xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tăng mức phạt để răn đe

Ngọc Dung

Nghị định số 176/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có hiệu lực từ ngày 31-12 với nhiều mức phạt được nâng lên đáng kể so với hiện hành.

Theo nghị định này, phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng đối với một số hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ trong khám chữa bệnh nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bác sĩ bán thuốc cho người bệnh dưới mọi hình thức, trừ người hành nghề khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, cũng sẽ bị phạt từ 20-30 triệu đồng.

Người hành nghề khám chữa bệnh không đeo biển tên bị phạt từ 200.000-500.000 đồng. Nhân viên y tế chỉ định sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh hoặc gợi ý chuyển người bệnh tới cơ sở khám chữa bệnh khác vì mục đích vụ lợi bị phạt từ 5-10 triệu đồng. Các hành vi cho thuê, mượn chứng chỉ hành nghề; không khẩn trương sơ cứu người bệnh, từ chối khám chữa bệnh; chữa bệnh gây ra tai biến cho người bệnh; môi giới mua bán bộ phận cơ thể người... sẽ bị phạt từ 30 - 40 triệu đồng (mức phạt cũ là 10-15 triệu đồng). Ngoài ra, cơ sở y tế sẽ bị phạt từ 10-15 triệu đồng nếu không chuyển bệnh nhân cấp cứu đến cơ sở khám chữa bệnh phù hợp khi tình trạng người đó vượt quá khả năng chuyên môn.

 


	Bệnh viện K, nơi có nhiều cuộc gọi của bệnh nhân tố đã nhận hối lộ    Ảnh : KHÁNH ANH

Bệnh viện K, nơi có nhiều cuộc gọi của bệnh nhân tố đã nhận hối lộ    Ảnh : KHÁNH ANH

 

Ông Nguyễn Huy Quang - Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế - cho biết nghị định này đã “chẻ nhỏ” các hành vi cho các đối tượng chấp hành luật, đồng thời giúp đội ngũ thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm dễ dàng hơn. Việc mức phạt được tăng lên đáng kể cũng là một hình thức để răn đe người vi phạm.

Một số bác sĩ cho rằng nghị định này là “liều thuốc” trị bệnh phong bì trong bệnh viện (BV). Tuy nhiên, việc xác định hành vi vi phạm trong khám chữa bệnh là quá khó. “Khi cấp cứu, nếu nhân viên y tế cứ ra vẻ tích cực thăm khám cho bệnh nhân nhưng rồi để đó chẳng làm gì thì có bị coi là chậm sơ cứu không?” - một bác sĩ băn khoăn.

Ông Nguyễn Huy Quang cho rằng hoàn toàn không quá khó để xác định các hành vi vi phạm trong lĩnh vực y tế. “Người bệnh kẹp 100.000, 200.000 đồng vào sổ y bạ đưa cho nhân viên y tế để được khám nhanh là hành vi hối lộ. Hành vi này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Trong khi đó, với thầy thuốc, hành vi nhận tiền của người bệnh trước khi khám chữa bệnh hoặc nhận tiền sau khi đã khám chữa bệnh nhưng có căn cứ chứng minh sự ràng buộc cũng bị coi là nhận hối lộ” - ông Quang phân tích.

Theo PGS-TS Đoàn Hữu Nghị, Giám đốc BV E Trung ương, các quy định về cấp cứu bệnh nhân rất rõ ràng nên việc xác định hành vi và xử phạt là hoàn toàn làm được. “Quy định về cấp cứu nêu rõ đối tượng nào phải được cấp cứu trong vòng 15 phút hoặc 1 giờ sau khi nhập viện. Nếu với tình trạng bệnh lý đó mà thầy thuốc không khẩn trường thăm khám, cho thở ôxy…  tức là chậm trễ trong việc sơ cấp cứu người bệnh” - ông Nghị khẳng định.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo