25/11/2021 03:14

Tiêm trộn vắc-xin ra sao?

Một bạn đọc hỏi: Tôi đã tiêm mũi 1 vắc-xin loại Vero Cell. Nhưng chỗ tôi ở hiện tại không có vắc-xin Vero Cell, vậy tôi có thể tiêm trộn AstraZeneca hoặc Pfizer không, có ảnh hưởng gì không? Nếu không được thì bỏ qua mũi 2 bao lâu sẽ mất tác dụng của mũi 1 Vero Cell và tôi muốn tiêm lại từ đầu có được không?

- PGS-TS-BS Phùng Nguyễn Thế Nguyên, Trưởng Bộ môn Nhi, Trường ĐH Y Dược TP HCM kiêm Trưởng đơn vị điều trị Covid-19, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM), trả lời thắc mắc của bạn đọc Báo Người Lao Động.

Xuất phát từ tình hình thực tế, nhu cầu sử dụng vắc-xin nhằm mục đích tăng độ bao phủ, tiêm sớm và đúng lịch để phòng chống dịch, Bộ Y tế đã họp và đưa ra khuyến cáo về sử dụng kết hợp 2 loại vắc-xin phòng Covid-19 khác nhau.

Tiêm trộn vắc-xin ra sao? - Ảnh 1.

Tiêm vắc-xin phòng Covid-19 (mũi 2) cho trẻ từ 12-17 tuổi trên địa bàn TP HCM (ảnh minh họa). Ảnh:TẤN THẠNH

Trong trường hợp bất khả kháng khi nguồn cung vắc-xin Covid-19 mũi 1 đã tiêm không đủ để tiêm mũi 2 thì có thể sử dụng vắc-xin khác để tiêm mũi 2 như sau: nếu tiêm mũi 1 vắc-xin AstraZeneca thì có thể tiêm mũi 2 bằng vắc-xin Pfizer hoặc Moderna. Nếu tiêm mũi 1 vắc-xin Moderna thì có thể tiêm mũi 2 bằng vắc-xin Pfizer và ngược lại.

Tuy nhiên, hiện tại vắc-xin Vero Cell không tiêm trộn. Trường hợp của bạn hỏi, 4 tuần sau khi tiêm mũi 1 Vero Cell, bạn có thể tiêm lại từ đầu loại vắc-xin khác.

Liên Anh ghi

Tin liên quan

Viết bình luận

CẢNH BÁO: Bệnh viện Chợ Rẫy lại bị giả giấy nhập viện
15 phút trước 548 1k
(NLĐO) – Một thanh niên đã đến Bệnh viện Chợ Rẫy trình giấy nhập viện giả với đề nghị nhân viên y tế kiểm tra thông tin bệnh nhân.
Dịch COVID-19 hôm nay: Số nhiễm mới giảm 1 ca
1/4/2023 548 1k
(NLĐO) - Về dịch COVID-19 hôm nay 1-4, Bộ Y tế cho biết cả nước vẫn còn 4 bệnh nhân nặng đang điều trị. Bộ Y tế khuyến cáo dù COVID-19 có trở thành bệnh giống cúm mùa thì người dân vẫn cần tiêm vắc-xin
Nhân viên y tế tại các cơ sở khám, chữa bệnh sẽ luân phiên về y tế phường hỗ trợ
1/4/2023 548 1k
(NLĐO) – Nhân viên y tế sẽ luân phiên theo hình thức cá nhân hoặc theo nhóm đến y tế cơ sở thời gian tối thiểu 2 tháng, tối đa 12 tháng.
Phản ứng nhanh cứu người thuyên tắc phổi
1/4/2023 548 1k
Mô hình đội nhóm phản ứng nhanh trong điều trị thuyên tắc phổi giúp người bệnh được điều trị kịp thời, giảm tỉ lệ tử vong và tránh được các biến chứng lâu dài
Chuyên gia cảnh báo thứ "sát thủ" âm thầm nguy hiểm, khó cứu

Chuyên gia cảnh báo thứ "sát thủ" âm thầm nguy hiểm, khó cứu

(NLĐO)-Bệnh này là một "sát thủ" thầm lặng và thường không có triệu chứng, có thể gây tử vong nhanh chóng và tỉ lệ tử vong sau khi mổ hoặc can thiệp cấp cứu ghi nhận lên đến 80%.