xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Rối loạn cảm xúc – hành vi chỉ vì "đến tháng"

Anh Thư thực hiện

(NLĐO)- Thời gian gần đây mỗi lần gần đến kỳ kinh là tôi tự dưng căng thẳng cực độ, khó kiểm soát cảm xúc, mất tập trung… Đáng nói trước tôi không hề bị như vậy.

Bạn đọc Trần Thị Bình (nữ, 35 tuổi, quận Gò Vấp, TP HCM), hỏi: Tình trạng bỗng dưng căng thẳng, mất cân bằng cảm xúc, mất tập trung, hay chóng mặt… đã kéo dài nhiều tháng trời và khiến cuộc sống của tôi trở nên rất mệt mỏi, bởi các giai đoạn cơ thể và tinh thần "trở chứng "kéo dài ít nhất cả tuần: từ 3-4 ngày trước kỳ kinh và kéo dài đến hết kỳ kinh. Tôi cố gắng chơi thể thao, ăn uống điều độ, đủ chất, bổ sung vitamin, khoáng chất nhưng tình hình không thay đổi mấy, thậm chí có vẻ tăng nặng thêm theo tuổi tác. Xin bác sĩ cho hỏi tôi bị gì, phải làm sao để khắc phục?

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thông, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP HCM, trả lời :

Bạn có tình trạng được gọi là Hội chứng tiền kinh (PMS) .Hội chứng bao gồm rất nhiều triệu chứng từ nhẹ đến nặng, liên quan đến rối loạn về cơ thể và rối loạn về cảm xúc - hành vi.

Giai đoạn phổ biến nhất của hội chứng là trong 2 tuần dẫn tới kỳ kinh nguyệt và chấm dứt khi có kinh. Khi hết kinh, bạn không gặp bất kỳ triệu chứng nào trong 7 ngày hoặc hơn. Các triệu chứng lại bắt đầu lặp lại trong 1-2 tuần cho tới khi kỳ kinh nguyệt kế tiếp. Có thể gặp các triệu chứng như sau:

- Những rối loạn của cơ thể như chướng bụng; đau, căng tức ngực; mụn trứng cá; thèm ăn, thay đổi khẩu vị; phù, ứ nước; đau đầu hoặc đau nửa đầu; đau bụng do kinh nguyệt, có thể kèm buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy…

- Những rối loạn về cảm xúc, hành vi: mệt mỏi; thay đổi tính khí; trầm cảm hoặc dễ bị kích động; hay quên, khó tập trung.

Hội chứng tiền kinh nguyệt điều trị khá khó khăn và cần kết hợp nhiều biện pháp. Hội chứng này có thể gặp cả ở tuổi bạn hay tuổi lớn hơn, không phải chỉ gặp ở người trẻ như nhiều người nghĩ.

Thông thường, bạn nên đến gặp bác sĩ sản khoa ít nhất một lần để thăm khám, xem hội chứng tiền kinh nguyệt của bạn nặng nhẹ ra sao. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ kê toa một số thuốc, thường dùng uống dự phòng trong 7-10 ngày trước kỳ kinh ví dụ như thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau không srteroid (NSAIDs), thuốc nội tiết…

Ngoài ra, bạn nên bổ sung vi chất bằng thực phẩm hoặc thuốc: canxi, magnesium, vitamin B6, vitamin E… Trong bữa ăn nên tăng cường rau quả tươi, hạn chế muối, đường.

Duy trì tập thể dục, thể thao phù hợp, nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng trong công việc, tránh các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia.

Hội chứng tiền kinh nguyệt không để lại hậu quả nguy hiểm do đó bạn cần hiểu rõ, chủ động xử lý, không quá lo lắng về các thay đổi cảm xúc, hành vi bởi điều đó chỉ làm tình trạng tệ hơn.

Một số biện pháp bổ sung đựơc gợi ý, có thể có lợi với nhiều người nhưng chưa được kiểm chứng bằng nghiên cứu khoa học cụ thể, bạn cũng có thể thử áp dụng: tập Yoga, thiền dưỡng sinh, thể dục dưỡng sinh. Trong những ngày hành kinh, bạn có thể dùng thêm trà gừng được cho là có tác dụng tốt cho việc điều hòa các rối loạn tiêu hóa .

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo