nhập khẩu trở nên đắt giá hơn nhiều; đồng thời, sự thay đổi thất thường về tỉ lệ hối đoái cũng có thể có tác dụng tiêu cực lên thương mại. Có lẽ, ví dụ rõ ràng nhất là cuộc chiến tiền tệ vào những năm 1930 làm tổn hại cho giao thương quốc tế và góp phần gây ra cuộc đại khủng hoảng.

Nhà kinh tế Manoj Pradhan đã phân tích tỉ mỉ cuộc chiến tiền tệ thập niên 1930 và nêu bật những bài học mà con người có thể học được từ quá khứ. Giảm giá tiền tệ từ trước tới nay chưa bao giờ là một chiến thuật của chính phủ được dân chúng ưa chuộng bởi vì nó làm giảm đi mức sống của người dân cũng như khả năng mua sắm khi họ mua hàng hóa nhập khẩu hay khi ra nước ngoài.

Thêm vào đó, điều đó cũng có thể dẫn đến lạm phát. Giảm giá tiền tệ còn có thể làm cho tiền lãi từ những món nợ quốc tế trở nên cao hơn nếu như phải trả bằng ngoại tệ. Lâu nay, một tiền tệ mạnh vẫn được xem là một dấu hiệu uy tín của một quốc gia trong khi giảm giá tiền tệ được liên hệ tới một chính phủ yếu kém.

Theo kênh truyền hình CNBC, các chuyên gia kinh tế nhận định rằng trải nghiệm cuộc chiến tiền tệ những năm 1930 cho thấy các cuộc khủng hoảng tiền tệ lớn như vậy nhiều khả năng do các vấn đề nội bộ các nước gây ra. Thế nhưng, theo website mise.org, khái niệm “cuộc chiến tiền tệ” như báo chí đề cập khi các nước giảm giá tiền tệ để tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế thực chất là “sự tự sát tiền tệ”.

 

Chiến tranh tiền tệ là gì?

Cuộc chiến tiền tệ (currency war) được biết đến là tình trạng phá giá cạnh tranh, là một cuộc xung đột kinh tế, trong đó các nước làm tăng khả năng cạnh tranh quốc tế của mình bằng cách giảm giá tiền tệ của mình và như vậy làm thiệt thòi các nền kinh tế khác.

Khi đồng tiền của một nước mất giá thì hàng hóa xuất khẩu cũng giảm giá và hàng nhập khẩu sẽ đắt hơn. Lúc đó, công nghiệp nội địa và công ăn việc làm sẽ được tăng cường nhờ vào nhu cầu từ các thị trường nước ngoài cũng như nội địa gia tăng.

Tuy nhiên, giá hàng nhập khẩu tăng có thể tác hại đến sức mua của người dân. Chính sách này có thể khiến các quốc gia khác có hành động trả đũa, từ đó dẫn đến sự sụt giảm về giao thương quốc tế, gây hại cho mọi quốc gia.

 

Kỳ tới: Vũ khí mới khôi phục kinh tế?

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo