09/02/2018 09:03

Nghỉ lễ xong… hết hơi, vì sao?

(NLĐO)- Người ta bảo nghỉ ngơi để khỏe hơn nhưng mỗi kỳ nghỉ phép, nghỉ lễ, Tết xong là tôi uể oải suốt mấy ngày làm việc đầu tiên, giống như muốn bệnh…

Dân văn phòng chúng tôi hay gọi đùa đó là "hội chứng ngày thứ hai". Mỗi cuối tuần, nghỉ phép, nghỉ lễ, Tết, chúng tôi đều mong có thể "sạc năng lượng" để bắt đầu những ngày làm việc mới tốt hơn nhưng lần nào cũng gặp tác dụng ngược. Sếp tôi nói đùa rằng nghỉ lâu quá đâm "lì máy", lười luôn. Nhưng thực chất tôi không lười mà luôn có cảm giác muốn bệnh, ăn uống không vô, uể oải và thiếu tập trung.

Tôi nên làm như thế nào để tránh tình trạng đó vì ngay sau kỳ nghỉ Tết này tôi phải bắt tay vào một dự án quan trọng?

(Nguyễn Văn Bình, 49 tuổi, quận Gò Vấp, TP HCM)

Lương y Đinh Công Bảy, Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM:

Đúng như bạn nghĩ, phần lớn nguyên nhân của sự mệt mỏi là do cơ thể chưa kịp thích nghi khi chuyển tiếp từ kỳ nghỉ dài sang những ngày làm việc với các hoạt động, giờ giấc sinh hoạt hoàn toàn khác nhau.

Ngoài ra, cảm giác uể oải, muốn bệnh ấy còn do cách bạn trải qua kỳ nghỉ: đi chơi, tiệc tùng "phá sức" hoặc ngược lại là xả hơi hoàn toàn bằng cách tự thưởng cho mình những ngày lười biếng sau cả năm làm việc vất vả.

Nếu bạn về quê hay đi du lịch, hãy ráng về sớm một ngày để nghỉ ngơi thật sự tại nhà mình. Các chuyến đi dài ngày thường khiến giờ giấc sinh hoạt không ổn định, ăn không đúng bữa, không đủ chất, thiếu ngủ, dùng sức lực nhiều, nhất là khi chuyến đi có các hoạt động du ngoạn.

Ăn đúng giờ trở lại, dùng thức ăn nhẹ, dễ tiêu như cháo, bổ sung các vitamin, ngủ bù nếu thiếu ngủ… sẽ giúp bạn không mệt mỏi vào hôm sau, khi đi làm trở lại. Trong trường hợp cảm thấy đầy bụng, không muốn ăn thì cứ nhịn hẳn một bữa, bạn sẽ thấy khỏe trở lại bởi ngày Tết thường người ta ăn khá thừa mứa.

Nếu tay chân rã rời vì chuyến du lịch cần sức như leo núi chẳng hạn, ngoài nghỉ ngơi, bạn nên massage thư giãn.

Ngược lại, nếu bạn đã dành cả kỳ nghỉ để nghỉ ngơi, ngủ bù, chủ yếu ở trong nhà thì bạn nên đi chơi vào ngày cuối cùng này. Đi chơi sẽ giúp bạn được vận động nhẹ nhàng, "khởi động" cơ thể để không cảm thấy đuối sức khi chuyển tiếp từ những ngày ăn no ngủ kỹ sang công việc tất bật. Trong ngày này, bạn cũng nên sắp xếp sơ lược lại hồ sơ, giấy tờ liên quan đến công việc vì đầu óc cũng cần "khởi động".

Những lời khuyên trên chỉ dành cho những cơn mệt mỏi thông thường, dễ qua trong một đôi ngày. Còn nếu bạn có bệnh lý mãn tính, có biểu hiện tăng huyết áp, đường huyết, đau bụng, đau đầu nặng, hoặc đơn giản là mệt mỏi quá độ, bạn nên đi khám.  

Anh Thư thực hiện

Tin liên quan

Viết bình luận

Ăn nấm xào mướp, chồng chết, vợ nguy kịch
3 giờ trước 548 1k
(NLĐO)- Chiều tối 8-6, Bệnh viện Chợ Rẫy cho hay vừa tiếp nhận 3 người trong cùng gia đình ở Tây Ninh ngộ độc nặng sau khi ăn nấm xào mướp.
Nữ bệnh nhân vào viện cấp cứu do làm đẹp
4 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Chiều 8-6, Bệnh viện Chợ Rẫy cho hay vừa mổ cấp cứu ổ bụng một nữ bệnh nhân 50 tuổi bị tai biến nặng sau làm đẹp thẩm mỹ.
Dịch COVID-19 hôm nay: Ca nhiễm mới giảm, bệnh nhân nặng tăng
5 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Về dịch COVID-19 hôm nay 8-6, Bộ Y tế cho biết ca nhiễm giảm nhẹ so với ngày trước đó nhưng bệnh nhân nặng lại tăng 11 trường hợp
Bệnh viện Chợ Rẫy trích máu dự trữ tiếp tế cho miền Tây
5 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Dự kiến trong các tháng 6, 7 và 8, Trung tâm Truyền máu Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ cung ứng 1.000 đơn vị máu mỗi tháng.
Bệnh nhi 17 tháng tuổi bị tay chân miệng chuyển độ nặng, phải thở máy

Bệnh nhi 17 tháng tuổi bị tay chân miệng chuyển độ nặng, phải thở máy

(NLĐO) – Sau 3 ngày, trẻ sốt cao khó hạ, giật mình chới với nên gia đình chuyển từ Trà Vinh lên TP HCM cấp cứu. Tuy nhiên, chỉ sau 4 giờ chuyển viện bệnh nhi đã chuyển nặng