xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Từ Philippe Troussier nghĩ về bộ phận chuyên môn VFF

Hoàng Tú - Ảnh: Khả Hòa, HFF

(NLĐO) - Khi ông Philippe Troussier, từng dẫn dắt đội tuyển Nam Phi và Nhật Bản tham dự VCK World Cup 1998 và 2002 mà hiện nay là Giám đốc kỹ thuật (GĐKT) Trung tâm đào tạo bóng đá PVF, xuất hiện ở Pleiku theo dõi VCK Giải Bóng đá U19 quốc gia, chúng tôi mãi đến trận chung kết mới thấy ông Jurgen Gede, GĐKT VFF suốt 3 năm qua


Có khoảng 220 cầu thủ của 8 đội ở VCK U19 quốc gia là dịp ông Troussier tận mắt theo dõi đầy đủ những tinh hoa tương lai của bóng đá Việt Nam. Ông đến đây không chỉ tận mắt xem mà còn trao đổi, lắng nghe tâm tư của HLV các đội, rồi từ đó cộng với kinh nghiệm của ông từng huấn luyện các đội tuyển Bờ Biển Ngà, Nigieria, Qatar, Morocco, Nam Phi, Nhật Bản... ông đã chia sẻ cũng như nói đến quy trình cùng giải pháp tốt nhất để sao cho các tài năng bóng đá trẻ tiếp tục phát triển và đi đến đích là khoác áo đội tuyển quốc gia.

Từ Philippe Troussier nghĩ về bộ phận chuyên môn VFF - Ảnh 1.

Ông Philippe Troussier trong buổi làm việc với LĐBĐ TP HCM cuối năm 2018

Thế nhưng, ông Troussier đến Pleiku còn có khát vọng biến giấc mơ tham dự VCK World Cup 2026 hoặc 2030 của bóng đá Việt Nam sẽ thành hiện thực. Từ phong cách, tư duy làm việc của ông Troussier khi ông cũng chủ động làm việc với LĐBĐ TP HCM, chúng ta phải tự hỏi, gần ba năm qua, GĐKT VFF có làm tròn trách nhiệm?

TRÁCH NHIỆM CỦA GĐKT LÀ GÌ?

Với BĐVN, GĐKT không chỉ xây dựng kế hoạch chi tiết với lộ trình phát triển dài hạn, đặc biệt là những kế hoạch phát triển bóng đá trẻ để làm nền tảng cho các tuyến trên trong đó GĐKT cần phải thuyết phục các CLB hoạt động theo một mô hình chuẩn để các cầu thủ trẻ khi được lên các cấp đội tuyển sẽ dễ dàng có tiếng nói chung, không cần mất quá nhiều thời gian để hòa nhập.

Nói đơn giản, GĐKT của một LĐBĐ quốc gia luôn được xem như những kiến trúc sư trưởng, định hướng lối chơi để tạo nên bản sắc cho đội tuyển quốc gia.

Từ Philippe Troussier nghĩ về bộ phận chuyên môn VFF - Ảnh 2.

Trận bán kết U19 HAGL (trắng) thắng U19 SLNA

Với thế giới, cụ thể ở đây là với Đức – cường quốc bóng đá thế giới đồng thời cũng là quê hương của ông Gede - thì GĐKT phải là một nhà chiến lược về chuyên môn, nắm vững tư tưởng cũng như rành công tác huấn luyện cụ thể, được các HLV tin cậy và tôn trọng.

Hansi Flick – GĐKT LĐBĐ Đức - khi mới nhận nhiệm vụ hơn 100 ngày đã nói về công việc của mình như sau: "Tôi phải làm sao để khi xem đội bóng thi đấu trên sân, người ta phải nhận ra đấy là đội tuyển Đức. Cụ thể hơn, tôi phải chăm lo bóng đá trẻ".

Chính xác trong hơn 3 tháng kể từ khi nhận lãnh trọng trách, ông Flick đã đi thăm 20/36 CLB chuyên nghiệp, trao đổi ý kiến tỉ mỷ với HLV ở các đội, và rất thành thạo các phương pháp huấn luyên hiện đại, đặc biệt các phương pháp và công cụ huấn luyện nhận thức cũng như xử lý thông tin, điều trước đây người ta chưa từng nói tới.

Trở lại cốt lõi trong mối quan hệ làm việc giữa VFF với ông Gede thì như thế nào? Sau gần hai năm, ông Gede dường như chưa làm tốt chức năng của một GĐKT đúng nghĩa dù VFF đánh giá rất cao chuyên môn và nỗ lực của ông Gede trong gần ba năm qua ở cấp độ các ĐTQG: Ông Gede đã giúp HLV Hoàng Anh Tuấn đưa đội U19 VN lần đầu giành vé tham dự World Cup U20 thế giới năm 2017; hay ông Gede đã có sự hợp tác chặt chẽ với HLV trưởng Park Hang-seo trong chiến dịch tại vòng chung kết U-23 châu Á đầu năm 2018.

Ngoài ra VFF cũng kể thêm công sức của ông Gede là còn hỗ trợ chuyên môn cho HLV các ĐTQG và có những giải đấu dành cho các cầu thủ trẻ ông Gede thậm chí được VFF giao quyền trưởng đoàn. Thế nhưng chi tiết ông Gede hỗ trợ HLV các ĐTQG nào, thành tích ra sao, VFF không nói cụ thể.

Đó là chưa nói thành tích vào vòng chung kết U20 thế giới cũng như chiếc HCB U23 châu Á, ông Gede chỉ đóng vai phụ khi mà đa số các thành viên đội U20 và U23 được đào tạo và trưởng thành từ các lò bóng đá trẻ tư nhân vì ông Gede chỉ mới làm việc từ tháng 6-2016.

ĐÂU RỒI ĐỘI NGŨ LÀM CHUYÊN MÔN?

Ngoài vị trí của ông Gede, từ lâu, BĐVN đã có Hội đồng HLV quốc gia nhưng thực tế hội đồng này chưa có đóng góp gì đến sự phát triển cho BĐVN trong việc lựa chọn HLV, nhân sự và sự đồng nhất trong cách phát triển các đội tuyển.

Thực trạng này cho thấy GĐKT giữ một vai trò quan trọng như thế nào với BĐVN. Còn nói theo chuyên gia Vũ Mạnh Hải, cựu danh thủ BĐVN, nguyên Tổng biên tập Báo Bóng đá thì: VFF là tổ chức xã hội nghề nghiệp, do đó cần có những người giỏi nghề (bóng đá) trong bộ phận chuyên môn của bộ máy điều hành, rất tiếc nhiệm kỳ trước và ngay cả nhiệm kỳ này đều không hoặc chưa có.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo