xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xẻ bàn - khuyết tật không nặng

TS-BS Lê Đức Tố

Tật xẻ bàn tay, bàn chân, còn gọi là bàn tay, bàn chân càng cua, là dạng bệnh bẩm sinh mang tính chất di truyền. Biểu hiện bệnh lý ở chỗ khuyết ngón giữa và bàn bị xẻ làm hai phần.

Các trường hợp xẻ bàn tay (ảnh) có biểu hiện thiếu ngón hoặc ngón ngắn. Vị trí xẻ bàn tay ở mỗi trường hợp một khác nhau, phần lớn là xẻ nông không tới cổ tay. Có trường hợp thừa ngón 1 nhưng vẫn thiếu hoặc ngắn ngón 2, có trường hợp thừa ngón 1 thiếu ngón 3.

img

Các trường hợp xẻ bàn chân thường là xẻ sâu thành hai nửa rõ rệt: Một nửa là ngón cái chỗ xẻ thường là thiếu ngón 2. Từ ngón 3 trở đi có thể dính toàn bộ hay không toàn bộ, có thể thiếu ngón.
 
Những trường hợp xẻ bàn sâu thường bị khuyết đốt bàn. Những trường hợp xẻ nông có thể có đốt bàn nhưng kém phát triển, biến dạng hoặc nằm sai lệch vị trí gây cản trở việc hợp nhất hai nửa bàn chân thì cần loại bỏ. Bàn tay hoặc bàn chân xẻ ngoài thiếu ngón giữa còn có thể thiếu cả đốt bàn và xuống tới xương cổ tay (hoặc cổ chân) có thể kèm theo tật dính ngón đối với hai ngón ở mỗi phía. Khi dính mỗi đôi ngón ở hai phía trông nó chẳng khác nào như hai cái càng cua, nhất là ở tay, nên được gọi là tay càng cua.

Tật xẻ bàn là khuyết tật không nặng nề, chức năng vận động không bị suy giảm nhiều. Tuy nhiên, nó ảnh hưởng lớn về mặt thẩm mỹ, tác động nặng nề về tâm lý đồng thời cản trở việc mang giày dép của bệnh nhân. Chỉ định phẫu thuật sửa chữa tật xẻ bàn nếu đứng về mặt chức năng vận động là chỉ định có tính chất tương đối, đứng về góc độ thẩm mỹ thì đây là chỉ định tuyệt đối.

Để hợp nhất hai nửa bàn cần cắt bỏ phần da thuộc về mỗi nửa và phần đáy gọng kìm, cắt và khâu tới ranh giới giữa bàn và ngón, để lại khe ngón. Ép sát hai nửa và khâu khép lại bằng hai lớp khâu. Để giúp đường khâu được giữ ổn định, bàn chân hoặc bàn tay sau phẫu thuật được băng ép nhẹ bằng băng thun. Cắt chỉ thường muộn hơn các phẫu thuật khác, cắt vào ngày thứ 12 hoặc 15 sau phẫu thuật.

Gần đây, chúng tôi đã vận động được một số tổ chức từ thiện giúp đỡ nguồn kinh phí để chữa trị cho các bệnh nhân nghèo có khuyết tật như đã nêu. Vậy, những gia đình nghèo nào có con em bị khuyết tật ở chân tay hãy liên hệ với chúng tôi để đăng ký khám chữa bệnh.
Địa chỉ liên hệ và gửi hồ sơ:  Bệnh viện Ngoại khoa và Chấn thương Chỉnh hình STO Phương Đông, số 79 Thành Thái, phường 14, quận 10 - TPHCM. Điện thoại (08) 38686386 - 0983734300.
Fax: 08.62647554; Website: www.sto.vn - Email:  info@sto.vn.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo