24/09/2020 06:30

Nhiều nguy cơ gây bệnh

Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TP HCM), người ngồi gần các bếp nướng và bị hít khói còn có nguy cơ tức thời là "ngộ độc khói" do ảnh hưởng bởi khí sinh ra từ thịt và than cháy không hoàn toàn như khí CO (gây cản trở quá trình vận chuyển ôxy của hồng cầu) hay CO2. Người lớn hay trẻ em đều bị "ngộ độc khói" nhưng trẻ em dễ bị ảnh hưởng nhất do cơ thể còn non yếu.

Ngoài ra, các nghiên cứu trên thế giới đã ghi nhận các độc chất từ thịt bị nướng cháy sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày và ung thư đại tràng. Tỉ lệ 2 dạng ung thư này luôn có tỉ lệ khá cao ở những vùng mà người dân có thói quen ăn thịt nướng.

Một nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về "Khói trong nhà từ nhiên liệu rắn: Đánh giá gánh nặng bệnh tật từ môi trường", đã cảnh báo nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng nấu bếp từ nguyên liệu than, củi, phụ phẩm từ cây trồng. Nguy cơ càng lớn đối với các trường hợp nấu trong môi trường thông gió kém.

Nhiều nguy cơ gây bệnh - Ảnh 1.

Cần phải có biện pháp xử lý hiệu quả nguồn khói thải từ các bếp nướng, vì khí thải này có hại cho sức khỏe (Ảnh: LÊ PHONG)

Thống kê của WHO cho thấy 2,6% tổng gánh nặng bệnh tật toàn cầu là do việc sử dụng các nguyên liệu rắn để đun nấu. Những hệ lụy thường thấy là các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới cấp tính (bao gồm viêm phổi) ở trẻ nhỏ, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và ung thư phổi ở người lớn, đặc biệt là đối với phụ nữ vì họ là đối tượng thường xuyên đứng bếp mà bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thứ khói độc hại này.

Theo một nghiên cứu công bố năm 2018 của Đại học Oxford (Anh), dựa trên sự theo dõi lâu dài hơn 341.000 người, cho thấy cứ mỗi 1 thập kỷ tiếp xúc với ô nhiễm không khí do sử dụng nhiên liệu rắn sẽ làm tăng thêm 3% nguy cơ tử vong sớm do bệnh tim mạch.

Một nghiên cứu khác do ĐH Nam Úc công bố đầu tháng 9 cũng cho thấy một nguy cơ sức khỏe khác từ món thịt nướng, lần này là tác hại đối với người ăn. Các tác giả của nhóm nghiên cứu đã xác định một hợp chất được gọi là AGEs, sinh ra trong quá trình nướng, quay hoặc chiên thịt đỏ (thịt bò, thịt heo). Nó không gây tác hại tức thời nhưng dần tích tụ trong cơ thể và cản trở hoạt động của các tế bào, dẫn tới các bệnh tim mạch - là nguy cơ gây tử vong sớm hàng đầu ở nhiều nước trên thế giới.

Năm 2018, một nghiên cứu từ Trung Quốc, công bố trên Environmental Science & Technology khiến giới khoa học giật mình, khi xác định các bữa tiệc nướng ngoài trời còn có thể gây hại thông qua việc hấp thụ PAH (các hydrocarbon thơm đa vòng) qua… da. PAH được tìm thấy trong nước tiểu những người tham gia thử nghiệm. Nếu mặc áo dài tay thì có thể tạm bảo vệ cơ thể trong một thời gian ngắn nhưng với thời gian của một bữa tiệc nướng sẽ thừa sức để độc chất này thấm qua quần áo và tấn công cơ thể. Trong khi đó, PAH đã được nhiều nghiên cứu trên thế giới chứng minh là có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư da, phổi, bàng quang và đường tiêu hóa.


Anh Thư

Tin liên quan

Viết bình luận

Nghiên cứu từ Anh: Thêm tác dụng kinh ngạc của củ nghệ
1 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Củ nghệ, gia vị thường thấy trong bữa ăn của người châu Á, được các nhà khoa học phương Tây thử nghiệm và đạt được hiệu quả bất ngờ trên cơ thể những người tập thể thao.
Cứu ca tai nạn quá nặng tưởng chừng tử vong trên bàn mổ
2 giờ trước 548 1k
(NLĐO)-Nạn nhân bị tai nạn tại cửa ngõ Tây Nam TP HCM với tổn thương quá nặng, các bác sĩ bệnh viện tuyến huyện phải khẩn nhờ sự hỗ trợ chuyên môn từ bệnh viện tuyến trên.
Bệnh nhi 17 tháng tuổi bị tay chân miệng chuyển độ nặng, phải thở máy
2 giờ trước 548 1k
(NLĐO) – Sau 3 ngày, trẻ sốt cao khó hạ, giật mình chới với nên gia đình chuyển từ Trà Vinh lên TP HCM cấp cứu. Tuy nhiên, chỉ sau 4 giờ chuyển viện bệnh nhi đã chuyển nặng
Thai nhi chui ra từ vết rách tử cung của thai phụ đã 2 lần sinh mổ
2 giờ trước 548 1k
(NLĐO) – Mang thai lần 4 nhưng thai phụ không khám thai định kỳ nhằm tránh nguy cơ tai biến sản khoa. Khi thai hơn 39 tuần tử cung rách từ vết mổ cũ khiến thai nhi chui ra ổ bụng mẹ.
Dịch COVID-19 hôm nay: Ca nhiễm giảm nhẹ

Dịch COVID-19 hôm nay: Ca nhiễm giảm nhẹ

(NLĐO) - Về dịch COVID-19 hôm nay 7-6, Bộ Y tế cho biết trong ngày có thêm 97 người khỏi bệnh. Số ca nhiễm mới có xu hướng giảm trong nhiều ngày qua