14/06/2021 20:21

TP HCM quản lý tài xế xe ôm như thế nào khi có nhiều chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng chưa rõ nguồn lây

(NLĐO) - Hiện TP HCM có 170.000 tài xế xe ôm, vừa vận chuyển hàng hóa, vừa vận chuyển người. Đây là những người có thể lây nhiễm trong mùa dịch, vì họ di chuyển nhiều.

Trong cuộc họp báo chiều 14-6, do UBND TP HCM tổ chức nhằm cung cấp thông tin về phòng chống dịch Covid-19, đại diện Sở Giao thông vận tải TP HCM nhận định đội ngũ xe ôm có khả năng lây nhiễm cao trong tình hình dịch diễn phức tạp. 

Hiện nay đội ngũ xe ôm của TP HCM có 170.000 tài xế, trong đó Grab là 55.000 người, Beamin 4.200 người, Lazada 1.100 người, Tiki 300 người, Gojek là 130.000 người, ngoài ra còn số xe ôm truyền thống, vừa vận chuyển người vừa vận chuyển hàng. 

Vì tính chất công việc buộc họ phải di chuyển nhiều, dẫn đến khả năng lây nhiễm Covid-19 tăng cao. Dù vậy, công việc của họ là rất cần thiết, giúp đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân, để mọi người hạn chế ra ngoài. 

TP HCM quản lý tài xế xe ôm như thế nào khi có nhiều chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng chưa rõ nguồn lây - Ảnh 1.

Trong thời gian giãn cách xã hội, lực lượng tài xế xe ôm đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu cho người dân. (Ảnh: NLĐO)

Do đó, vào giữa tháng 5, Sở Giao thông Vận tải đã mời họp đại diện các đơn vị này để triển khai các yêu cầu về chống dịch, trong đó chú trọng: đội ngũ lái xe phải đeo khẩu trang trong quá trình vận chuyển khách hoặc giao hàng, giữ khoảng cách 2m, khai báo y tế… từ chối nhận khách không chấp hành các biện pháp phòng chống dịch.

Đối với đơn vị cung ứng dịch vụ bằng ứng dụng công nghệ, phải lưu trữ thông tin tài xế, hành khách trong quá trình di chuyển, để khi có yêu cầu thì dễ dàng truy vết. Một số đơn vị đã cho đội ngũ tài xế đi xét nghiệm Covid-19.

Bên cạnh đó, yêu cầu các cơ quan chức năng phải tăng cường cách thức kiểm soát đối với đội ngũ xe ôm truyền thống, vì không có đơn vị nào quản lý họ, gây khó khăn trong quá trình truy xuất khi cần. Phải tăng cường công tác kiểm tra, tuyên truyền để tài xế xe ôm truyền thống thực hiện tốt biện pháp phòng chống dịch.

Tại cuộc họp này, đại diện Công an TP HCM thông tin về chiến sĩ công an mắc Covid-19 ở phường Phú Trung, quận Tân Phú, có diễn biến xấu đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Hiện nay, các chi phí điều trị được Công an TP phối hợp Bệnh viện Chợ Rẫy và Sở Y tế hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất để giúp chiến sĩ công an điều trị bệnh.  

Ngoài ra, Công an TP đã tổ chức thăm hỏi, động viên gia đình chiến sĩ mắc Covid-19. Đề xuất Bộ Công an hỗ trợ, trợ cấp số tiền 30 triệu đồng. Đồng thời, Công an TP cũng vận động cán bộ chiến sĩ trong Công an TP và các đơn vị đóng góp thêm hỗ trợ cho chiến sĩ này.

TP HCM quản lý tài xế xe ôm như thế nào khi có nhiều chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng chưa rõ nguồn lây - Ảnh 2.
Nguyễn Thuận - Hải Yến

Tin liên quan

Viết bình luận

Dịch COVID-19 hôm nay: Ca mắc giảm, Bộ Y tế sắp hạ cấp độ dịch
30/5/2023 548 1k
(NLĐO) - Về dịch COVID-19 hôm nay 30-5, Bộ Y tế cho biết số ca mắc COVID-19 giảm nhưng bệnh nhân nặng lại tăng trong 24 giờ qua. Hiện Bộ Y tế đang chuẩn bị cho việc công bố hết dịch COVID-19, dự kiến vào cuối tuần này
Ăn sâu ban miêu đen, 3 người suy đa tạng, nguy kịch
30/5/2023 548 1k
(NLĐO) - Sau khoảng 20 phút ăn món sâu ban miêu chiên, 3 người đàn ông bị đau bụng, nôn ra máu, khó thở phải nhập viện cấp cứu
3 trẻ bị bỏng nặng, hoại tử da do máy chạy bộ
30/5/2023 548 1k
(NLĐO) - Nghịch dây curoa của máy chạy bộ tại nhà, bé gái 3 tuổi bị bỏng nhiều ngón tay và phải nối gân, cắt lọc phần hoại tử
TP HCM: Thêm một bệnh viện ứng dụng robot vào mổ não
30/5/2023 548 1k
(NLĐO)-So với các phương pháp mổ não truyền thống, robot mới này mang lại hiệu quả điều trị cao và hiện trên thế giới chỉ có 10 nước ứng dụng.
Điều trị thành công ca bệnh hiếm gặp lần đầu ghi nhận tại Việt Nam

Điều trị thành công ca bệnh hiếm gặp lần đầu ghi nhận tại Việt Nam

(NLĐO)- Trường hợp bệnh hiếm gặp này được phát hiện đầu tiên vào năm 1962 và đền nay, trên thế giới mới ghi nhận khoảng 50 ca.