xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

TP HCM: Mầm bệnh dịch Covid-19 đang âm thầm trong cộng đồng

Hải Yến - Nguyễn Thuận

(NLĐO) - Chiều 14-6, UBND TP HCM đã tổ chức buổi họp báo nhằm cung cấp thông tin vì sao TP tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 thêm 2 tuần và các biện pháp phòng chống dịch trong thời gian tới.

Tại buổi họp báo, nhiều phóng viên đặt câu hỏi vì sao TP HCM tiếp tục giãn cách 2 tuần, bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM, cho biết thời gian qua TP đã khống chế được ổ dịch thuộc chuỗi nhóm truyền giáo và một số chuỗi khác. Tuy nhiên, gần đây TP phát hiện thêm một số ổ dịch khác mà chưa tìm được nguồn lây.

TP HCM: Mầm bệnh dịch Covid-19 đang âm thầm trong cộng đồng - Ảnh 1.

Toàn cảnh buổi họp báo. (Ảnh: HẢI YẾN)

"Thời gian này có thể khoanh vùng truy vết và giải quyết căn cơ dịch, đó là cơ sở để thực hiện phòng chống dịch" - bác sĩ Hưng nhấn mạnh.

Bác sĩ Hưng cũng cho rằng khi thực hiện giãn cách sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, tuy nhiên, hiện nay mầm bệnh đã xuất hiện âm thầm trong cộng đồng, do đó, nếu không giãn cách thì sẽ không kiểm soát được và dẫn đến lây lan trong cộng đồng vì nếu 1 ca F0 sẽ có 100 ca F1.

Ngành y tế, khuyến cáo, trước hết vẫn phải tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp 5K, trong đó có đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay và giãn cách vì đây là biện pháp hạn chế lây nhiễm.

Bên cạnh đó, khi có các địa điểm phong tỏa, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC) đều thông tin trên web. Lãnh đạo ngành y tế mong bà con TP cập nhật dịch bệnh để tự đánh giá nguy cơ có đến vùng dịch hay tiếp xúc với trường hợp nghi ngờ hay không để liên hệ cơ sở y tế để được hướng dẫn biện pháp phòng chống dịch, đồng thời lấy mẫu xét nghiệm.

Theo bác sĩ Hưng, trong 2 tuần giãn cách vừa qua, cơ bản người dân chấp hành tốt. Tuy nhiên vẫn còn sự tiếp xúc nhiều. "Tha thiết người dân tự hạn chế hoạt động sinh hoạt và chỉ tiếp xúc với gia đình mình, vì thực sự không thể biết được ai đang mang mầm bệnh khi hiện nay nhiều trường hợp mắc bệnh không có triệu chứng" - bác sĩ Hưng lưu ý.

Lãnh đạo ngành y tế cũng đề nghị, bên cạnh việc tuân thủ thì môi trường sống cần đảm bảo thông khí tốt, hạn chế sử dụng điều hòa, nếu sử dụng phải từ 27 độ trở lên. Bên cạnh đó, nên ghi lại quá trình di chuyển, tiếp xúc để có thể dễ dàng truy vết sau này.

Về các ca bệnh là nhân viên y tế tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, bác sĩ Hưng cho biết ngành y tế nhận thức sâu sắc từ khi dịch bệnh xuất hiện trong cộng đồng từ đầu mùa dịch. Các bệnh viện đã phân luồng, khám sàng lọc đối với người có triệu chứng hay nghi ngờ. Thời gian qua, cơ sở y tế làm tốt những vấn đề này. "Tuy nhiên vừa rồi xảy ra ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới là bài học sâu sắc vì là từ nhân viên của bệnh viện lây nhiễm từ cộng đồng vào cơ sở y tế" - bác sĩ Hưng nhấn mạnh.

Về câu hỏi, liệu rằng qua 2 tuần TP có thể hết dịch, bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc HCDC, cho rằng không một chuyên gia nào dám khẳng định giãn cách 2 tuần là thành công, ngay cả ở những nước khác có thể nối dài vài tháng.

Theo bác sĩ Dũng, điều này phụ thuộc vào mầm bệnh trong cộng đồng ở mức độ nào, khi giãn cách, những biện pháp tuân thủ giãn cách có được thực hiện đúng hay không. Hiện nay, mầm bệnh đang âm thầm trong cộng đồng, bằng chứng là truy đuổi vây bắt những trường hợp liên quan đến chuỗi điểm nhóm Hội thánh truyền giáo Phục Hưng dường như đã truy gần hết. Đã truy ra những trường hợp ở vòng 3-4, những trường hợp phát hiện mới thường nằm ở khu phong tỏa, khu cách ly. Tuy nhiên, hiện những ổ dịch mới phát hiện, trong đó có 30 bệnh viện đã phát hiện sàng lọc được 48 trường hợp dương tính.

"Đây là còn số không nhỏ, nếu TP không cảnh giác thì 48 trường hợp này đi sâu vào bệnh viện sẽ để lại hậu quả lớn. Từ 48 ca này đã có hơn 400 trường hợp liên quan. Tuy nhiên, hiện còn nhiều trường hợp trong cộng đồng không có triệu chứng nhưng không đến cơ sở y tế thăm khám thì không ai đoán được. Hiện nay mầm bệnh đang âm thầm lan truyền trong cộng đồng song song với chuỗi lây nhiễm truyền giáo. Dó đó giãn cách là cần thiết, vì nếu không những trường hợp này sẽ gia tăng" - bác sĩ Dũng nhấn mạnh.

Lý do vì sao chọn 2 tuần, bác sĩ Dũng giải thích vì hiện nay thế giới tính thời gian ủ bệnh vẫn là 14 ngày, đó là thời gian tối đa để 1 chu kỳ có thể nhân lên để lây từ người này qua người khác. Đối với trường hợp âm thầm không triệu chứng nếu thực hiện giãn cách tốt qua 14 ngày, cơ hội lây lan là rất thấp. Bên cạnh đó, những trường hợp có triệu chứng phải được giám sát cho tốt. Do đó ngành y tế đặt ra là người dân có triệu chứng nghi ngờ phải đến khám cơ sở y tế để được xét nghiệm chuẩn đoán.

"2 tuần không có nghĩa là số ca bệnh giảm. 2 tuần là thời điểm vừa đủ để đánh giá. Mỗi tuần sẽ đánh giá lại tình hình dịch bệnh để quyết định tăng cấp hay giảm cấp" - bác sĩ Dũng nói.

Trả lời câu hỏi về việc có nên triển khai test kháng nguyên nhanh cho người dân và các nhà thuốc, bác sĩ Dũng cho rằng không khó về mặt kỹ thuật nhưng hướng dẫn cơ bản để làm sao bóc tách được kháng nguyên của virus bám lên que mình lấy bỏ vào môi trường. Tuy nhiên, hiện nay Bộ Y tế chưa duyệt cho người dân tự làm vì mới chỉ là thông tin trên truyền thông chứ chưa có chỉ đạo triển khai nội dung này. Sắp tới sẽ bàn với các chuyên gia có nên triển khai hay không, hiện nay chỉ mới triển khai ở cơ sở y tế.

Về việc mở rộng lấy mẫu xét nghiệm toàn TP, từ 25-5 TP đã lấy mẫu giám sát ngẫu nhiên ở sân bay khoảng 10% và liên tục, cho đến giữa tháng 5 thì không phát hiện trường hợp dương tính nào. Tổ chức giám sát ở khu công nghệ cao 25.000 mẫu kết quả âm tính, khu công nghiệp 65.000 mẫu cũng đều không có ca dương tính. Tuy nhiên, vừa rồi có 6 trường hợp liên quan đến khu công nghiệp nhưng đến nay chưa thấy sự lây lan có thể do phát hiện sớm, nhanh.

Theo bác sĩ Dũng mở rộng lấy mẫu giám sát chứ không thể lấy hết toàn bộ cho người dân TP vì không khả thi, không thể làm nổi.

Về việc vì sao được tiêm 2 mũi vắc-xin ngừa Covid-19 nhưng nhiều nhân viên y tế vẫn mắc bệnh, bác sĩ Dũng lý giải vắc-xin là vũ khí hữu hiệu để ngăn chặn bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, vắc xin Covid-19 được sản xuất, thử nghiệm, sử dụng nhanh và cũng có những đánh giá nhanh chứ không nhiều như những vắc-xin khác.

"Một số đánh giá ban đầu trên thử nghiệm giai đoạn 3 khi đó chưa có chủng Delta, nếu tiêm mũi đầu tiên tỉ lệ chống virus này là khoảng 76% khi tăng lên liều 2 khoảng 80%. Còn chủng Delta theo nghiên cứu thì không chỉ AstraZenca mà nhiều loại khác tỉ lệ chống lây nhiễm giảm xuống. Nếu liều đầu tiên so với chủng Anh hiệu quả 51% thì với thể Delta chỉ còn 33%, liều 2 thì với chủng Anh hiệu quả 93% thì chủng Delat còn 80%" - bác sĩ Dũng thông tin.

Đối với chủng Delta, những loại vắc-xin sẽ có những hạn chế khả năng bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên có lợi điểm lớn là giúp cho người bệnh được tiêm không có bệnh nặng và hạn chế tối đa tử vong. Đây là điều quan trọng nhất và giảm bớt những trường hợp nhiễm trùng không triệu chứng. Những trường hợp nhiễm ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới là 52/53 trường hợp không có triệu chứng. Chỉ có người đầu tiên là có triệu chứng sau đó xét nghiệm thì phát hiện những trường hợp khác không có triệu chứng, lượng virus thấp thì khả năng lây lan ra cộng đồng thấp.

TP HCM: Mầm bệnh dịch Covid-19 đang âm thầm trong cộng đồng - Ảnh 2.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo