xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thức ăn cũng có thể gây sốc phản vệ

HẢI YẾN

Có nhiều nguyên nhân gây ra sốc phản vệ, tùy cơ địa của mỗi người sẽ có những phản ứng từ nhẹ đến nặng

Bác sĩ (BS) Nguyễn Hoàng Linh Phương - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện (BV) Lê Văn Thịnh, TP Thủ Đức, TP HCM - cho biết sốc phản vệ là phản ứng nhanh và quá mức của hệ miễn dịch với một chất lạ đưa vào cơ thể gây ra các triệu chứng ngoài da như ngứa, đỏ toàn thân, vã mồ hôi…

Nhập viện khi có hơn 2 triệu chứng

Theo BS Linh Phương, mỗi ngày trung bình BV tiếp nhận 1 bệnh nhân bị sốc phản vệ do dị ứng thức ăn, hay nguyên nhân khác. Không chỉ dùng thuốc, tiêm vắc-xin mà ngay cả thức ăn cũng có thể gây sốc phản vệ.

Mới đây, BV tiếp nhận một trường hợp nam bệnh nhân (21 tuổi, ngụ Đồng Nai) bị dị ứng hải sản dẫn đến sốc phản vệ độ 2. Khai thác bệnh sử, ghi nhận sau khi ăn tôm, bệnh nhân bị ngứa 2 lòng bàn tay, bàn chân, phù mặt, sưng mí mắt, buồn nôn… Dù đã tự mua thuốc dị ứng điều trị nhưng không thuyên giảm. Sau đó, bệnh nhân nhập viện cấp cứu và được chẩn đoán sốc phản vệ độ 3 do thức ăn. Bệnh nhân đã được cấp cứu theo phác đồ điều trị sốc phản vệ gồm tiêm Adrenalin, sử dụng thuốc vận mạch, truyền dịch...

BS Phương cho biết sốc phản vệ có nhiều nguyên nhân, tùy vào cơ địa mỗi người sẽ có những phản ứng khác nhau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Các triệu chứng sốc phản vệ đều giống nhau như: ngứa ngoài da; đỏ toàn thân; chảy nước mũi; hắt hơi; miệng ngứa; môi, lưỡi, chân tay sưng… Ngoài ra, còn có các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy, vã mồ hôi, khó thở, chóng mặt…

"Nếu xuất hiện từ 2 triệu chứng như vừa nêu trở lên thì cần phải đi bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời. Trong thực tế đã có nhiều trường hợp tự mua thuốc điều trị tại nhà, sau khi xuất hiện hơn 2 triệu chứng mới đi cấp cứu có khi là đã muộn. Vì biến chuyển của sốc phản vệ xảy ra rất nhanh, nếu mức độ nặng sẽ trở tay không kịp" - BS Phương khuyến cáo.

Thức ăn cũng có thể gây sốc phản vệ - Ảnh 1.

Không chỉ dùng thuốc, tiêm vắc-xin mà ngay cả thức ăn cũng có nguy cơ gây sốc phản vệ (ảnh mang tính minh họa). Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Phải sàng lọc kỹ

PGS-TS Nguyễn Hữu Đức, nguyên giảng viên Trường Đại học Y Dược TP HCM, cho biết ngoài bị sốc phản vệ do dị ứng thức ăn, thì thuốc là nguyên nhân gây sốc phản vệ hàng đầu. Các đường thuốc đưa vào cơ thể như tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, tiêm dưới da hay các hình thức khác như uống, xông, nhỏ mắt, đặt âm đạo bôi ngoài da đều có thể gây sốc phản vệ. Tuy nhiên, đường tiêm tĩnh mạch là nguy hiểm nhất.

Tất cả loại thuốc đều có thể gây sốc phản vệ cho người bệnh, hay gặp nhất là kháng sinh họ β lactam, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc giãn cơ, thuốc chống co giật, thuốc cản quang, thuốc gây tê, gây mê…

Những loại thức ăn có nhiều nguy cơ gây sốc phản vệ có thể kể là cá biển (cá thu, cá ngừ), tôm, tép, ốc, trứng, sữa, dứa, khoai tây, đậu phộng, đậu nành và các chất phụ gia.

Ngoài các nguyên nhân nêu trên còn có thể bị sốc phản vệ sau tiêm vắc-xin. Tuy nhiên, không nên quá lo lắng việc này vì nơi tiêm vắc-xin đã có sự chuẩn bị. Trước khi tiêm người tiêm sẽ được khám sàng lọc và trả lời hàng loạt các câu hỏi như: tiền sử phản ứng, có mắc bệnh lý nền hay không, có một số câu hỏi người tiêm phải trả lời trong quá trình khám sàng lọc.

Khi đang tiêm thuốc, nếu thấy có những cảm giác khác thường như bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi, tê lưỡi... hãy báo ngay với BS để ngừng tiêm và kịp thời xử lý. Sau tiêm, người tiêm cần ở lại nơi tiêm theo dõi từ 30-60 phút, không nên ra về ngay để đề phòng sốc phản vệ xảy ra muộn hơn với tùy cơ địa từng người. Đã có một số trường hợp không có tiền sử dị ứng, không có bệnh lý nền, không có yếu tố nguy cơ nhưng vẫn xảy ra sốc phản vệ.

"Để phòng tránh sốc phản vệ do thức ăn, trước khi ăn đồ ăn lạ nên thử một lượng nhỏ để xét phản ứng của cơ thể. Chờ sau 24 giờ mới nên ăn lại nếu không thấy hiện tượng gì bất thường. Với những người có cơ địa dị ứng sẽ rất dễ bị sốc phản vệ nếu ăn phải thức ăn có chất mà cơ thể dị ứng. Ngoài ra, cần sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, đúng chỉ định. Nếu là người có tiền sử dị ứng với thuốc thì hãy cung cấp thông tin và trao đổi thật kỹ với bác sĩ khám bệnh lúc kê đơn thuốc, để hạn chế nguy cơ bị dị ứng khi dùng thuốc" - PGS Đức lưu ý.

Theo PGS Nguyễn Hữu Đức: “Tốt nhất người tiêm vắc-xin cần theo dõi sức khỏe trong 3 ngày sau tiêm. Giữ thông tin liên lạc với BS tư vấn khi tiêm vắc-xin, nếu có vấn đề bất thường cần báo ngay cho BS hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ”.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo