xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

THÂN PHẬN NỮ VẬN ĐỘNG VIÊN THỂ THAO: Những VĐV nữ dân tộc ít người xuất sắc

Đào Tùng

Chỉ chiếm một phần nhỏ trong số thành viên đoàn thể thao Việt Nam tham dự SEA Games 30 nhưng sự đóng góp thầm lặng của các nữ tuyển thủ dân tộc ít người rất xứng đáng được trân trọng

Được triệu tập vào đội tuyển quốc gia từ năm 2015, Vương Thị Huyền ngay lập tức mang về 2 HCV Giải Vô địch châu Á. Thành tích quốc tế đầu đời này sẽ còn khiến cô tuyển thủ dân tộc Nùng quê Bắc Giang nhớ mãi bởi trước ngày lên đường dự giải, người mẹ của cô qua đời vì bạo bệnh nhưng gia đình không cho con gái biết vì sợ ảnh hưởng đến sự nghiệp.

Là trụ cột không thể thiếu của đội tuyển Việt Nam trong 4 năm qua, thành tích mà Vương Thị Huyền mang về ngày càng nhiều, chỉ từ đầu năm 2019 đến trước khi sang Philippines dự SEA Games 30, cô đã giành được 3 HCV châu Á, 2 HCV và 1 HCB Cúp Thế giới cùng 1 HCĐ Giải Vô địch thế giới. Ngôi số 1 Đông Nam Á hạng cân nhỏ nhất của nữ được dự báo khó thoát tay Vương Thị Huyền và cô chinh phục mục tiêu này theo cách không thể thuyết phục hơn.

Áp đảo mọi tính toán chiến thuật của Lisa Setiawan, đối thủ người Indonesia từng giành HCV cử đẩy cũng như HCĐ tổng cử tại giải vô địch thế giới hồi tháng 9, Vương Thị Huyền dễ dàng thực hiện thành công khối lượng tạ 77 kg (cử giật), 95 kg (cử đẩy), giành HCV hạng 45 kg nữ với thành tích tổng cử 172 kg, hơn thành tích của nhà vô địch thế giới Erdogan Saziye đến 3 kg!

Không nhiều người biết trước SEA Games độ 10 ngày, lần này là cha của Huyền đột ngột qua đời và cô phải bỏ dở chuyến tập huấn tại Trung Quốc về thọ tang rồi nén nỗi đau, quay lại đội tuyển để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ quốc gia. Cô bật khóc sau sàn đấu khi biết tin chiến thắng và nghẹn ngào dành tấm HCV cao quý để tưởng nhớ cha mẹ đã khuất bóng. Đau thương không thể đánh gục "Hercules nữ" và cô khẳng định sẽ phải mạnh mẽ hơn để phấn đấu giành vé dự Olympic Tokyo 2020.

THÂN PHẬN NỮ VẬN ĐỘNG VIÊN THỂ THAO: Những VĐV nữ dân tộc ít người xuất sắc - Ảnh 1.

Vương Thị Huyền và Lại Gia Thành giành 2 HCV đầu tiên cho cử tạ Việt NamẢnh: Ngọc Linh

Hai ngày sau khi đồng đội Vương Thị Huyền đăng quang, cô lực sĩ người dân tộc Giáy Hoàng Thị Duyên giành chiến thắng với sự áp đảo tuyệt đối ở hạng 59 kg nữ, tiếp tục tạo điểm nhấn ấn tượng cho cử tạ Việt Nam tại SEA Games 30. Không ai nghĩ cô lực sĩ nhỏ nhắn đã phải bước đi trên một hành trình rất dài từ vùng quê miền núi Lào Cai đến đấu trường lớn nhất khu vực, trải dài suốt hơn 10 năm thanh xuân kể từ khi gắn bó với cử tạ thuở mới lên 12. Bố mẹ phản đối không cho theo nghiệp thể thao, một phần vì lo con gái cực khổ ngày ngày phải đi bộ cả chục cây số để đến nơi tập luyện, mặt khác, lo sợ việc gồng gánh hàng đống tạ mỗi ngày sẽ làm cô bé lớn không nổi… Ban đầu phải trốn đi tập tạ, sau được thầy cô hết lòng thuyết phục cha mẹ, Duyên mới có thể gắn bó với niềm đam mê của mình. Giành quyền tham dự Olympic Rio 2016 rồi giành tấm HCB thế giới năm 2018 ở nội dung cử giật, Duyên khẳng định tài năng tại kỳ đại hội trên đất Philippines. Cô bỏ xa các đối thủ ở phần cử giật đến 13 kg trước khi hoàn thành cuộc thi với thành tích tổng cử 210 kg, hơn người về nhì Colonia Margaret (Philippines) đến 21 kg!

Từng gây bất ngờ khi giành HCV nội dung thuyền 200 m C1 tại SEA Games 28 diễn ra cách đây 4 năm tại Singapore lúc mới 16 tuổi, tuyển thủ canoeing Trương Thị Phương tiếp tục tỏa sáng tại SEA Games 30 khi trong vòng 2 ngày giành liên tiếp 2 HCV nội dung 500 m và 200 m canoeing đơn nữ.

Trương Thị Phương là người dân tộc Sán Dìu, gia đình chỉ làm nông ở tỉnh Vĩnh Phúc. Để đầu tư cho Phương theo nghiệp thể thao, từ ban đầu đi học võ cho đến khi rẽ ngang sang môn canoeing, bố mẹ cô đã phải bươn chải hết sức vất vả. Cô tuyển thủ xinh xắn và tài năng này đã không phụ lòng tin của cha mẹ với những thành công tại đấu trường Đông Nam Á.

SEA Games 30 đánh dấu mốc son của bóng đá nữ Việt Nam với lần thứ 6 đăng quang ngôi vô địch, trở thành đội bóng giàu thành tích nhất sân chơi này. Thành công đến từ nỗ lực của cả tập thể cùng với các cá nhân xuất sắc, trong đó, Chương Thị Kiều chính là hình ảnh tiêu biểu nhất cho tinh thần chiến đấu của đội.

Cô gái người Khmer quê Kiên Giang làm quen với bóng đá từ năm 12 tuổi, 16 tuổi được triệu tập lên đội tuyển và ở tuổi 17 đã có được suất đá chính. Từng dính chấn thương rất nặng, Kiều tập luyện rất chăm chỉ, hồi phục thần tốc và trở lại sân cỏ. Hiện tại là một trung vệ xuất sắc, Kiều sở hữu bảng thành tích đáng nể với 4 chức vô địch quốc gia, cùng đội tuyển 2 lần vô địch Đông Nam Á, 2 lần vô địch SEA Games và một lần giành chức á quân. Hai danh hiệu cá nhân Quả bóng bạc 2016 và Quả bóng đồng 2017 ghi nhận sự tiến bộ và nỗ lực phấn đấu không ngừng của cô gái người Khmer Chương Thị Kiều.

Cùng với anh trai Quách Công Lịch, cô gái người Mường miền quê nghèo Ngọc Lặc (tỉnh Thanh Hóa) Quách Thị Lan có khoảng 10 năm gắn bó với thể thao, trong đó có nhiều thời điểm bị chấn thương hoặc thành tích sa sút, tưởng phải bỏ dở niềm đam mê của mình. Sở hữu những tố chất như hình thể đẹp, chiều cao lý tưởng, sức bền, sức mạnh cực tốt, anh em Lịch - Lan đặc biệt thành công trên đường chạy 400 m và 400 m rào, khi cô em là nhà vô địch ASIAD, vô địch châu Á cự ly 400 m còn anh trai thống trị nội dung 400 m rào nam tại Việt Nam. SEA Games 30 ghi nhận một kỳ đại hội hết sức thành công của Quách Thị Lan khi cô giành 2 HCV tiếp sức cùng tấm HCB 400 m rào, HCĐ 400 m nữ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo