11/09/2021 08:45

Tiêm vắc-xin Covid-19 được không khi tiểu cầu thấp?

(NLĐO) - Bạn đọc Phạm Quốc Hiếu (hieu67kt@gmail.com) hỏi: Tôi bị tiểu cầu thấp, xét nghiệm đầu tháng 8-2021 được 87.000 (người bình thường là 150.000-450.000), xin hỏi tôi có tiêm vắc-xin Covid-19 được không? Và có loại thuốc nào uống để đề phòng phản ứng tạo huyết khối hay chảy máu trong người không?

Bác sĩ Tạ Vương Khoa, Phó trưởng Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Quân y 175 (TP HCM) trả lời: Tiểu cầu thấp không phải là chống chỉ định của tiêm vắc-xin Covid-19, bạn vẫn có thể tiêm bình thường. Tuy nhiên, trong một tình huống rất hiếm gặp, đó là nghi ngờ xảy ra biến chứng đông máu do vắc-xin Covid-19, giảm mạnh số lượng tiểu cầu (thường giảm trên 50% so với số lượng tiểu cầu "nền" là số lượng tiểu cầu vốn có của một người trong điều kiện bình thường, trường hợp của bạn tiểu cầu "nền" là 87.000) là một tiêu chuẩn chẩn đoán rất quan trọng.

Tiêm vắc-xin Covid-19 được không khi tiểu cầu thấp? - Ảnh 1.

Tiểu cầu thấp không phải là chống chỉ định của tiêm vắc-xin Covid-19 (Ảnh minh họa từ Internet)

Vì vậy, bạn cần chủ động cung cấp ngay thông tin về số lượng tiểu cầu "nền" của mình cho bác sĩ nhằm tạo thuận lợi cho việc chẩn đoán, tránh nhầm lẫn giữa số lượng tiểu cầu thấp sẵn có của bạn với giảm tiểu cầu cấp tính do biến chứng đông máu sau tiêm vắc-xin gây ra, dẫn đến chẩn đoán sai.

Không có bất kỳ khuyến cáo nào về việc cần phải uống thuốc phòng ngừa phản ứng tạo huyết khối hay chảy máu khi tiêm vắc-xin Covid-19.

Từ ngày 9-8, Báo Người Lao Động mở chuyên mục "Phòng mạch" Covid-19 với nhiều nội dung phong phú như: Hỏi – đáp về các loại bệnh, tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp; Cập nhật những bài viết mang tính thông tin về các chính sách của nhà nước đối với dịch bệnh Covid-19; Các đường dây nóng liên quan dịch bệnh Covid-19…

Câu hỏi của bạn đọc sẽ được Báo Người Lao Động chuyển đến các bác sĩ có uy tín, cũng như những chuyên gia y tế để "chẩn đoán và khám bệnh từ xa", phần nào giải đáp những thắc mắc liên quan đến dịch bệnh Covid-19.

Bạn đọc có thể đặt câu hỏi trong phần comment của mỗi tin - bài hoặc gởi về Email: phongmachonline@nld.com.vn

Tiêm vắc-xin Covid-19 được không khi tiểu cầu thấp? - Ảnh 3.

Hải Yến ghi

Tin liên quan

Viết bình luận

Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ thông tin vụ hạn chế cung cấp máu cho 74 bệnh viện
1 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Giám đốc Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ cho biết hiện bệnh viện thiếu túi lấy máu và các hoá chất sàng lọc máu, đang chờ đấu thầu để giải quyết tình trạng này.
Vụ cháy do ghen tuông ở Đồng Nai: 2 nạn nhân đã tử vong
1 giờ trước 548 1k
(NLĐO)- Hai người đàn ông trong số 3 người trong vụ cháy lớn ở Đồng Nai chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu đã tử vong.
300 bác sĩ, điều dưỡng tham dự sự kiện rất quan trọng tại Cần Thơ
2 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Hội thảo tại Cần Thơ truyền đi thông điệp cần duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, sống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, qua đó có thể phòng tránh nguy cơ mắc bệnh.
Phát hiện "sát thủ thứ 2" ẩn nấp 13 năm sau cơn nhồi máu cơ tim
7 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Một công trình vừa công bố trên JAMA Neurology cho thấy người sống sót sau cơn nhồi máu cơ tim rất cần theo dõi một cơ quan khác để thật sự thoát khỏi "án tử", đó là não bộ.
Cảnh giác với bệnh lý mạch máu

Cảnh giác với bệnh lý mạch máu

(NLĐO) - Bệnh viện Chợ Rẫy thường tiếp nhận bệnh nhân mắc các bệnh lý mạch máu ở khu vực vùng sâu vùng xa đến khám trong tình trạng muộn như loét chi, hoại tử…