xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tác động bất ngờ của vắc-xin COVID-19 lên bệnh ung thư

Anh Thư

(NLĐO) - Các nhà nghiên cứu từ Đức và Trung Quốc đã chứng minh một hiệu quả hoàn toàn bất ngờ, đập tan tin đồn rằng tiêm vắc-xin COVID-19 sẽ gây trở ngại cho việc điều trị bệnh ung thư.

Theo Medical Xpress, công trình được thực hiện bởi hai trường đại học - Bonn của Đức và Sơn Tây của Trung Quốc - đã chứng minh các loại thuốc điều trị ung thư thực sự hoạt động tốt hơn sau khi tiêm vắc-xin COVID-19, khi so sánh với các bệnh nhân đã được tiêm chủng.

Những bệnh nhân tham gia thử nghiệm đều đang được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch, nhắm vào việc ngăn chặn các thụ thể PD-1. PD-1 là một "nút off" của hệ thống miễn dịch mà bệnh ung thư hay tấn công và lợi dụng, khiến các lực lượng phòng thủ nội sinh của cơ thể bị vô hiệu hóa.

Thuốc điều trị ung thư chặn đứng hành động "phản bội" của PD-1, giúp hệ thống miễn dịch làm việc hiệu quả hơn trong việc triệt tiêu các khối u.

Tác động bất ngờ của vắc-xin COVID-19 lên bệnh ung thư - Ảnh 1.

Nhiều bệnh nhân ung thư còn nghi ngại khi tiêm vắc-xin COVID-19 nhưng nghiên cứu mới đã bác bỏ điều đó 

Theo tiến sĩ Jian Li từ Viện Y học phân tử và miễn dịch thực nghiệm (IMMEI) thuộc Bệnh viện Đại học Bonn, trước đây đã có mối lo ngại rằng vắc-xin COVID-19 không tương thích với liệu pháp kháng PD-1, đặc biệt là ở bệnh ung thư vòm họng, căn bệnh cũng tấn công đường hô hấp trên giống SARS-CoV-2.

Hơn 1.500 bệnh nhân ung thư vòm họng từ 23 bệnh viện khắp Trung Quốc đã được thử nghiệm. 373 người trong số họ được tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 của hãng SinoVac, được dùng phổ biến ở Trung Quốc.

Vắc-xin COVID-19 cũng như tất cả các loại vắc-xin COVID-19 đều hoạt động trên cơ chế kích hoạt hệ miễn dịch giúp cơ thể có khả năng chống lại mầm bệnh tốt hơn. Trong trường hợp của các bệnh nhân ung thư, dường như vắc-xin trở thành bạn đồng hành hữu hiệu của thuốc điều trị ung thư, bởi có cùng một mục tiêu

"Chúng tôi cho rằng việc tiêm phòng sẽ kích hoạt một số tế bào miễn dịch, sẽ tấn công khối u nên chúng tôi điều tra thêm về giả thuyết đó"- giáo sư Qi Mei từ Bệnh viện Đại học Sơn Tây cho biết. Họ đã chứng minh được rằng quả thật nó đã cải thiện hiệu quả của việc điều trị.

Bệnh nhân ung thư và các bệnh nền nặng khác vốn nằm trong nhóm được khuyến nghị ưu tiên tiêm chủng ở hầu hết các quốc gia, bởi có nguy cơ mắc COVID-19 nặng và tử vong cao hơn người khác.

Tuy nhiên, đôi khi vẫn còn tồn tại tâm lý nghi ngại về tác dụng phụ của vắc-xin đối với nền sức khỏe yếu hoặc việc tiêm chủng sẽ ảnh hưởng đến việc trị bệnh. Kết quả trên, đã được công bố trực tuyến trên Annals of Oncology, là một lời phản biện mạnh mẽ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo