xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Từ việc diễn viên Chí Tài bất ngờ đột quỵ, nhận biết và sơ cứu cách nào?

Anh Thư

(NLĐO) - Ngoài diễn viên Chí Tài, một số cái chết bất ngờ vì đột quỵ trong thời gian qua, thậm chí ở những nạn nhân còn trẻ khiến nhiều người lo lắng và đặt câu hỏi nhận biết và sơ cứu đột quỵ cách nào?

Theo bác sĩ chuyên khoa II Trương Quang Anh Vũ, chuyên khoa nội tim mạch, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Thống Nhất, những yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến cơn đột quỵ là xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, dị dạng mạch máu não, rối loạn nhịp tim, tuổi cao hay tình trạng dùng nhiều rượu, bia, thuốc lá...

Theo bác sĩ Vũ, đột quỵ là tình trạng nhu mô não bị tổn thương do nhánh mạnh máu nuôi não bị thuyên tắc vì huyết khối hoặc mảng xơ vữa (đột quỵ thể nhồi máu não); hoặc mạch máu nuôi não bị vỡ tạo khối máu tụ chèn ép não (đột quỵ thể xuất huyết não).

Biểu hiện lâm sàng của cả 2 dạng đột quỵ này giống nhau, người bệnh hay thân nhân không cần thiết tìm cách phân biệt, mà cần gọi cấp cứu hay đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay khi có các biểu hiện nghi ngờ, dù nhẹ hay nặng. Các biểu hiện gồm đau đầu dữ dội, bỗng cảm thấy yếu nửa người, tự dưng nói đớ, nuốt khó và dễ sặc, méo mặt, bỗng dưng nhìn mọi vật mờ đi... Nặng hơn, bệnh nhân có thể liệt hẳn nửa người, hôn mê, rối loạn tri giác, suy hô hấp - tuần hoàn...

"Nên hiểu rõ khi có các biểu hiện này, dù nhẹ, thì cơn đột quỵ cũng đã bắt đầu, chứ không phải mới là dấu hiệu cảnh báo, "tiền đột quỵ" như mọi người lầm tưởng" - bác sĩ Trương Quang Anh Vũ nhấn mạnh.

Clip hướng dẫn CPR khi nạn nhân ngưng tim ngưng thở (do đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tai nạn...) của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ

Ông cho biết tỉ lệ cứu sống và điều trị thành công sẽ cao nếu kịp phát hiện nạn nhân khi biểu hiện còn nhẹ, đưa họ đi bệnh viện sớm. Ngược lại đã hôn mê, suy hô hấp tuần hoàn thì việc điều trị vô cùng khó khăn. Nếu phát hiện nạn nhân khi đã ngưng tim, ngưng thở, cách tốt nhất là gọi cấp cứu và ép tim, thổi ngạt (CPR) để sơ cứu nạn nhân trong khi chờ đội cấp cứu tới, cố tự đưa họ đến bệnh viện có khi không kịp nữa.

Để phòng ngừa đột quỵ, ngoài nhớ rõ các dấu hiệu nêu trên, mỗi người nên chú ý đi khám sức khỏe định kỳ, tầm soát và điều trị các vấn đề như bệnh cao huyết áp, bệnh tiểu đường, xơ vữa động mạch... Nên chú ý xơ vữa động mạch thường có nguyên nhân là rối loạn lipid máu (còn gọi là mỡ trong máu, máu nhiễm mỡ, biểu hiện qua việc cholesterol toàn phần và cholesterol xấu LDL cao; cholesterol tốt HDL thấp, triglyceride cao), nên nếu khám sức khỏe thấy có rối loạn lipid máu thì cần phải cải thiện ngay.

"Đồng thời, cần duy trì lối sống lành mạnh, năng tập thể dục, ăn ít béo, giảm mặn, nhiều rau và trái cây, ngưng thuốc lá và hạn chế rượu, bia" - bác sĩ Vũ khuyến cáo.

Hướng dẫn cấp cứu hô hấp tuần hoàn (CPR) cho người ngưng tim, ngưng thở của Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS)

Bao gồm 2 thao tác ép tim và thổi ngạt.

-Ép tim: đặt gót một bàn tay giữa ngực nạn nhân, rồi đặt tay kia chồng lên, ấn sâu 5-6 cm, tốc độ 100-120 lần/phút.

- Thổi ngạt: đỡ cằm nạn nhân nhô cao, bịt mũi, áp miệng vào thổi đều và mạnh trong khoảng 1 giây, bảo đảm ngực nạn nhân phồng lên.

- Cứ ép tim 30 cái là thổi ngạt 2 cái, lặp lại chu kỳ cho đến khi hô hấp, tuần hoàn phục hồi hoặc đến khi đội cấp cứu đến.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo