xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhà vô địch Merdeka Cup 1966 Nguyễn Văn Mộng chia tay cõi đời

Đào Tùng - Ảnh: Đông Linh

(NLĐO) – Sau một thời gian lâm bệnh, cựu tuyển thủ Nguyễn Văn Mộng đã chia tay cõi đời, chia tay bóng đá trong sự tiếc thương của người hâm mộ.

Thế hệ cổ động viên bóng đá trẻ hiện nay không phải ai cũng biết đến tên tuổi Nguyễn Văn Mộng, người từng là thành viên trẻ tuổi nhất trong đội hình đội tuyển bóng đá Miền Nam vô địch Merdeka Cup 1966. Ở tuổi 19, chàng trai Nguyễn Văn Mộng được vinh dự sát cánh cùng các tượng đài như Huỳnh Văn Có, Phạm Huỳnh Tam Lang, Phạm Văn Lắm, Nguyễn Ngọc Thanh, Đỗ Thới Vinh… đăng quang tại giải đấu trên đất Malaysia từng được đánh giá cao hơn cả môn bóng đá trong khuôn khổ SEAP Games (tiền thân của SEA Games ngày nay).

Nhà vô địch Merdeka Cup 1966 Nguyễn Văn Mộng chia tay cõi đời - Ảnh 1.

Cựu tuyển thủ Nguyễn Văn Mộng (bìa phải) cùng đồng đội cũ Tam Lang đón đội tuyển U22 vô địch Merdeka Cup 2008

Merdeka Cup 1966 thậm chí còn được ví như một giải châu Á thu nhỏ khi có đến 12 đội tham dự, bao gồm các đội mạnh thời bấy giờ như Đại Hàn dân quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan, Hong Kong... Lực lượng cũng được đánh giá cao nhưng chẳng ai nghĩ đội tuyển Miền Nam lại có thể lọt vào đến tận trận chung kết với Miến Điện, đội bóng sau đó giành được HCV bóng đá tại ASIAD lần V – 1966.

Chức vô địch Merdeka Cup 1966, vì thế, được xem là thành tích cao nhất của bóng đá Miền Nam dù đội tuyển này từng lên ngôi tại SEAP Games 1959 cùng hai lần đoạt HCB các kỳ SEAP Games 1967, 1973… Khởi nghiệp trong vai trò tiền đạo nhưng với khả năng không chiến tốt, bật nhảy đánh đầu khiến các đối thủ phương Tây phải kiêng dè, Nguyễn Văn Mộng được HLV Karl-Heinz Weigang kéo về đá bên cạnh Phạm Huỳnh Tam Lang, hợp thành cặp trung vệ tên tuổi vang danh khắp Đông Nam Á những năm 1966-1974.

Nhà vô địch Merdeka Cup 1966 Nguyễn Văn Mộng chia tay cõi đời - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Văn Mộng (bìa trái) đón đội tuyển U22 Việt Nam vô địch Merdeka Cup 2008

Sở hữu bản thành tích lẫy lừng thời còn thi đấu nhưng ít ai nhớ, Nguyễn Văn Mộng lại được nhiều người biết đến khi ông đứng ra mở "lò" đào tạo bóng đá trẻ đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1997 tại Đa Phước (huyện Bình Chánh, TP HCM). Vốn ít, ông chỉ làm sân bóng mini, tập hợp các cựu cầu thủ như Hà Tam, Tư Lê, Thuận, Xinh lại tập luyện trước khi chiêu sinh các lớp bóng đá đầu tiên. Trường đào tạo bóng đá tư nhân Đa Phước ra đời, tạo ra một cú đột phá lý thú, mô hình xã hội hóa đầu tiên của bóng đá trẻ mà đến nay, nhiều nơi đã và đang theo đuổi.

Thế mạnh của Đa Phước khi đó là dạy chuyên kỹ thuật căn bản kết hợp với uốn nắn về đạo đức, lối sống lành mạnh để duy trì tốt thể lực nên rất nhiều phụ huynh tin tưởng, gửi gắm con em. Chỉ tiếc là tài chính không dồi dào, thiếu nguồn tái đầu tư nên tâm huyết của ông Mộng và bạn bè cũng không thể kéo dài. Sau 11 năm đứng vững trước phong ba bão táp, Đa Phước đã phải kết thúc việc đào tạo trẻ vào năm 2008.

Không còn theo đuổi nghề, Nguyễn Văn Mộng vẫn gắn bó với mọi sinh hoạt của các thế hệ cầu thủ. Hơn nửa thế kỷ, lần lượt những thành viên của "thế hệ vàng 1966" đã ra đi và giờ đây, đến lượt thành viên trẻ nhất của đội hình vô địch Merdeka Cup chia tay cõi đời.

Nguyễn Văn Mộng

Sinh ngày 10-10-1946 tại Cần Giuộc, Long An

HCV Merdeka Cup năm 1966, đồng vô địch giải Presta Sukan 1971

Á quân SEAP Games năm 1967 và 1973,

4 lần dự SEAP Games, 2 lần dự ASIAD, dự vòng loại Olympic 1968

Tham gia đội tuyển miền Nam từ 1965-1974.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo