14/05/2019 07:23

Tìm thấy chất đẩy lùi bệnh nan y trong bông cải

(NLĐO)- Nghiên cứu của Đại học Y khoa John Hopkins (Mỹ) đã tìm thấy một hóa chất kỳ diệu trong bông cải xanh có thể đẩy lùi nhiều vấn đề tâm thần nan y.

Nghiên cứu nhắm vào sulforaphane, một hóa chất thực vật tự nhiên có nhiều trong mầm bông cải xanh. Công trình dẫn đầu bởi giáo sư – tiến sĩ Akira Sawa, Giám đốc Trung tâm Tâm thần phân liệt John Hopkins, thuộc Đại học Y khoa John Hopkins, thì chứng minh sulforaphane có thể điều chỉnh lại sự mất cân bằng hóa chất glutamate trong bộ não những người tâm thần phân liệt, một căn bệnh mạn tính khác.

Chất kỳ diệu trong bông cải xanh đẩy lùi bệnh nan y - Ảnh 1.

Bông cải xanh là một thức ăn quen thuộc - ảnh minh họa từ FOX NEWS

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một nam châm cực mạnh để đo và so sánh năm vùng trong não giữa những người bị và không bị rối loạn tâm thần và phát hiện mức glutamate thấp hơn đến 4% ở người có rối loạn tâm thần. Hóa chất thần kinh này giúp các tế bào thần kinh có thể "gửi tin nhắn" cho nhau và giúp bộ não hoạt động trơn tru.

Vì vậy, bằng cách cân bằng hóa chất thần kinh này, sulforaphane trong bông cải xanh được kỳ vọng giúp tạo ra một loại thuốc bổ sung giúp ngăn chặn, trì hoãn hoặc làm giảm các triệu chứng tâm thần phân liệt cũng như điều trị một số dạng loạn thần khác.

Đây không phải lần đầu hóa chất trong bông cải xanh được các nhà khoa học từ Đại học Y khoa John Hopkins chứng minh là có tác động tích cực lên não bộ con người. Trong một nghiên cứu trước đó phối hợp với Bệnh viện Trẻ em MassGeneral, họ đã dùng sulforaphane để điều trị cho 40 nam thanh thiếu niên từ 13 đến 27 tuổi bị rối loạn phổ tự kỷ từ trung bình đến nặng.

Kết quả bất ngờ, nhóm dùng sulforaphane đã có sự cải thiện bất ngờ trong việc hạn chế các hành vi đặc trưng của người tự kỷ.

Nghiên cứu bắt nguồn từ phản hồi của nhiều phụ huynh cho thấy con họ cư xử bình thường hơn khi bị sốt và rồi các hành vi của người tự kỷ lại rõ ràng lại khi khỏi bệnh. Tương tự cơn sốt, sulforaphane đem lại một phản ứng "sốc nhiệt" cho cơ thể, vốn là một loạt các cơ chế phòng vệ tự nhiên để bảo vệ các tế bào khỏi căng thẳng. Chính cơ chế này đã giúp người tự kỷ kiểm soát hành vi tốt hơn.

2 nghiên cứu nói trên đều được công bố trên tạp chí khoa học Proceedings of the National Academy of Science.

A. Thư (Theo Fox News, Science Daily)

Tin liên quan

Viết bình luận

Hy vọng mới cho các bệnh nhân ngộ độc cá chép ủ chua ở Quảng Nam
21/3/2023 548 1k
(NLĐO)- Nhận định chung đối với 3 ca bệnh nhân ngộ độc botulinum mức độ nặng là đều có cải thiện bước đầu khá tốt sau truyền thuốc giải độc BAT.
Người phụ nữ ở TP HCM "khóc ra máu" suốt 40 năm
21/3/2023 548 1k
(NLĐO)- Sau nhiều năm liên tục đến chỗ người bạn để làm đẹp, một phụ nữ ở TP HCM mắt lúc nào cũng đỏ ngầu như rướm máu, đau xốn tột cùng, có nguy cơ mất thị lực.
Dịch COVID-19 hôm nay: Ca mắc mới lại tăng
21/3/2023 548 1k
(NLĐO) - Về dịch COVID-19 hôm nay 21-3, Bộ Y tế cho biết số ca nhiễm trong 24 giờ qua lại tăng. Bộ này cũng đề nghị các địa phương bố trí kinh phí, bảo đảm nguồn lực cho phòng chống dịch
Bệnh thủy đậu xuất hiện tại nhiều trường học
21/3/2023 548 1k
(NLĐO) - Trong tuần qua, nhiều trường học ở Hà Nội ghi nhận các ca mắc thủy đậu. Bệnh dễ lây truyền qua đường hô hấp khi tiếp xúc với nguồn bệnh
CDC: Cảnh báo virus H5N1 nhánh 2.3.4.4b lại lây thêm loài mới

CDC: Cảnh báo virus H5N1 nhánh 2.3.4.4b lại lây thêm loài mới

(NLĐO) - Tạp chí Emerging Infectious Diseases của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) vừa công bố một nghiên cứu cho thấy thêm một loài động vật có vú đã bị virus H5N1 tấn công.