xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xây "ngôi nhà xanh" để sống chung với Covid

Bài và ảnh: ANH THƯ

Những lưu ý trong sinh hoạt gia đình có thể giúp các thành viên trải nghiệm "bình thường mới" an toàn hơn

ThS-BS Ngô Anh Tuấn, Phó Giám đốc kiêm Trưởng Khoa Điều trị Covid-19 của Bệnh viện 1A (TP HCM), cho rằng để gia đình sống chung với Covid-19 an toàn trong bối cảnh hiện nay, điều cần lưu ý là mọi thành viên trong gia đình khi ra ngoài đều phải chú ý 5K, nhất là khi trong nhà có người lớn tuổi, có bệnh nền.

Khó lây khác với không lây

May mắn khỏi bệnh trở về nhà từ một bệnh viện dã chiến ở TP Thủ Đức, bà T.M.K (71 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, TP HCM) cho biết: "Tôi không đi đâu trong thời gian giãn cách. Ai dè không đi đâu cũng mắc Covid-19. Cháu tôi (8 tuổi) có hay qua chơi với hàng xóm, con trai tôi làm shipper, cả 2 đều mắc Covid-19, không biết tôi bị lây từ đứa nào".

Mới đây, Bệnh viện 1A (TP HCM) cứu sống một cụ bà cao tuổi, mang nhiều bệnh nền như suy tim, cao huyết áp, hen suyễn… Bà N.T.V (98 tuổi, ngụ quận Tân Bình, TP HCM). Bà là một ca Covid-19 mức độ nặng (phải thở ôxy mask) dù được điều trị "tấn công" sớm bằng thuốc kháng virus Remdesivir và nhiều biện pháp tích cực khác. Rất may cụ đã qua khỏi và xuất viện sau 11 ngày điều trị. Nhưng điều khiến các bác sĩ (BS) phải suy nghĩ là cụ bà này chưa được tiêm ngừa và ở độ tuổi đó, khả năng cao nguồn lây xuất phát từ những người gần gũi cụ.

Đã có nhiều cụ ông, cụ bà không đi đâu nhưng bị lây từ người thân có tiếp xúc với người ngoài trong đợt dịch vừa qua. "Tuân thủ nghiêm 5K, nhất là mang khẩu trang khi ra ngoài đường, hãy nghĩ thực hiện việc này không chỉ cho bản thân mình, mà còn cho những người thân lớn tuổi, có bệnh lý nền trong gia đình" - ThS-BS Ngô Anh Tuấn khuyên.

Theo BS Tuấn, sẽ là sai lầm khi nghĩ rằng những người trong độ tuổi đi làm và đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin Covid-19 thì sẽ khó mắc bệnh, cũng như khó lây bệnh cho người khác. Sai lầm khác là ngại tiêm chủng cho những người đã lớn tuổi, có nhiều bệnh nền vì cho rằng những người cao tuổi chỉ ở nhà nên khó bị lây nhiễm, bởi khó lây khác với không lây bệnh.

BS Tuấn cũng cho biết: "Khác biệt về độ nặng, diễn tiến bệnh, nguy cơ tử vong… giữa người bệnh Covid-19 lớn tuổi đã tiêm chủng và chưa tiêm chủng là rất lớn. Điều này trong đợt dịch chúng ta đã thấy. Trong khi đó, chúng tôi đã tiêm ngừa cho rất nhiều cụ già trên 90 tuổi, mắc nhiều bệnh nền một cách an toàn".

Xây ngôi nhà xanh để sống chung với Covid - Ảnh 1.

Để tạo nên “ngôi nhà xanh”, tất cả thành viên thuộc đối tượng có thể tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 trong gia đình đều phải tiêm đủ 2 mũi. Trong ảnh: Tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 cho người dân tại quận Gò Vấp, TP HCM

Nguồn lây tiềm ẩn

Theo BS chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc BV Nhi Đồng Thành Phố (TP HCM), trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ mắc Covid-19 phần lớn rất nhẹ và nhiều em không triệu chứng, nhưng có thể là nguồn lây tiềm ẩn tấn công các đối tượng nguy cơ trong gia đình. Vì vậy trong bối cảnh hiện nay, phương án giao trẻ nhỏ cho ông bà chăm nom nên được cân nhắc lại, đặc biệt là nếu ông bà quá cao tuổi, nhiều bệnh nền hay chưa tiêm đủ 2 mũi vắc-xin.

"Đừng nghĩ trẻ đi học mới có thể bị lây bệnh. Trẻ có thể bị lây khi tiếp xúc với hàng xóm, chơi với trẻ con hàng xóm, trẻ con khác trong họ hàng… Ngay cả khi đi học thì trong lớp không phải là nơi dễ bị lây bệnh nhất nếu đáp ứng các tiêu chí an toàn. Nơi dễ lây là giờ ra chơi hoặc khi trẻ đến điểm thứ 3 nào đó ngoài gia đình và trường học. Vì vậy, trong hiện tại lẫn khi đi học trở lại, trẻ nhỏ vẫn chưa nên được dẫn đi chơi nơi đông người" - BS Minh Tiến giải thích.

Theo các chuyên gia, ngoài trẻ em có tiếp xúc người ngoài thì người lớn làm việc trong môi trường có nguy cơ (ví dụ lĩnh vực y tế, các nhóm ngành có phục vụ công tác phòng chống dịch…) và những người nào ra ngoài đi làm mà không bảo đảm 5K thì cũng nên tạm tránh tiếp xúc với những người có thể mắc Covid-19 nặng trong gia đình.

BS Trương Hữu Khanh, cố vấn Khoa Nhiễm - Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM), cho hay nếu một thành viên trong gia đình xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc Covid-19 hay test ra dương tính, thì điều đầu tiên cần làm là tách đối tượng nguy cơ ra. Các thành viên khác, nếu tách ra được thì tốt, nếu không tách ra được thì mang khẩu trang, rửa tay, bình tĩnh chăm sóc nhau.

Nhiều người mắc sai lầm lớn khi thay vì tách người lớn tuổi, bệnh nền trong gia đình ra thì lo tách trẻ nhỏ. Chủng Delta lây rất mạnh, nếu cha, mẹ hoặc một trong những đứa con đã dương tính mà hằng ngày vẫn tiếp xúc với nhau, khả năng cao là những người còn lại cũng đã dương tính hoặc đang ủ bệnh.

Trẻ nhỏ mắc Covid-19 không nặng nhưng nếu gửi trẻ cho ông bà mà 1-2 ngày sau đứa trẻ đó "chuyển dương" thì hậu quả khó lường. Đối tượng nguy cơ dù được tiêm chủng đủ thì khả năng không bị bệnh nặng vẫn thấp hơn người trẻ.

Theo BS Nguyễn Minh Tiến, “ngôi nhà xanh” là một ngôi nhà trong đó tất cả những người đủ tuổi tiêm vắc-xin đều đã được tiêm chủng đầy đủ, mũi 2 trên 14 ngày; không có thành viên nào có các triệu chứng nghi ngờ Covid-19; mọi người ra đường đều 5K đầy đủ; sống trong vùng xanh. Nếu như vẫn chưa “xanh” toàn bộ các điều kiện nói trên thì nên có giới hạn trong sinh hoạt gia đình, nhất là với người cao tuổi, có bệnh nền.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo