xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tư vấn trực tuyến: Ung thư, đột quỵ - cách phòng tránh và xử trí

Nhóm phóng viên Ban Khoa Giáo

(NLĐO) - Báo Người Lao Động tổ chức buổi tư vấn trực tuyến để các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu về ung thư, đột quỵ giải đáp mọi thắc mắc của bạn đọc quan tâm đến cách phòng tránh và xử trí khi mắc phải những "căn bệnh thời đại này".

Buổi tư vấn trực tuyến "Ung thư, đột quỵ: Cách phòng tránh và xử trí" sẽ bắt đầu từ 8 giờ 30 phút ngày 24-2.

Chương trình có sự tham gia của các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về ung thư, đột quỵ, tim mạch ở Việt Nam và TP HCM, gồm:

- PGS-TS-BS Nguyễn Huy Thắng - Phó Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam, Chủ tịch Hội Đột quỵ TP HCM, Trưởng khoa Bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân dân 115.

- BSCK2 Phan Tấn Thuận, Phó Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến và nghiên cứu khoa học, Bệnh viện Ung Bướu.

- BS Đặng Duy Phương, Phó khoa Tim mạch can thiệp, Viện Tim TP HCM.

- BS Trần Chí Cường, Giám đốc Bệnh viện Đột quỵ S.I.S Cần Thơ.

- BS Lê Hồng Tuấn, Trưởng khoa Tim mạch Bệnh viện Lê Văn Thịnh.

Tư vấn trực tuyến: Ung thư, đột quỵ - cách phòng tránh và xử trí - Ảnh 1.

Các bác sĩ tham gia buổi tư vấn trực tuyến

Các bác sĩ sẽ giải đáp, tư vấn cho bạn đọc Báo Người Lao Động nói riêng và người dân nói chung về tất cả các vấn đề liên quan đến những căn bệnh thời đại được quan tâm nhất hiện nay, là ung thư, đột quỵ (và nhồi máu cơ tim), trong đó chú trọng cách thức phòng bệnh và giải pháp xử trí khi có bệnh, hướng chữa trị, tiến bộ khoa học, chi phí điều trị, phân bổ tài chính... Phân tích, làm rõ thêm vì sao bệnh nhân ngày càng "trẻ hóa"…

Chương trình cũng nhằm tri ân ngành y, đội ngũ y - bác sĩ nhân kỷ niệm 68 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2.1955 - 27.2.2023).

Chương trình được sự đồng hành của Tổng Công ty Bảo Việt Nhân Thọ.

Chương trình được tường thuật trên Báo Người Lao Động (nld.com.vn) và các phương tiện xuất bản khác của báo. 


ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH


Tư vấn trực tuyến: Ung thư, đột quỵ - cách phòng tránh và xử trí - Ảnh 2.

Hiên

  08:55 ngày 24/02/2023

Người bệnh tăng huyết áp có nguy cơ phát triển thêm các bệnh nào nữa không? Nếu có biện pháp phòng ngừa tốt thì có làm các bệnh này không phát triển nữa không?

BS Đặng Duy Phương

Có thể phát triển thêm các bệnh như xơ vữa động mạch gây ra nhồi máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, thậm chí là có thể suy thận. Nếu có biện pháp phòng ngừa tốt, kiểm soát huyết áp tốt và các nguy cơ gây bệnh thì sẽ hạn chế tối đa việc phát triển, gây các bệnh này.

Giang

  09:00 ngày 24/02/2023

Chồng tôi bị ung thư phổi đã mất, 2 con trai tôi có bị di truyền không, tôi muốn tầm soát ung thư cho con tôi khi bao nhiêu tuổi và tầm soát ở bệnh viện nào. Xin Cảm ơn

BSCK2 Phan Tấn Thuận

Yếu tố nguy cơ ung thư phổi thường có liên quan đến hút thuốc lá, hiếm khi có yếu tố di truyền. Chính vì vậy, những người trong gia đình (vợ, con) của người ung thư phổi và hút thuốc lá có nguy cơ cao hơn. Theo WHO, hiện nay có những đối tượng nguy cơ mắc ung thư phổi là hút thuốc lá thụ động thứ phát. Hiện nay, chỉ định tầm soát ung thư phổi theo một số hướng dẫn của những hiệp hội ung thư lớn thường trên đối tượng lớn hơn 55 tuổi, có tiền sử hút thuốc hay hút thuốc lá thụ động lượng nhiều (theo đơn vị số gói-năm).

Phạm Quốc Cường

  09:08 ngày 24/02/2023

Tôi hiện 56 tuổi. Năm 2020 có khám bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai, chuẩn đoán suy tim, dòng chảy chậm, đang uống thuốc theo đơn của bệnh viện. Bị như vậy có dễ bị đột quỵ không? Tôi không uống bia rượu, hút thuốc, thường xuyên đi bộ nhẹ nhàng vào buổi tối khoảng 45 phút.

BS Lê Hồng Tuấn

Chào bác!

Tôi chưa được biết nguyên nhân gây suy tim của bác là do bệnh lý mạch vành hay do bệnh lý tim mạch khác. Dù vậy, những bệnh nhân suy tim, nguy cơ mắc bệnh đột quỵ não luôn cao hơn những người bình thường. Để hạn chế và làm chậm diễn tiến bệnh, bác nên đi khám thường xuyên bởi một bác sĩ tim mạch để được điều trị các yếu tố nguy cơ nhằm hạn chế tối đa xảy ra biến cố đột quỵ não.

Bác nên tiếp tục duy trì thói quen đi bộ, không hút thuốc lá và hạn chế bia, rượu. Chúc bác luôn sống vui vẻ và khỏe mạnh!

AQ

  09:08 ngày 24/02/2023

Thưa các bác sĩ, tầm soát ung thư bằng PET CT có phải là kỹ thuật cao nhất và hiệu quả nhất hiện nay không, hay là có kỹ thuật nào khác? Hiệu quả của các kỹ thuật ra sao, chi phí như thế nào, bệnh viện nào có?

BSCK2 Phan Tấn Thuận

PET CT hiện nay là phương pháp khảo sát hình ảnh học có giá trị cao trong chẩn đoán và theo dõi bệnh ung thư. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật chúng ta có ngày càng nhiều phương pháp chẩn đoán và điều trị ung thư kỹ thuật cao.

Chúng ta có những phương pháp như giải trình từ gen thế hệ mới (NGS), áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho hệ thống khảo sát hình ảnh học CT scan, MRI, nội soi,... Qua đó, chúng ta có thể áp dụng y học chính xác (precision medicine) trong chuẩn đoán và điều trị ung thư. Một số kỹ thuật mới có thể có giá thành tương đối cao.

Bin

  09:08 ngày 24/02/2023

Trẻ em 16 tuổi trở xuống có nguy cơ mắc các bệnh hiểm nghèo như ung thư, đột quỵ, nhồi máu cơ tim không? Triệu chứng như thế nào để nhận biết và phát hiện kịp thời?

BS Trần Chí Cường

Trẻ em dưới 16 tuổi cũng có thể mắc các bệnh hiểm nghèo như ung thư, đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, có tỉ lệ thấp hơn nhiều so với người lớn tuổi và phần lớn liên quan đến các bệnh lý dị tật, dị dạng bẩm sinh (dị dạng mạch máu não, AVM, phình mạch, các đột biến về gen, các loại ung thư liên quan đến di truyền hoặc các hóa chất độc hại...).

Triệu chứng đột quỵ ở trẻ em chủ yếu là đau đầu kéo dài, động kinh (co giật, mất ý thức,...) hoặc yếu liệt tay chân khu trú ngón tay/chân, bàn tay/chân.

Triệu chứng của ung thư ở trẻ em cũng giống như các triệu chứng ung thư ở người lớn. Ví dụ như gầy ốm, sụt cân, có khối u,... tùy vào vị trí và cơ quan bị bệnh

Hunghoi

  09:08 ngày 24/02/2023

Tôi nghe nói tắm đêm hay bị đột quỵ, nhưng công việc phải 11 giờ khuya mới về đến nhà, lẽ nào không tắm? Nhờ bác sĩ chỉ dẫn!

BS Lê Hồng Tuấn

Chào bạn!

Theo nhịp sinh lý của cơ thể, buổi tối là lúc cơ thể cần nghỉ ngơi, thư giãn và tái tạo năng lượng cho một ngày làm việc mới. Vì vậy, buổi tối các cơ quan của cơ thể ở trạng thái hoạt động ở cường độ thấp, đặc biệt là hệ tim mạch. Tắm khuya có thể gây ra mất cân bằng trong điều hòa trương lực mạch máu và có thể gây ra các biến cố cho hệ mạch máu não và tim. Nếu vì điều kiện lao động mà bạn phải tắm khuya, thì nên tắm bằng nước ấm sẽ giúp bạn ngủ ngon và hạn chế những biến cố cho sức khỏe. Chúc bạn luôn có sức khỏe và sống điều độ!

kim

  09:08 ngày 24/02/2023

Má tôi năm nay 76 tuổi, bà hay bị đau đầu. Vừa rồi, bà đi khám tổng quát thì được chẩn đoán gan nhiễm mỡ và có một lớp mỡ đóng trong thành động mạch chủ ở cổ. Ngoài ra còn có hở van tim, huyết áp khoảng 150. Bác sĩ lý giải việc mỡ đóng ở thành mạch máu làm máu lên não kém dẫn đến đau đầu và cảnh báo nguy cơ đột quỵ nếu không điều trị. Má tôi ăn chay trường từ khi 18 tuổi, làm ruộng vườn nên hầu không lúc nào cũng hoạt động nên người gầy và săn chắc. Tức ăn hầu như chỉ sử dụng trong vườn nhà, tức rau sạch, chế độ ăn cũng rất ít dầu. Vậy tại sao bà lại bị gan nhiễm mỡ và mỡ đóng cả ở thành mạch máu? Bây giờ má tôi nên có lối sinh hoạt, ăn uống thế nào để đỡ bệnh?

BS Trần Chí Cường

Mảng xơ vữa thành mạch ngoài yếu tố nguy cơ là chế độ ăn nhiều dầu mỡ, uống bia rượu nhiều, thừa cân, béo phì... thì còn liên quan đến quá trình chuyển hóa mỡ trong cơ thể của mỗi người. Điều này giải thích những trường hợp bệnh nhân không ăn dầu mỡ (ăn chay...) vẫn bị mỡ máu cao và có mảng xơ vữa trong lòng mạch máu. Những người hút thuốc lá nhiều, tiểu đường cũng gây tăng nguy cơ hình thành mảng xơ vữa trong lòng mạch máu.

Tuổi tác cũng là yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến quá trình lão hóa của mạch máu cũng giống như các cơ quan khác. Tuổi càng lớn mạch máu càng kém độ bền chắc và có thể hình thành mảng xơ vữa, bong tróc...

Trường hợp của cmẹ bạn nếu được các bác sĩ ghi nhận có xơ vữa gây hẹp động mạch cảnh, thiếu máu lên não thì cần phải được đánh giá chi tiết hơn, hẹp bao nhiêu phần trăm để có kế hoạch theo dõi và điều trị phù hợp. Nếu mức độ hẹp nhẹ dưới 70% thường điều trị nội khoa đạt kết quả tốt (kiểm soát mỡ máu, đường huyết, ...).

Sử dụng thuốc chống cục máu đông và siêu âm theo dõi định kỳ nếu có triệu chứng nặng hơn yếu tay chân, nói khó... và mạch máu hẹp nặng hơn trên 90% thì có thể phải xem xét nong mạch máu để phòng chống đột quỵ do thiếu máu lên não.

Về chế độ ăn uống vẫn duy trì chế độ ăn giảm mặn, giảm béo, giảm ngọt... Tuy nhiên, theo ghi nhận của gia đình mình đang có lối sống tốt nên tiếp tục duy trì. Chúc cô và gia đình mạnh khỏe

Tiến Trung

  09:08 ngày 24/02/2023

Tôi có đọc trên mạng một số thông tin chia sẻ cách kiểm tra tim mạch bằng cách ngâm 2 bàn tay vào thau nước đá lạnh trong 30 giây. Xin bác sĩ cho biết phương pháp này có đúng không? Nếu không thì làm thế nào để có thể tự kiểm tra bản thân có mắc bệnh tim mạch hay không?

BS Đặng Duy Phương

Để tự kiểm tra bản thân có bệnh mạch vành hay không, bạn nên khám sức khỏe định kỳ mỗi năm, đồng thời tập thể dục - thể thao đều đặn, kiểm tra huyết áp để loại trừ cao huyết áp. Huyết áp cao, tức ngực, đau ngực khi gắng sức hoặc giảm khả năng gắng sức là những dấu hiệu có thể báo hiệu bệnh tim mạch. Đó là lúc bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa.

Thành

  09:09 ngày 24/02/2023

Tôi 56 tuổi, bị tim đã 2 năm nay, chỉ uống thuốc chứ không cần phẫu thuật. Giờ tôi muốn vận động để nâng cao sức khỏe. Xin hỏi bác sĩ tôi có vận động được không và môn thể thao nào phù hợp với người bị bệnh tim?

BS Lê Hồng Tuấn

Chào bác!

Bác không nói rõ bác bị nhóm bệnh lý tim mạch nào mà chưa cần phẫu thuật. Vận động trong giới hạn cho phép luôn luôn có lợi cho mọi người, nếu như bác đi bộ không gây ra tình trạng khó thở hoặc đau ngực thì tôi khuyên bác nên duy trì thói quen vận động và chơi các môn thể thao nhẹ nhàng như thời gian qua. Chúc bác luôn vui, khỏe!

Đỗ Minh Trường

  09:09 ngày 24/02/2023

Cách đây 7 tháng, cha của tôi (61 tuổi) lần đầu tiên bị nhồi máu cơ tim, kết quả chụp DSA không có xơ vữa, kết quả xét nghiệm máu không bị tiểu đường, không bị mỡ máu cao. Bệnh viện xác định nhồi máu cơ tim do CO THẮT MẠCH VÀNH. Từ khi xuất viện, cha của tôi đã bỏ thuốc lá được 7 tháng, tuy nhiên tháng nào cũng xuất hiện triệu chứng đau ngực, mệt (mức độ ít hơn so với lần bị nhồi máu cơ tim nên không đưa đi cấp cứu), những lúc đó tôi đo huyết áp thấy huyết áp thấp và nhịp tim khoảng 40 mấy nhịp/phút. Mong bác sĩ cho biết bệnh này có thể điều trị dứt điểm bằng cách đặt stent ở đoạn mạch vành thường co thắt không? Người bệnh cần lưu ý những vấn đề gì?

BS Đặng Duy Phương

Nếu nhồi máu cơ tim do co thắt mạch vành thì không điều trị bằng cách đặt stent ở đoạn động mạch vành thường co thắt. Người bệnh cần tránh những nguyên nhân gây co thắt như tránh căng thẳng, tránh các các yếu tố kích thích cơn co thắt (ví dụ như ăn đồ ăn chua, cay, rượu, bia, thuốc lá...), đồng thời điều trị bằng những thuốc được bác sĩ kê toa để giảm co thắt.

Thanh Học

  09:11 ngày 24/02/2023

Tôi năm nay 41 tuổi, cao 1m55, nặng 81kg, bị béo phì độ 1, nguy cơ bị bệnh tim mạch của tôi có cao không? Tôi đã cố gắng giảm cân nhiều năm nhưng không được, xin bác sĩ tư vấn giúp làm thế nào để người béo phì không bị bệnh tim?

BS Đặng Duy Phương

Chỉ số khối cơ thể (BMI) của bạn là trên 33, nguy cơ bệnh tim mạch rất cao đối với người bệnh béo phì như bạn. Để giảm nguy cơ bệnh tim mạch thì bạn cần phải giảm cân và phải có lộ trình giảm cân đều đặn.

Bạn nên đến cơ sở y tế khám về dinh dưỡng để có chế độ ăn cũng như tập luyện hợp lý nhằm đạt được mục tiêu giảm cân khoa học.

Ngọc

  09:14 ngày 24/02/2023

Tôi năm nay 40 tuổi, hay khó thở, có cảm giác tim đập khá mạnh, nghe rõ tiếng đập của tim. Ông nội và ba tôi đều bị bệnh tim, tôi rất lo lắng. Xin hỏi bác sĩ bệnh tim có di truyền không?

BS Đặng Duy Phương

Bệnh tim mạch là bệnh có yếu tố di truyền. Nếu chị có cảm giác tim đập mạnh thì nên đến cơ sở y tế kiểm tra tim mạch: siêu âm tim, đo điện tim.

Khoa Nguyễn

  09:20 ngày 24/02/2023

Nhờ BS Nguyễn Huy Thắng trả lời: - Cholesterol cao ở chỉ số 7.4 thì có gây nguy cơ gì không? Ngay từ bây giờ nên làm gì? - Thường thì hay bị đột quỵ khi ngủ, ngủ "luôn", làm thế nào để người thân nhận biết mà đưa đi BV cho kịp giờ vàng?

PGS-TS-BS Nguyễn Huy Thắng

Thông tin này không đủ để đánh giá, mỗi thành phần trong cholessterol sẽ có giá trị khác nhau, chỉ số LDL cholessterol là quan trọng, được xem là phần gây ra các biến cố tim mạch hoặc đột quỵ. Khi cholessterol cao thì sẽ thực hành những biện pháp không sử dụng thuốc như ăn uống lành mạnh, tập thể dục... nếu không cải thiện thì có thể dùng chung với thuốc.

Đột quỵ khi ngủ thực ra có thể xảy ra bất cứ lúc nào, quan trọng phải biết mình có thuộc nhóm đối tượng nguy cơ hay không, từ đó kiểm soát các yếu tố đó trong ngưỡng chỉ số bình thường. Lối sống lành mạnh cũng rất quan trọng: không sử dụng thuốc lá, rượu bia, chất kích thích... Bạn đã nhầm lẫn giữa đột quỵ và đột tử, đột tử mới có thể tử vong nhanh còn đột quỵ thì cần có thời gian và thường bị liệt nửa người lâu.

Hải

  09:21 ngày 24/02/2023

Mùa này ở miền Bắc đang lạnh và tôi vẫn tắm nước lạnh, liệu có nguy hiểm tới tim mạch không ?

BS Đặng Duy Phương

Nếu bạn có những căn bệnh về tim mạch như cao huyết áp và thiếu máu cơ tim thì không nên tắm nước lạnh ở mùa lạnh. Tắm nước lạnh trong thời tiết lạnh có khả năng gây co mạch, từ đó gây ra nguy cơ loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ não.

Ngọc Ánh

  09:21 ngày 24/02/2023

Bố mẹ tôi đã gần 70 tuổi và bị cao huyết áp, vậy khả năng bị đột quỵ có cao không? Tôi có cần mua thuốc hay chuẩn bị gì trước để trong nhà để xử trí kịp nếu người nhà bị đột quỵ?

BS Đặng Duy Phương

Bệnh nhân lớn tuổi và có tình trạng cao huyết áp có nguy cơ đột quỵ. Bệnh nhân nên đi khám và điều trị đều đặn để kiểm soát huyết áp và các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ khác như: rối loạn lipid máu, tiểu đường (nếu có)... Trong trường hợp nếu có triệu chứng đột quỵ, người bệnh nên được đưa đến cơ sở y tế gần nhất và cầm theo những thuốc đang điều trị.

Lê Văn Lâu

  09:23 ngày 24/02/2023

Các bác sĩ vui lòng giải thích, làm rõ các khái niệm: Tai biến, đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Giống và khác nhau giữa 3 khái niệm này.

BS Lê Hồng Tuấn

Chào bạn!

Đột quỵ là một thuật ngữ y khoa mô tả một tình trạng cơ thể bị "tấn công" đột ngột. Đột quỵ được chia ra làm hai nguyên nhân: Đột quỵ tim và đột quỵ não.

Đột quỵ do tim do các nguyên nhân thường gặp sau đây: Nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim.

Đột quỵ não thường gặp do 2 nguyên nhân: Đột quỵ thiếu máu não hay còn gọi là nhồi máu não, và đột quỵ do xuất huyết não.

Đặng Hồng Quân

  09:25 ngày 24/02/2023

Gần đây, thỉnh thoảng tôi bị tức ngực trong khi ngủ. Xin bác sĩ cho biết đây là triệu chứng của bệnh gì, cần khám bệnh ở chuyên khoa nào?

BS Đặng Duy Phương

Nếu bạn đã có những triệu chứng tức ngực, dù ở bất cứ thời điểm nào, bạn nên đi khám sức khỏe tổng quát để được tầm soát và xác định đúng nguyên nhân tức ngực. Đó có thể là triệu chứng của rất nhiều nhóm bệnh như tim mạch, tiêu hóa, thần kinh, cơ xương khớp...

Nga

  09:26 ngày 24/02/2023

Độ tuổi bao nhiêu dễ bị đột quỵ, dấu hiệu của sức khỏe thường thấy sẽ dẫn đến đột qụy?

PGS-TS-BS Nguyễn Huy Thắng

Đột quỵ thường gặp nhất là nằm trong khoảng 60 tuổi, tầm soát là sau 50 tuổi. 90% trường hợp đột quỵ đều có nguyên nhân từ bệnh lý nền, rất hiếm bệnh nhân đang khoẻ mạnh mà bị đột quỵ.

Các bệnh lý có thể bị đột quỵ: Cao huyết áp, tiểu đường, béo phì, sử dụng thuốc lá, sử dụng chất gây nghiện, rối loạn lipid máu...

Thanh Trà

  09:26 ngày 24/02/2023

Hiện nay, phương pháp xét nghiệm gen ung thư được đánh giá cao vì mang lại những tín hiệu khả quan, hỗ trợ tích cực trong việc tìm gen đột biến và phát hiện một số bệnh ung thư. Vậy phương pháp này là gì và có thể thay thế những phương pháp tầm soát ung thư truyền thống hay không?

BSCK2 Phan Tấn Thuận

Ung thư là bệnh lý do biến đổi gen gây ra. Hiện nay nhiều kỹ thuật khảo sát gen đã giúp quá trình chẩn đoán và điều trị ung thư chính xác. Bên cạnh đó, các kỹ thuật khảo sát gen cũng giúp tầm soát và chuẩn đoán sớm ung thư.

Tuy nhiên, để áp dụng những kỹ thuật này cần có ý kiến của những chuyên gia tham vấn chuyên sâu. Những khuyến cáo của các hiệp hội ung thư hiện nay đều cho thấy khảo sát gen vẫn chưa thể thay thế các phương pháp tầm soát ung thư truyền thống.

Thanh Mến

  09:29 ngày 24/02/2023

Việc sử dụng An Cung Ngưu Hoàn hiện nay được đẩy lên như một “thuốc tiên” (có giá hàng triệu đồng một viên) và gần như thành phong trào để phòng chống đột quỵ. Nhiều người (nhà giàu) phải bỏ ra mấy triệu bạc mua lấy viên thuốc đảm bảo sự hiếu thảo, an tâm cho bản thân mình. Bác sĩ có lời khuyên và khuyến cáo gì về việc này?

PGS-TS-BS Nguyễn Huy Thắng

An Cung Ngưu Hoàn là thuốc gần như không được đưa vào trong nghiên cứu nào để chứng minh sự an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân. Các nước trên thế giới không khuyến cáo sử dụng thuốc này cho bệnh nhân đột quỵ vì không ai chứng minh được tính an toàn.

Do vậy, chúng tôi thường không khuyến cáo sử dụng An Cung Ngưu Hoàn cho bệnh nhân đột quỵ. Thứ nhất, chúng ta sử dụng thuốc vô tình làm chậm trễ đi thời gian vàng để chữa trị cho bệnh nhân. Y học đã chứng minh bệnh nhân được đưa vào bệnh viện thời gian vàng thì hiệu quả điều trị cao hơn. Vì vậy, nên đưa bệnh nhân vào bệnh viện thay vì sử dụng thuốc và chờ đợi.

Hơn 30% bệnh nhân đột quỵ bị rối loạn chức năng nuốt nên thức ăn uống thay vì vào dạ dày thì lại đi qua đường hô hấp và vào phổi. Khi sử dụng thuốc mà chưa kiểm tra chức năng nuốt thì bệnh nhân dễ bị sặc và có thể bị viêm phổi do hít sặc dẫn đến tử vong.

Ngọc Ạn

  09:30 ngày 24/02/2023

Tôi 40 tuổi, thu nhập 20 triệu/tháng. Tôi muốn mua gói bảo hiểm nhân thọ có thể thanh toán phí khám bệnh và có thể để dành tiền được lâu dài. Tôi nên mua gói nào và đóng bao nhiêu tiền một tháng?

Ông Nguyễn Minh Vương

Cảm ơn chị.

Với Bảo Việt Nhân Thọ hiện nay chúng tôi có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia năm 2022 An Khang Hạnh Phúc + An Vui Sống Khỏe có thể đáp ứng nhu cầu của chị.

Dựa theo nhu cầu và khả năng tài chính, cán bộ tư vấn của Bảo Việt Nhân Thọ sẽ tư vấn mức phù hợp nhất cho chị. Chị có thể cho thông tin đển Bảo Việt Nhân Thọ cử cán bộ tư vấn đến gặp và trao đổi tư vấn cùng một cách cụ thể chi tiết nhất.

Trần Trọng Thành

  09:32 ngày 24/02/2023

Tôi thường hay bị mệt, khó thở nhất là làm một công việc gì đó liên quan đến khuân vác (dù là nhẹ hay nặng). Trong lúc ngủ, nếu nằm nghiêng bên trái thì cảm thấy khó thở còn ngược lại thì dễ ngủ hơn. Bác sĩ cho hỏi có phải tôi bị lý về tim hoặc có liên quan đến bệnh lý nhồi máu cơ tim? Hiện nay tôi đang điều trị bệnh mỡ máu cao.

BS Lê Hồng Tuấn

Chào bạn!

Các triệu chứng mà bạn mô tả cho thấy khả năng rất cao bạn mắc bệnh lý tim mạch, có thể là bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ mãn tính hoặc bệnh suy tim. Bạn nên nhanh chóng đi khám chuyên khoa tim để được làm các xét nghiệm như đo điện tim, siêu âm tim và các xét nghiệm khác để xác lập sớm chẩn đoán và điều trị ngay.

Chào thân ái!

Thùy Dương

  09:32 ngày 24/02/2023

Tôi năm nay 38 tuổi, vừa sinh con được 8 tháng. Khi mang thai, khi siêu âm thì phát hiện có một khối u nang trong buồng trứng 40x55. Sau khi sinh được, tôi đi khám lại thì thấy khối u vẫn còn, bác sĩ khuyến cáo tôi phải phẫu thuật lấy u nang ra, nếu không có nguy cơ phát triển thành ung thư. Tuy nhiên tôi cũng nghe nói u nang buồng trứng cũng thường gặp ở nhiều phụ nữ, không nhất thiết phải phẫu thuật. Xin bác sĩ cho tôi lời khuyên.

BSCK2 Phan Tấn Thuận

Chị cần nên đến những trung tâm chuyên khoa để được khảo sát kỹ hơn nhằm phân định khả năng lành/ác của tổn thương buồng trứng và có kế hoạch điều trị hoặc theo dõi một cách phù hợp. Chị có thể liên hệ Bệnh viện Ung Bướu hoặc những bệnh viện chuyên sản phụ khoa như Từ Dũ, Hùng Vương,...

Nguyễn Giang

  09:33 ngày 24/02/2023

Tôi năm nay 40 tuổi, có một thời gian tôi bị căng thẳng công việc, thất bại trong làm ăn, gia đình gặp sự cố nên bị trầm cảm nặng, phải uống thuốc điều trị 2 năm. Hiện tình trạng bệnh tôi đã ổn định, không còn phải sử dụng thuốc nhiều năm nay. Cho hỏi tôi có thể tham gia bảo hiểm nhân thọ được không?

Ông Nguyễn Minh Vương

Chúc mừng chị đã ổn định. Chị vẫn có thể tham gia bảo hiểm nhân thọ được. Khi tham gia chị kê khai tinh trạng sức khỏe của mình, dựa trên đó Bảo Việt Nhân Thọ sẽ thẩm định để có thể phát hành hợp đồng.

Chị cho thông tin để Bảo Việt Nhân Thọ cử cán bộ đến hỗ trợ tư vấn cùng chị.

Dụ Dương

  09:33 ngày 24/02/2023

Tôi năm nay 54 tuổi. Cách đây khoảng 5 năm, tôi có một cái polyp trong ruột. Các bác sĩ cảnh báo nó sẽ phát triển thành ung thư nên tôi phải cắt bỏ bằng phương pháp nội soi. Vậy trong tương lai tôi cần làm gì để phòng tránh hình thành thêm polyp trong hệ thống tiêu hóa cũng như bệnh ung thư?

BSCK2 Phan Tấn Thuận

Bệnh nhân cần được tham vấn tại những trung tâm y tế chuyên sâu nhằm khảo sát các yếu tố nguy cơ về ung thư ruột, để từ đó có kế hoạch theo dõi bằng nội soi và tham vấn di truyền (với một số trường hợp có yếu tố di truyền gia đình).

Hiện nay, người ta đã chứng minh thịt đỏ không gây ung thư, nhưng chế độ ăn chiên nướng là yếu tố nguy cơ chính cho ung thư đại trực tràng. Chế độ ăn cần bổ sung chất xơ, khoáng chất và vitamin, cũng như có chế độ tập thể dục hợp lý sẽ làm giảm nguy cơ ung thư ruột.

Thư Lê

  09:34 ngày 24/02/2023

Được biết ở các nước phát triển người ta đã đặt những máy sốc điện ở các sân bay hoặc những nơi đông người, máy đó có vai trò như thế nào, có khả thi và cần thiết ở Việt Nam không?

BS Trần Chí Cường

Các máy này là các máy AED có tác dụng sốc điện cho tim đập lại trong trường hợp bệnh nhân bị ngưng tim đột ngột trong cộng đồng. Máy có chức năng đặc biệt là tự dò nhịp tim nếu như tim bệnh nhân ngừng đập sẽ phát ra một luồng điện để kích thích tim đập lại giống như các bác sĩ hồi sức tại bệnh viện khi tim ngừng đập.

Máy này có vai trò rất quan trọng trong việc kích thích tim đập lại cùng với kỹ năng xoa bóp tim ngoài cộng đồng. Nếu được tập huấn, người dân có thể cấp cứu được người thân của mình khi không may bị đột quỵ, ngưng tim đột ngột. Bởi vì tim chỉ cần ngừng đập hoàn toàn trong 4 phút là không thể cứu được người bệnh.

Hy vọng trong tương lai gần tại Việt Nam sẽ có nhiều máy AED đặt tại các nơi đông người và có nhiều người trong cộng đồng được tập huấn xoa bóp tim khi gặp các trường hợp đột quỵ ngoài cộng đồng.

Tuấn Nghi

  09:34 ngày 24/02/2023

Tôi có nghe nói Bảo Việt Nhân thọ có các gói bảo hiểm cho bệnh ung thư, đột quỵ, thậm chí là ung thư giai đoạn cuối. Vậy điều kiện cụ thể về độ tuổi, tình trạng sức khỏe như thế nào thì được tham gia?

Ông Nguyễn Minh Vương

Độ tuổi tham gia là từ 0-65 tuổi.

Khi tham gia khách hàng sẽ kê khai tình trạng sức khỏe, dựa trên đó Bảo Việt Nhân Thọ sẽ thẩm định để đưa ra quyết định phát hành hợp đồng bảo hiểm cho khách hàng.

Thể Kim

  09:36 ngày 24/02/2023

Xin hỏi PGS-TS-BS Nguyễn Huy Thắng: Tôi 52 tuổi, thỉnh thoảng hay bị chóng mặt quay cuồng khoảng 15s khi nằm xuống ngồi lên hoặc thay đổi tư thế, đi khám bác sĩ không cho uống thuốc và nói do tuần hoàn máu lên não bị chậm, tự sẽ khỏi. Vậy cho hỏi dấu hiệu đó có liên quan đến đột quỵ không thưa bác sĩ?

PGS-TS-BS Nguyễn Huy Thắng

Không, đây là dấu hiệu của chóng mặt do thay đổi tư thế lành tính, xuất hiện ở những bệnh nhân lớn tuổi.

Độ đàn hồi của các mạch máu nuôi não không còn nhanh như lúc trẻ. Sự điều chỉnh của hệ thống tiền đình cũng suy giảm theo độ tuổi. Khi mình thay đổi tư thế nhanh thì bị chóng mặt trong vòng vài chục giây. Nếu bị nặng thì mới dùng thuốc, thoáng qua thì không cần, chỉ cần thay đổi tư thế chậm lại để cơ thể có thời gian thích nghi.

Như Quỳnh

  09:37 ngày 24/02/2023

Xin bác sĩ cho biết làm sao để phân biệt đột quỵ và tim mạch? Có phải bị đột quỵ sẽ mắc tim mạch? Triệu chứng của 2 bệnh này giống và khác nhau như thế nào?

PGS-TS-BS Nguyễn Huy Thắng

Đột quỵ thực tế là đột quỵ não, dịch theo đúng từ tiếng Anh. Tuy nhiên, ở Việt Nam, đột quỵ thường nhầm lẫn với đột tử. Nói một cách chính xác, đột quỵ là biến cố liên quan đến não, đột tử là biến cố liên quan đến tim mạch. Tức là khi não có bất thường, tắt nghẽn mạch máu thì bệnh nhân bị đột quỵ não. Còn đột tử là mạch máu ở tim bị tắt nghẽn.

Cách phân biệt rõ nhất là đột quỵ thông thường bệnh nhân không tử vong ngay lập tức, đến 90% bệnh nhân đột quỵ phải có triệu chứng yếu liệt nữa người rồi mất vài giờ đồng hồ hoặc vài ngày. Đột tử liên quan đến cơn đau thắt ngực, mạch máu nuôi tim bị tắt nghẽn đột ngột làm bệnh nhân tử vong nhanh. Vì dụ như nghe một người nào đó đột nhiên ngất xỉu, mất ý thức và tử vong ngay thì đó là đột tử. Còn đột quỵ thì phải liệt nửa người.

Hai chứng này giống nhau ở chỗ cả hai đều liên quan đến mạch máu. Mạch máu là một hệ thống khi một nơi đã tổn thương nặng nề như vậy thì ở những chỗ khác cũng có thể trong trạng thái hư tổn.

Như vậy có mối tương quan giữa đột quỵ não và đột tử, những người bị đột quỵ não cũng có thể bị đột tử do tim và ngược lại, thậm chí có khả năng bị cùng lúc.

Bạn đọc

  09:37 ngày 24/02/2023

Nếu thu nhập thấp thì có nên mua bảo hiểm không? Vì tôi nghe nói mỗi tháng đóng 2,5 triệu đồng, tôi cũng hơi xót nhưng mà băn khoăn lỡ đâu đau ốm, trong nhà lại chẳng có tiền thì biết sống sao.

Ông Nguyễn Minh Vương

Tham gia bảo hiểm nhân thọ tùy theo nhu cầu và khả năng tài chính. Ngày nay nhu cầu bảo vệ trước những rủi ro trong cuộc sống ngày càng tăng, đặc biệt sau giai đoạn dịch COVID-19. Các bệnh ung thư đột quỵ, tim mạch... có xu hướng ngày càng tăng, những người thường gặp lại là trụ cột trong gia đình làm ra thu nhập nuôi sống gia đình.

Do vậy, với việc bạn tiết kiệm một tháng 2,5 triệu (không ảnh hưởng nhiều lắm đến những kế hoạch chi tiêu tiết kiệm khác) sẽ giúp bạn và gia đình an tâm có được khoản hỗ trợ tài chính nếu không may gặp những rủi ro liên quan đến bệnh tật. Nếu bình an bạn sẽ nhận lại toàn bộ khoản tiết kiệm này sau khi hợp đồng kết thúc.

Kim Dung

  09:40 ngày 24/02/2023

Tại sao hiện nay nhiều người trẻ bị đột quỵ, tử vong do đột quỵ? Người trẻ đột quỵ sau khi điều trị có tái phát không? phòng tránh như thế nào?

BS Trần Chí Cường

Người trẻ bị đột quỵ liên quan yếu tố sau: thói quen sinh hoạt như đã đề cập ở các câu trả lời trong buổi trực tuyến; ngoài ra, yếu tố bệnh lý bẩm sinh như dị tật, dị dạng mạch máu não là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ ở người trẻ dưới 30 tuổi không có nguy cơ bệnh nền như tăng huyết áp, không hút thuốc lá, không uống rượu bia

Nếu các nguyên nhân này không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể gây đột quỵ tái phát và tăng nguy cơ tử vong. Hiện nay, dị dạng mạch máu não và túi phình mạch máu não có thể phát hiện sớm lúc chưa vỡ và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Nếu nguyên nhân gây đột quỵ đã được điều trị triệt để thì những người đã từng bị đột quỵ sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh đột quỵ tái phát. Ngược lại nếu nguyên nhân và bệnh nền chưa được kiểm soát tốt thì nguy cơ đột quỵ vẫn sẽ tiếp tục tăng cao. Sau đột quỵ nếu không kiểm soát tốt huyết áp, không kiểm soát tốt tiểu đường, vẫn hút thuốc lá nhiều, vẫn uống rượu bia nhiều... thì khó lòng phòng chống đột quỵ tái phát.

