xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thực hư chuyện lực sĩ Phạm Văn Mách bị tố lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Đông Linh - Ảnh: Đào Tùng, NVCC

(NLĐO) – Nhà vô địch thể hình thế giới Phạm Văn Mách bị tố cáo lừa góp vốn rồi báo phá sản để chiếm đoạt tiền, ép cổ đông phải bán rẻ cổ phần và rời công ty nhưng sự thực có phải như thế?

Ngay ngày đầu năm Tân Sửu 2021, trang Facebook A.E.S.G có trên 200.000 người theo dõi đã đăng tải lại bài viết của một người có tên là P.H.P, nội dung tố cáo lực sĩ thể hình Phạm Văn Mách lừa góp vốn rồi báo phá sản để chiếm đoạt tài sản. Bài viết đã nhận được hơn 4.000 lượt tương tác và hơn 1.000 bình luận chỉ sau khoảng 10 giờ đăng tải.

Thực hư chuyện lực sĩ Phạm Văn Mách bị tố lừa đảo, chiếm đoạt tài sản - Ảnh 1.

Tác giả bài viết P.H.P tố cáo Phạm Văn Mách lừa đảo

Trong bài viết, tác giả cho biết cùng với Phạm Văn Mách đầu tư mở phòng gym ở quận 7, TP HCM vào tháng 10-2020 với số tiền góp vốn là 1,3 tỉ đồng, trong đó, tác giả góp 300 triệu đồng để mua máy móc, thiết bị, vật tư và chi trả các khoản ban đầu. Tham gia thương vụ này, tác giả được mời giữ chức vụ Giám đốc điều hành với mức lương 15 triệu đồng/tháng để lo điều hành nhân viên và phòng tập.

Thực hư chuyện lực sĩ Phạm Văn Mách bị tố lừa đảo, chiếm đoạt tài sản - Ảnh 2.

Cơ ngơi phòng tập, theo ông P., là "sơ sài, chắp vá"

Thực hư chuyện lực sĩ Phạm Văn Mách bị tố lừa đảo, chiếm đoạt tài sản - Ảnh 3.

Khi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp này là "Công ty TNHH một thành viên" do ông Phạm Văn Mách đứng tên mà tác giả dù đã đề nghị chuyển sang "Công ty TNHH hai thành viên" để hợp thức hoá phần góp vốn nhưng bị hẹn lần lữa đến tận tháng 1-2021 dù trung tâm MachFitGym khai trương từ ngày 15-11-2020.

Sau một tháng 15 ngày hoạt động, đầu tháng 1-2021, Phạm Văn Mách thông báo công ty bị phá sản, hết khả năng chi trả chi phí hoạt động và lên phương án sa thải toàn bộ nhân viên, bán hết công ty mà không hề thông báo với đối tác là ông P. Nhân viên trung tâm hoang mang, còn ông P. bị cắt giảm lương từ 15 triệu xuống còn 8 triệu theo thông báo của ông Mách.

Thực hư chuyện lực sĩ Phạm Văn Mách bị tố lừa đảo, chiếm đoạt tài sản - Ảnh 4.

Trung tâm MachFit trở thành MHFit Gym

Ông P. kể: "Phạm Văn Mách đưa một người tên Hiếu đến, cho biết là khách muốn đầu tư. Tôi cứ tưởng công ty được cứu, nhưng nào ngờ ông Mách đưa ra con số 350 triệu đồng là mức giá thanh lý toàn bộ công ty. Tôi hỏi công ty đầu tư đến 1,3 tỉ, tự dưng bán lại chỉ 350 triệu đồng khi mới hoạt động hơn 1 tháng, đồ đạc và máy móc mới 100%. Ông Mách trả lời: "Công ty của tao, tao có cổ phần lớn hơn, tao quyết định".

Thấy không ổn, ông P. không chấp nhận bán vì nghĩ có thể bán giá cao hơn nhưng Phạm Văn Mách kiên quyết đòi bán cho Hiếu để có tiền thanh toán các khoản vay ban đầu. Tổng cộng, ông P. chỉ được chuyển 64 triệu đồng kèm lời cảnh cáo "không chấp nhận thì hẹn nhau ra tòa"! Ngày 11-1 vừa qua, trung tâm dán bảng đóng cửa và ít ngày sau mở cửa trở lại với bảng hiệu mới MHFit Gym. Đích thân ông P. đến gặp Phạm Văn Mách tại trung tâm thì bị bảo vệ có dao và súng đuổi đánh, có nghĩa ông bị cho thôi việc một cách bất thường.

Thực hư chuyện lực sĩ Phạm Văn Mách bị tố lừa đảo, chiếm đoạt tài sản - Ảnh 5.

Phạm Văn Mách giới thiệu trung tâm trên trang facebook cá nhân

Ngay sau những thông tin này xuất hiện trên các trang mạng xã hội với tốc độ lan truyền khủng khiếp, Phạm Văn Mách đã lên tiếng, chính thức phủ nhận toàn bộ lời tố cáo của đối tác. Lực sĩ quê An Giang cho biết: "Khi lên kế hoạch mở phòng gym đầu tháng 10-2020, tôi thấy P. có hiểu biết về thể hình nên mời anh ta làm giám đốc điều hành với mức lương 15 triệu đồng/tháng. P. đề nghị được góp 20% vốn, tương đương 300 triệu đồng để làm cổ đông và tôi đồng ý vì muốn anh em cùng phát triển doanh nghiệp. Trong thời gian hoạt động, một số khách hàng chuyển khoản nhưng P. không ghi hợp đồng nên sau này xảy ra tình trạng tranh chấp".

Thực hư chuyện lực sĩ Phạm Văn Mách bị tố lừa đảo, chiếm đoạt tài sản - Ảnh 6.

Phạm Văn Mách phát biểu tại một sự kiện

"Sau gần 2 tháng điều hành không hiệu quả, dẫn đến lỗ nặng, P. ngó lơ để một mình tôi bù lỗ số tiền thất thu. Khi không còn khả năng trang trải, tôi bàn với P. tìm phương án cắt lỗ bằng cách sang nhượng lại phòng tập hoặc bán thiết bị. P. nhận tìm đối tác nhưng không chốt được ai trong khi chi phí ngày càng tăng. Giải pháp cuối cùng là nhờ bên công ty bán máy định giá thu hồi lại toàn bộ thiết bị và chúng tôi cùng chấp nhận mức giá lỗ hơn 50% so với ban đầu. Cân nhắc thấy giá bán lỗ nhiều nên tôi có trao đổi và được một người bạn tên Hiếu đồng ý mua lại toàn bộ thiết bị với giá cao hơn đôi chút. Chính P. là người soạn thảo hợp đồng mua bán thiết bị. Ngày 9-1, Hiếu giao tiền cho chúng tôi 50% số tiền và P. được nhận 20% số này. Năm ngày sau, Hiếu trả thêm 50% và tôi hẹn P. trả tiền đợt 2. Tại điểm hẹn, P. bất ngờ không chịu nhận tiền và nói phải thương lượng giấy tờ này nọ rất vô lý", Phạm Văn Mách chia sẻ.

Thực hư chuyện lực sĩ Phạm Văn Mách bị tố lừa đảo, chiếm đoạt tài sản - Ảnh 7.

Phạm Văn Mách nhiều lần lên ngôi vô địch thế giới

"Tôi mang tiền về nhà và sau 1 tuần, P. nhắn tin đòi thanh toán số tiền còn lại. Do cận Tết nên tôi hẹn lại qua Tết sẽ chuyển cho P. Trong thời gian đó, P. hẹn gặp để giải quyết thương lượng một số chuyện, cho rằng các hợp đồng bán thiết bị và thanh lý hợp đồng là không có hiệu lực dù thực tế, người soạn là P. và ba bên đã ký. P. dọa nếu không gặp thương lượng sẽ đăng bài bôi nhọ danh dự, uy tín của tôi, tung lên các phương tiện truyền thông và trang mạng xã hội đồng thời đưa vụ việc ra tòa.

Thực hư chuyện lực sĩ Phạm Văn Mách bị tố lừa đảo, chiếm đoạt tài sản - Ảnh 8.

Ngày 12-2 (tức mùng 1 Tết), P. đã viết bài như đã dọa, đòi tung cả chuyện đời tư cá nhân. Tôi có đủ bằng chứng cho thấy đối tác quyết đòi đủ số tiền bỏ ra, không chấp nhận chia sẻ thua lỗ và quan trọng hơn, vi phạm luật pháp khi tung chuyện đời tư, bôi xấu danh dự người khác. Tôi sẵn sàng đưa vụ việc đến các cơ quan chức năng, tòa án và qua đó, làm rõ trách nhiệm của các cá nhân đăng tải và chia sẻ những thông tin vô căn cứ.

Thực hư chuyện lực sĩ Phạm Văn Mách bị tố lừa đảo, chiếm đoạt tài sản - Ảnh 9.

Các trang mạng xã hội lan truyền câu chuyện với tốc độ tên bắn

Theo danh sách triệu tập 21 thành viên đội Dự tuyển thể hình quốc gia dự kiến làm nhiệm vụ tại SEA Games 31 được Tổng cục TDTT gửi đến các địa phương mới đây, An Giang được cử đến 3 VĐV, trong đó có Phạm Văn Mách. Từ câu chuyện lùm xùm trên, nên chăng Phạm Văn Mách cần giải quyết ổn thỏa, kể cả nhờ pháp luật hỗ trợ, để tránh ảnh hưởng đến hình ảnh, danh dự và uy tín của cá nhân cũng như đội tuyển quốc gia.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo