xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngộ độc thực phẩm... vào mùa!

Bài và ảnh: NGUYỄN THẠNH

Theo Bộ Y tế, ngộ độc thực phẩm xảy ra quanh năm nhưng nhiều nhất là vào tháng 3 và tháng 10

Năm nào cũng vậy, cứ vào tháng 3, thời điểm giao mùa xuân - hè, là ngộ độc thực phẩm (NĐTP) xảy ra liên tục, gần như khắp cả nước. Bất kể thành phần nào, từ người dân, học sinh, công nhân (CN), nông dân… đều có thể trở thành nạn nhân của NĐTP.

Dồn dập ngộ độc

Vụ ngộ độc mới nhất xảy ra ở một tiệc cưới tại tỉnh Kiên Giang. Hàng loạt thực khách sau khi dự tiệc được gia chủ thuê nấu với các món như cơm ghẹ, mực, gà hấp… đã bị nôn ói, đau bụng dữ dội phải vào viện cấp cứu.

Trước đó khoảng 1 tuần, tại tỉnh Tiền Giang, hàng trăm CN ở một công ty chuyên may túi xách cũng trải qua cơn khiếp vía do NĐTP. Tại đây, sau bữa cơm trưa với thịt heo kho trứng, canh bí đao, rau sống..., hàng chục CN nôn ói, tiêu chảy, thậm chí ngất xỉu tại chỗ, được chuyển vào bệnh viện.

Cũng khoảng thời gian này, một vụ NĐTP cũng xảy ra ở một công ty đóng tại Khu Công nghệ cao; quận 9, TP HCM khiến hàng chục CN, trong đó có một nữ CN đang mang thai, phải nhập viện sau bữa cơm trưa kéo dài 30 phút.

Không dừng ở đó, chỉ trong ngày 10-3, cả nước đã có 3 vụ NĐTP tại 3 địa phương là Tiền Giang, Hà Giang và TP HCM. Hai trong số 3 vụ này xảy ra tại trường học (Hà Giang và TP HCM) buộc hàng trăm học sinh tiểu học phải đi cấp cứu. Tính ra, từ đầu tháng 3 đến nay, cả nước đã có hàng chục vụ NĐTP với mức độ tác hại khác nhau.

 

Ngộ độc thực phẩm luôn là nỗi ám ảnh của cộng đồng
Ngộ độc thực phẩm luôn là nỗi ám ảnh của cộng đồng

ThS Cao Văn Trung, Phòng Giám sát NĐTP thuộc Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, cho biết tháng 3 là thời điểm giao mùa xuân - hè khiến thức ăn mau hư do vi sinh vật phát triển nhanh. Tại các trường học, nguy cơ ngộ độc dễ xảy ra từ các bếp ăn và xuất hiện hầu như quanh năm nhưng nhiều nhất là vào tháng 3 và tháng 10.

Trên 47% số vụ NĐTP xảy ra tại bếp ăn tập thể của trường học là do vi sinh vật (E.Coli, Salmonella, tụ cầu vàng), hơn 5% do độc tố tự nhiên (histamine trong cá, độc tố trong nấm), trên 5% do hóa chất bảo vệ thực vật và hơn 42% chưa xác định nguyên nhân.

Trong năm 2015, đã xác định 70% trong số 150 vụ NĐTP (làm gần 4.100 người mắc, 21 người tử vong) là do cơ sở cung cấp thức ăn sẵn không bảo đảm an toàn vệ sinh trong quá trình vận chuyển, bảo quản thức ăn và 30% do bếp ăn tại chỗ.

Tác động xấu đến giống nòi

Theo giới chuyên môn, hiện có khoảng 400 bệnh lây qua thực phẩm không an toàn, chủ yếu là dịch tả, tiêu chảy, thương hàn. Vấn đề ở đây là ngộ độc cấp tính còn xử lý được nhưng đáng sợ nhất là ngộ độc mạn tính với tình trạng độc chất tích lũy dần trong cơ thể. Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, cảnh báo có gần 30% CN tại KCN TP HCM bị suy dinh dưỡng. Đối với CN nữ mang thai, nếu suy dinh dưỡng dễ sinh non, thai nhi yếu, dị tật.

Theo ThS-BS Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn thực phẩm TP HCM, trên địa bàn TP hiện có trên 2.820 trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT, ĐH, CĐ, trung cấp có dịch vụ ăn uống. Năm 2015, một vụ NĐTP xảy ra tại một trường tiểu học, sau khi phân tích các mẫu thức ăn lưu, cơ quan chức năng không phát hiện yếu tố gây ngộ độc. Cuối cùng thì nguyên nhân được xác định là do chuối bị nhiễm vi khuẩn E.Coli!

NĐTP luôn là nỗi ám ảnh đối với cộng đồng, người lao động. Tuy nhiên, việc kiểm soát mới chỉ chạm đến phần ngọn. Để răn đe tình trạng không bảo đảm an toàn thực phẩm, các biện pháp chế tài được đưa ra nhưng hình thức phạt hành chính chẳng thấm vào đâu. Hiện nay, biện pháp mạnh hơn là công bố danh tính các cơ sở để xảy ra sự cố.

Số liệu mới nhất vừa được Chi cục An toàn thực phẩm TP HCM công bố cho thấy từ đầu năm 2016 đến nay đã xử lý 43 cơ sở kinh doanh ăn uống, cung cấp suất ăn công nghiệp… vi phạm an toàn thực phẩm với rất nhiều hành vi vi phạm như: không bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm; không có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng, động vật gây hại; cống rãnh ở khu vực nhà bếp không thông thoát, gây ứ đọng; không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định…

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo nếu một lao động ăn đủ khẩu phần ăn thì năng suất lao động sẽ tăng 20%. Song trong thực tế, khẩu phần ăn hiện nay của người lao động tại các KCN còn quá thấp, trung bình chỉ khoảng 11.000 đồng. Với mức giá này, sau khi trừ đi các khoản chi phí khác, giá trị thật của bữa ăn CN càng teo tóp thì làm sao có khẩu phần dinh dưỡng đạt chất lượng?

Các chuyên gia cho rằng để khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng và bệnh tật, đặc biệt trong CN, nên thống nhất quy định tỉ lệ giá trị dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn CN và thực hiện chế tài đối với chủ sử dụng lao động không tuân thủ.

 

Trở thành “quốc nạn”

Trong phiên khai mạc kỳ họp 11 Quốc hội khóa XIII mới đây, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã ví tình trạng mất an toàn thực phẩm là “quốc nạn” cần phải tập trung giải quyết ngay. Mặc dù có nhiều nỗ lực thanh kiểm tra nhưng tình trạng mất an toàn thực phẩm vẫn nghiêm trọng. Bức xúc nhất của cử tri là về việc sử dụng hóa chất độc hại trong bảo quản, chế biến thực phẩm, việc sử dụng chất cấm trong sản xuất nông nghiệp gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dùng và ngành chăn nuôi.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo