14/08/2022 10:06

Kiều hối chảy về TP HCM giảm 13% trong 6 tháng

Nguyên nhân lượng kiều hối giảm trong thời gian qua là do cuộc xung đột Nga - Ukraine và tình hình kinh tế ở một số quốc gia, khu vực trên thế giới gặp khó khăn.

Theo Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP HCM, tổng lượng kiều hối chuyển về TP HCM thông qua các tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế trong 6 tháng đầu năm đạt 3,16 tỷ USD, giảm 13% so với cùng kỳ năm 2021.

Nguyên nhân lượng kiều hối giảm trong thời gian qua là do cuộc xung đột Nga - Ukraine và tình hình kinh tế ở một số quốc gia, khu vực trên thế giới gặp khó khăn, qua đó kéo giảm thu nhập người lao động Việt Nam ở nước ngoài và khả năng tích lũy của kiều bào.

Được biết, nguồn ngoại tệ này góp phần quan trọng trong quá trình phục hồi, tăng trưởng kinh tế của TP HCM, đồng thời giúp thân nhân kiều bào ở trong nước có thể mở rộng sản xuất và phát triển các ngành du lịch, dịch vụ và thương mại.

Kiều hối chảy về TP HCM giảm 13% trong 6 tháng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia kinh tế, từ lâu, TP HCM là trung tâm thu hút kiều hối lớn nhất nước do có nhiều người ra nước ngoài định cư. Trong khi đó, dòng kiều hối là nguồn ngoại tệ quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, giúp cải thiện cán cân thanh toán và dự trữ ngoại hối... Tuy nhiên, các thế hệ người Việt sinh sống ở nước ngoài tuổi ngày một cao nên số tiền họ tích luỹ được gửi về nước cũng dần mai một, trong khi những thế hệ trẻ thì không còn nhiều kết nối với thân nhân trong nước.

Vì thế, nhiều chuyên gia đề xuất, để thu hút mạnh hơn dòng kiều hối về Việt Nam, thời gian tới, Nhà nước cần thực thi các chính sách nhằm định hướng hoặc tạo động lực để kiều hối đầu tư vào khu vực sản xuất và các lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực, như giáo dục và sức khỏe cộng đồng... tạo ra các hiệu ứng phát triển tích cực về dài hạn cho đất nước.

Đặc biệt, cần tiếp tục có chính sách mở rộng hình thức vay vốn, tạo điều kiện cho lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động nước ngoài và khuyến khích mọi thành phần kinh tế mở rộng thị trường xuất khẩu, địa bàn hoạt động kinh doanh ở cả trong và ngoài nước..

Lượng kiều hối về Việt Nam năm 2021 ước đạt 12,5 tỷ USD

Lượng kiều hối năm 2021 tăng khoảng 10% so với năm 2020. Trong số đó, lượng kiều hối gửi qua các tổ chức tín dụng khoảng 7%, các công ty kiều hối 28%, qua bưu điện 2%…

Dù ảnh hưởng của dịch COVID-19, kiều bào cũng gặp rất nhiều khó khăn song vẫn quan tâm hướng về quê hương. Đây là nguồn vốn rất quan trọng trong điều kiện khó khăn cần vốn đầu tư. Trước đó, ngân hàng Thế giới (WB) và tổ chức hợp tác quốc tế về người di cư KNOMAD dự báo Việt Nam đứng thứ tám thế giới và đứng thứ ba trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương về lượng kiều hối trong năm 2021.

NS (th)

Tin liên quan

Viết bình luận

Zurich Insurance liệu có thăng hoa nhờ khủng hoảng Credit Suisse?
22/3/2023 548 1k
Trong môi trường lãi suất dần tăng cao và thị trường trái phiếu xuất hiện nhiều lỗ hổng như cuộc khủng hoảng Credit Suisse gần đây, giới đầu tư có xu hướng dịch chuyển dòng vốn sang các tài sản khác an toàn hơn.
Ngân hàng Nhà nước nghiêm cấm việc bắt buộc khách mua bảo hiểm, thông tin sai về trái phiếu
18/3/2023 548 1k
(NLĐO) – Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng không cung cấp thông tin sai sự thật, dễ hiểu lầm về trái phiếu doanh nghiệp cho nhà đầu tư; nghiêm cấm hành vi bắt buộc khách hàng mua bảo hiểm…
OCB ra mắt ngân hàng số thế hệ mới Liobank
3/3/2023 548 1k
Ngày 2-3, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) chính thức giới thiệu ngân hàng số thế hệ mới Liobank dành cho khách hàng trẻ sành công nghệ với hàng loạt tính năng vượt trội.
F88 huy động thành công 50 triệu USD vòng Series C
2/3/2023 548 1k
Công ty Cổ phần Đầu tư F88 (F88) đã huy động thành công khoản đầu tư 50 triệu USD (tương đương 1.185 tỷ đồng) trong vòng gọi vốn Series C với hai nhà đầu tư chính là Quỹ Việt Nam-Oman (VOI) và Quỹ Mekong Enterprise Fund IV (MEF IV).
Ví điện tử đang "trăm hoa đua nở", cần cảnh giác khi sử dụng

Ví điện tử đang "trăm hoa đua nở", cần cảnh giác khi sử dụng

Hiện thị trường thanh toán điện tử Việt Nam có hơn 40 ví điện tử. Mỗi ví lại có hệ sinh thái dịch vụ riêng (kết nối với các ngân hàng và các điểm thanh toán, nhà bán lẻ khác nhau). Tuy nhiên,...