xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngành y tế TP HCM đối diện với nhiều khó khăn "hậu" Covid-19

Tin, ảnh: Hải Yến

(NLĐO) – Khi dịch Covid-19 được kiểm soát, ngành y tế TP HCM đối diện với nhiều vấn đề khó khăn như: giải thể, thu hồi các bệnh viện dã chiến; các vấn đề hậu Covid-19; mua sắm trang thiết bị y tế, thuốc men và tiến độ các dự án đầu tư

Thông tin trên được bác sĩ Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM,  chia sẻ tại buổi hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2022 và hoạt động trọng tâm 6 tháng cuối năm của ngành y tế TP HCM vào chiều 14-7.

Ngành y tế TP HCM đối diện với nhiều khó khăn hậu Covid-19 - Ảnh 1.

Bác sĩ Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM, báo cáo tại hội nghị

Theo bác sĩ Nam, sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, ngành y tế TP đối diện với nhiều khó khăn cần giải quyết như: giải thể, thu hồi các bệnh viện dã chiến; các vấn đề hậu Covid-19; mua sắm trang thiết bị y tế, thuốc men và tiến độ các dự án đầu tư.

Lý giải nguyên nhân chậm tiến độ các dự án, bác sĩ Nam cho biết do tình hình biến động giá vật tư dẫn đến nhà thầu ngưng thi công. Bên cạnh đó, sau dịch số lượng công nhân về quê không quay lại TP dẫn đến thiếu hụt nhân lực. Đặc biệt, giải ngân vốn đầu tư công đến 30-6 chỉ đạt 12%, đến 10-7 mới đạt 28%. Ngoài ra, do không có khối lượng giải ngân; một số dự án hết thời gian thực hiện dự án phải chờ quyết định gia hạn; một số chủ đầu tư chậm thực hiện chủ trương đầu tư mặc dù đã có trong danh sách trung hạn.

Về việc mua sắm vật tư y tế, thuốc gặp khó khăn, bác sĩ Nam cho rằng vì không có nhà thầu tham gia do chưa kê khai, công khai giá. Cơ sở để xây dựng giá dự toán gói thầu gặp nhiều khó khăn. Các công ty thẩm định giá, tư vấn đấu thầu hiện nay không tham gia. Cùng với đó, các nhà thầu gặp khó khăn trong việc cấp mã định danh, mã dùng chung. Ngoài ra, còn có nhiều vụ việc phát sinh trong mua sắm phục vụ công tác phòng chống dịch trên cả nước cũng ảnh hưởng đến tâm lý trong mua sắm của các đơn vị. Một số thuốc quý hiếm, thuốc phát sinh khi triển khai kỹ thuật mới khó tìm nhà cung ứng…

Để khắc phục những khó khăn trên, trước mắt ngành y tế sẽ triển khai gói thuốc cho y tế cơ sở. Đồng thời, từng bước mở rộng danh mục thuốc đấu thầu tập trung, đấu thầu vật tư y tế, trang thiết bị…

Bên cạnh các dự án chậm tiến độ, bác sĩ Nguyễn Hoài Nam nhận định với sự nỗ lực của ngành y tế, trong năm qua TP HCM đã khởi công Trung tâm điều trị kỹ thuật cao (Bệnh viện Nhi đồng 2), khánh thành Bệnh viện Truyền máu - huyết học (cơ sở 2), Trung tâm chuyên sâu và can thiệp tim mạch trẻ em (Bệnh viện Nhi đồng 1) và Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2.

Phát biểu tại hội nghị, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP HCM, cho rằng ngành y tế đóng vai trò quan trọng giúp vượt qua đại dịch Covid-19. 6 tháng qua ko chỉ ngành y tế đạt được thành tựu mà các ngành khác cũng đạt kết quả khả quan. "Tăng trưởng GRDP đạt 3,18%. Tăng trưởng quý I dương, quý II tăng hơn gấp 3 lần quý I. Điều này cho thấy quá trình phục hồi kinh tế đạt kết quả tốt. Để đạt được điều này đó là nhờ vào sự nỗ lực không nhỏ của cán bộ y tế. Tuy nhiên, chúng ta cũng không được quên các mối nguy đang cận kề" – ông Dương Anh Đức nói.

Ngành y tế TP HCM đối diện với nhiều khó khăn hậu Covid-19 - Ảnh 2.

Phó Chủ tịch UBND TP HCM Dương Anh Đức phát biểu tại hội nghị

Qua báo cáo tại hội nghị, ông Dương Anh Đức cho rằng dù hiện tại đã đạt được những thành tựu nhưng tuyệt đối không được chủ quan. Bởi ngành y tế TP đang tồn tại 3 nguy cơ. Tuy nhiên, hiện tại chúng ta đã khác vì có vắc-xin, có kinh nghiệm, có phác đồ điều trị, có thuốc.

Đối với nguy cơ dịch chồng dịch khi TP vừa đối phó với dịch Covid-19 vừa phòng chống dịch sốt xuất huyết, Phó Chủ tịch UBND TP cho biết các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết là thường quy. Việc phòng tránh đơn giản, chỉ cần ngăn chặn sự sinh sôi của muỗi vằn. Nhưng đến nay chỉ có hy vọng le lói khi những ca chững lại chưa cao. Do đó cần thực hiện tốt hơn nữa công tác khám chữa bệnh, đặc biệt phòng bệnh để chăm sóc sức khỏe người dân tốt hơn.

Đối với những khó khăn về trang thiết bị, thuốc lãnh đạo TP sẽ cố gắng hỗ trợ sớm. Tuy nhiên, ngành y tế cũng cần chủ động vượt qua khó khăn giai đoạn này để thực hiện sứ mệnh chăm sóc sức khỏe người dân.

Một số công trình chậm giải ngân (tính đến ngày 1-7) gồm: Khoa Khám bệnh - Khối điều trị ngoại khoa (Bệnh viện Nhi đồng 1) đạt 1% khối lượng giải ngân. Trung tâm chuyên sâu sơ sinh (Bệnh viện Nhi đồng 1) đạt 10% khối lượng giải ngân. Cải tạo, nâng cấp Bệnh viện Răng - Hàm - Mặt chưa được giải ngân. Khối điều trị nội trú (Bệnh viện Nhân dân Gia Định) đạt 36,8% khối lượng giải ngân.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo