17/02/2022 08:59

Sau kỳ tích World Cup, bóng đá nữ Việt Nam cần đổi mới

Bóng đá nữ Việt Nam vừa có thành tích lịch sử khi lần đầu tiên góp mặt tại VCK World Cup.

Đây được xem là bước đệm quan trọng trong việc đầu tư, nâng cấp, phát triển bóng đá nữ quốc gia thêm chuyên nghiệp và vững bền.

Việc thầy trò HLV Mai Đức Chung vượt khó để hiện thực hóa giấc mơ World Cup là điều đáng ghi nhận và tưởng thưởng xứng đáng. Giờ đây, bóng đá nữ Việt Nam cần được đối xử công bằng, tương xứng với những thành tích mà họ đã đóng góp, gặt hái được. 

"Chúng tôi không mong gì ngoài việc cầu thủ nữ nói riêng và bóng đá nữ Việt Nam nói chung được quan tâm, đầu tư nhiều hơn. Chúng tôi đã có những ký ức đẹp đẽ và kỷ niệm khó quên đối với người hâm mộ nhờ thành tích lọt vào World Cup 2023. Đó sẽ là động lực để chúng tôi nhiệt huyết cống hiến, làm giàu thành tích cho bóng đá nước nhà" - tuyển thủ Huỳnh Như cho biết.

Sau kỳ tích World Cup, bóng đá nữ Việt Nam cần đổi mới - Ảnh 1.

Các thành viên đội tuyển nữ Việt Nam của đội TP HCM trên xe buýt 2 tầng đến dự lễ mừng công thành tích lọt vào VCK World Cup 2023 hôm 11-2.Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Để phát triển bóng đá nữ tương xứng với tiềm năng, cần chú trọng vấn đề đào tạo trẻ, xây dựng môi trường thi đấu chuyên nghiệp, nâng tầm chuyên môn. Nhìn vào các cường quốc bóng đá nữ châu lục như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc hoặc gần nhất là Thái Lan, giải bóng đá nữ ở các quốc gia này được tổ chức bài bản, chuyên nghiệp, có chất lượng chuyên môn cao và là đấu trường mơ ước của các nữ cầu thủ Việt Nam.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 hoành hành, Giải Bóng đá nữ Vô địch quốc gia 2021 vẫn về đích an toàn nhưng có chất lượng chuyên môn thấp vì chỉ có 5 đội tham dự với vỏn vẹn 4 lượt đấu. Trước khi bước vào mùa giải mới 2022, đội nữ Sơn La tiếp tục xin rút lui vì không đủ lực lượng. Đây là lần thứ 2 liên tiếp bóng đá nữ Sơn La có động thái này.

Năm 2021, Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) đã bổ sung những tiêu chí mới về cấp phép CLB chuyên nghiệp và yêu cầu các liên đoàn thành viên phải từng bước tuân thủ nghiêm túc. Theo đó, mỗi CLB V-League cần có ít nhất một đội nữ tham gia giải ở cấp độ quốc gia, khu vực hoặc địa phương. Quy định này sẽ trở thành tiêu chí bắt buộc trong những năm sắp tới. Thống kê cho thấy, kinh phí "nuôi" một đội bóng nữ tại Việt Nam vào khoảng 15 - 20 tỉ đồng/năm, ít hơn 6 lần so với đội nam.

HLV Đoàn Thị Kim Chi từng bộc bạch cần tuyên truyền mạnh mẽ về những chiến tích vang dội, những cột mốc ấn tượng mà bóng đá nữ Việt Nam đạt được trong những năm qua để thu hút nhà đầu tư cũng như chiêu mộ tài năng trẻ, xây dựng vững chắc lực lượng kế thừa, thay vì "than nghèo, kể khổ".

T.Phước

Tin liên quan

Viết bình luận

Ngược dòng mãn nhãn, Man City đại phá Liverpool 4-1 tại Etihad
24 phút trước 548 1k
(NLĐO) – Bị thủng lưới sớm trên sân nhà nhưng Man City vẫn biết cách xoay chuyển tình thế để đánh bại Liverpool 4-1 ở trận đấu được chờ đợi nhất vòng 29 Ngoại hạng Anh
Lê Tú Chinh trở lại đường đua chuẩn bị cho SEA Games 32
52 phút trước 548 1k
(NLĐO) - Lê Tú Chinh chấn thương vào tháng 4-2022 khiến cô vắng mặt tại SEA Games 31. Sau gần 10 tháng điều trị, Lê Tú Chinh đã tái xuất ở Cúp Tốc độ diễn ra tại TP HCM
Tiến Linh tỏa sáng giúp B.Bình Dương thắng đậm đội Hạng nhất
1 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Hành quân đến sân Tự Do ở vòng loại Cúp Quốc gia 2023 hôm 1-4, B.Bình Dương dễ dàng thắng đậm chủ nhà Huế với tỉ số 4-0 nhờ các pha lập công của Tiến Linh, Việt Cường và Thành Lộc
VPF gửi văn bản nhắc nhở HLV Vũ Tiến Thành
5 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Sau khi CLB TP HCM bị CLB Bà Rịa - Vũng Tàu loại khỏi Cúp quốc gia, HLV Vũ Tiến Thành đã có nhận định Cup Quốc gia như giải phường, xã..
Sau ồn ào dư luận, Campuchia không thu phí bản quyền truyền hình SEA Games 32

Sau ồn ào dư luận, Campuchia không thu phí bản quyền truyền hình SEA Games 32

(NLĐO) - Đối mặt với nhiều luồng dư luận trái chiều về chi phí truyền thông, Ban Tổ chức SEA Games 32 quyết định chia sẻ miễn phí bản quyền truyền hình bên cạnh việc mở cửa tự do cho khán giả...