 

Vân Thu

  09:43 ngày 24/02/2023

Em bị một cục u lành ở vú phải, bác sĩ ung bướu có hẹn có 3 tháng 1 lần tái khám. Em chưa đến lúc tái khám nhưng thời gian gần đây em rất hay buồn ngủ, ngủ mê man. Không biết có gì liên quan giữa việc buồn ngủ với u vú không?

BSCK2 Phan Tấn Thuận

Chị cần tham vấn tại cơ sở y tế chuyên sâu về khả năng lành ác của bướu vú để từ đó có kế hoạch theo dõi phù hợp. Tình trạng buồn ngủ nhiều khả năng không liên quan đến khối bướu vú nên chị cần kiểm tra sức khỏe tổng quát để tìm ra nguyên nhân của tình trạng buồn ngủ, mệt mỏi.

Thanh Nguyễn Xuân

  09:43 ngày 24/02/2023

Vợ tôi bị K tuyến giáp đã phẫu thuật cắt 2 thùy và đã dùng I 131 liều 30mci. Vậy cho tôi hỏi sau khi uống I 131 thì cần theo dõi chỉ số xét nghiệm gì và bao lâu mới chụp xạ hình để biết kết quả về âm tính?

BSCK2 Phan Tấn Thuận

Bệnh nhân nên theo hướng dẫn của cơ sở y tế đang điều trị nhằm có kế hoạch theo dõi và xét nghiệm phù hợp.

phạm van ky

  09:44 ngày 24/02/2023

Thưa bác sĩ, cách đây 6 tháng, người tôi thỉnh thoảng lao đao nhẹ. Đi khám thì bị rối loạn tuần hoàn não, uống thuốc thấy giảm. Gần đây khoảng 1 tháng huyết áp tự nhiên lên 190, đi trạm y tế cho uống thuốc cao huyết áp ngày 2 viên (captohasn comp25/12.5mg và nỉtedipin hasan 20mg) và tiêm thuốc chống đột quỵ. Hiện nay, huyết áp vẫn lên thất thường và người vẫn lao đao nhẹ. Bác sĩ cho tôi lời khuyên nếu lên tuyến trên thì khám ở bệnh viện nào?

BS Đặng Duy Phương

Theo những gì chị nói thì chị đã bị cao huyết áp. Chị nên đến bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được kiểm tra tổng quát về tim mạch, huyết áp để được điều trị với những loại thuốc phù hợp với tình trạng hiện tại và tái khám đều đặn.

Đối với người cao huyết áp, chị nên đo huyết áp ít nhất một lần mỗi ngày và ghi lại trong sổ tay để theo dõi nhằm cung cấp dữ liệu cho bác sĩ để có phương hướng điều trị phù hợp.

Nguyễn Phú

  09:46 ngày 24/02/2023

Tôi năm nay 56 tuổi, sức khỏe bình thường. Trong năm 2022, tôi tự nhiên bị đột quỵ, triệu chứng sủi nước bọt và không biết gì. May lúc đó có mấy người bạn đã kịp thời can thiệp. Tôi đi chụp CT não, bác sĩ bảo không có triệu chứng gì? Vậy xin hỏi tôi cần làm gì để biết mình bệnh gì và cách phòng tránh.

BS Đặng Duy Phương

Tình trạng của chị có thể là một cơn thiếu máu não thoáng qua, hoặc cũng có thể là một rối loạn về tim mạch do bệnh mạch vành hay là rối loạn nhịp tim. Khi chụp CT não không có triệu chứng nghĩa là chị không có vấn đề ở các mạch máu trong não. Tuy nhiên, chị nên đến cơ sở y tế kiểm tra thêm các mạch máu ngoài não như động mạch cảnh và tầm soát các bệnh lý về tim mạch để được bác sĩ tư vấn cụ thể.

Việt Hưng

  09:46 ngày 24/02/2023

Tôi bị chẩn đoán đái tháo đường, vậy nguy cơ bị tim mạch, đột quỵ của tôi có cao không? Chế độ ăn uống sinh hoạt có liên quan đến đột quỵ không bác sĩ?

BS Trần Chí Cường

Tùy theo mức đường huyết có được kiểm soát tốt hay không và số năm mắc bệnh tiểu đường sẽ ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh đột quỵ.

Về mặt lý thuyết, những trường hợp mắc bệnh tiểu đường có thể tăng nguy cơ mắc đột quỵ về lâu dài. Tuy nhiên, nếu tiểu đường được kiểm soát tốt thậm chí điều trị khỏi thì nguy cơ mắc bệnh đột quỵ cũng giống như những người bình thường.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng có thể liên quan đến đột quỵ nhưng không ý nghĩa nhiều so với rượu bia và thuốc lá.

Mai Oanh

  09:46 ngày 24/02/2023

Bố mẹ tôi đều 65 tuổi, có bệnh nền cao huyết áp. Vậy có mua được bảo hiểm nhân thọ không? Nên mua gói nào? Tôi nghe nói trước khi ký hợp đồng phải đi khám kiểm tra trước rất rườm rà.

Ông Nguyễn Minh Vương

Chúc mừng quý gia đình vẫn còn trong độ tuổi tham gia được.

Khi tham gia, quý khách sẽ kê khai tình trạng sức khỏe và dưa trên đó Bảo Việt Nhân Thọ sẽ thẩm định quý khách có thuộc phạm vi bảo hiểm hay không.

Việc khám sức khỏe hiện nay được thực hiện rất tốt khi Bảo Việt Nhân Thọ liên kết với các bệnh viện và các đối tác để phục vụ chăm sóc khách hàng khi đến khám theo đề nghị của Bảo Việt Nhân Thọ.

Phạm Văn Phước

  09:46 ngày 24/02/2023

Tôi 57 tuổi, bị tiểu đường, huyết áp cao, mỡ máu cao. Tôi có nên chụp MRI mạch máu não mỗi năm 1 lần để tầm soát đột quỵ không thưa bác sĩ?

BS Lê Hồng Tuấn

Chào bác!

Theo thông tin bác cung cấp, bác đang mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp và rối loạn chuyển hóa mỡ máu. Ba bệnh trên là yếu tố nguy cơ của đột quỵ do mạch máu não. Dù vậy, bác cần khám và tư vấn bởi một bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được chỉ định làm các xét nghiệm tầm soát như: Siêu âm động mạch cảnh, siêu âm tim.

Việc chụp MRI não chưa thật sự cần thiết và gây ra nhiều tốn kém về kinh tế mà không mang lại giá chị chẩn đoán cao. Chúc bác vui, khỏe!

Hải Nguyễn

  09:46 ngày 24/02/2023

Tôi 42 tuổi, nặng 83 ký, có bệnh cao huyết áp, bị gout, tiểu đường giai đoạn đầu, 1 chân bị đồi mồi đốm đen càng ngày càng lan dần từ mắt cá chân lên tới đầu gối thì có phải ung thư không? Cần khám chuyên khoa gì?

BSCK2 Phan Tấn Thuận

Bệnh nhân nên đến khám tại chuyên khoa da liễu để khảo sát tổn thương da.

Huỳnh Hương

  09:46 ngày 24/02/2023

Có phải viêm gan B mạn tính đều dẫn tới ung thư gan không?

BSCK2 Phan Tấn Thuận

Hiện nay, ung thư gan tại Việt Nam là loại ung thư thường gặp nhất. Phần lớn những trường hợp ung thư này có liên quan đến viêm gan siêu vi B và C. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp viêm gan siêu vi B đều dẫn tới ung thư gan. Những bệnh nhân có viêm gan siêu vi B mạn tính cần được tầm soát ung thư gan mỗi 6 tháng với siêu âm bụng và xét nghiệm AFP.

Thành Công

  09:46 ngày 24/02/2023

Đột quỵ thường có dấu hiệu gì. Mọi người rất khó phân biệt trúng gió hay đột quỵ? Nếu gặp người đột quy, cách xử lý thế nào?

BS Trần Chí Cường

Chỉ có 3 dấu hiệu đơn giản để nhận biết đột quỵ. Cụ thể:

Mặt méo (F)

Yếu liệt tay chân (A)

Nói khó (S)

Đây là khẩu hiệu được sử dụng toàn cầu để nhận biết một người đang bị đột quỵ (FAST). Chữ T cuối cùng là thời gian. Với bệnh nhân đột quỵ thời gian được tính bằng tế bào thần kinh (thời gian vàng) nhưng thật sự còn quý hơn vàng. Một phút trôi qua bệnh nhân đột quỵ sẽ mất đi 2 triệu tế bào thần kinh. Nếu việc điều trị muộn hơn 4,5 - 6 giờ thì bệnh nhân thường bị tàn phế nặng và phục hồi kém.

Trong y học hiện đại không có khái niệm trúng gió và rất nguy hiểm nếu chúng ta thấy một người đang đột quỵ mà lại nghĩ rằng họ đang bị trúng gió.

Nếu gặp người đột quỵ còn tỉnh táo thì chúng ta chỉ cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện có thể điều trị được đột quỵ gần nhất mà không cần làm bất kỳ điều gì khác (thời gian là não). Có rất nhiều trường hợp người nhà sơ cứu không đúng cách làm cho bệnh diễn tiến nặng thêm, thậm chí có nhiều trường hợp tử vong đáng tiếc.

Trường hợp người bị đột quỵ mất ý thức chúng ta có thể sơ cứu theo nguyên tắc đơn giản ABC.

A: AIR - đường thở (xem người bệnh có bị tắc nghẽn đường thở hay không có thể do thức ăn, răng giả, dị vật, thậm chí là thuốc... khiến bệnh nhân không nuốt được gây dị vật đường thở). Phải nhanh chóng lấy dị vật ra khỏi miệng tránh gây tắc nghẽn đường thở

B: BLOOD - máu quan sát xung quanh người bệnh nhân xem có nơi nào chảy máu hay không hay có biến dạng bầm trên da ở các nơi nguy hiểm như vùng cổ, gáy, cột sống, xương đùi,... Nếu có phải băng ép tạm, cầm máu ngay bằng vải sạch hoặc cố định xương gãy. Nếu bệnh nhân có gãy xương lớn cột sống... Bởi nếu bệnh nhân có chảy nhiều máu hoặc có gãy xương lớn chỉ cần di chuyển bệnh nhân không đúng cách sẽ làm tổn thương thêm tủy sống hoặc tăng mức độ đau có thể dẫn đến tử vong.

C: CIRCULATION - tuần hoàn: tiến hành sờ các mạch máu lớn trong cơ thể như mạch cảnh vùng cổ (cạnh tuyến giáp), mạch bẹn,... Nghe tim, nếu không bắt được mạch đập, tim không đập phải tiến hành hồi sức tim phổi ngay (phải được thực hiện bởi người có chuyên môn).

Nếu trong trường hợp bệnh nhân sau kiểm tra các bước ABC đều ổn định thì di chuyển bệnh nhân đến nơi an toàn và gọi xe cứu thương đưa ngay vào bệnh viện gần nhất để sơ cứu.

 

Phan Minh Tân

  09:47 ngày 24/02/2023

Tôi bị đột quỵ nhẹ, tay chân phía trái yếu, đã cấp cứu tại bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM và được xuất viện từ trước Tết Nguyên Đán. Hiện nay tôi được bác sĩ cho uống thuốc Aspirin 81, thuốc trị tăng huyết áp, thuốc trị rối loạn lipid, thuốc ngừa loét bao tử, thuốc chống động kinh (vì tôi hay giựt chân trái khi ngủ).Vậy tôi uống thuốc phòng chống đột quỵ này suốt đời? Chứng giựt chân trái (tuy có giảm) thì phải làm sao? Tôi thường xuyên tập luyện (đi bộ, đạp xe đạp).

BS Đặng Duy Phương

Bạn đã có di chứng về đột quỵ nên phải điều trị suốt đời để phòng ngừa những cơn đột quỵ mới. Chứng giật tay chân là do di chứng của đột quỵ.

Việc bạn thường xuyên tập luyện thể dục là phương pháp đúng để hồi phục từ từ các di chứng do đột quỵ, bạn nên tiếp tục.

Bạn có thể đến các trung tâm vật lý trị liệu chuyên sâu về phục hồi chức năng sau đột quỵ để được hướng dẫn về phương pháp tập luyện.

Quốc Đạt

  09:47 ngày 24/02/2023

Trẻ em có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hay không? Hở van tim 3 lá có đáng lo không bác sĩ?

BS Lê Hồng Tuấn

Chào bạn!

Nguy cơ nhồi máu cơ tim ở trẻ em rất thấp. Nhồi máu cơ tim ở trẻ em chỉ xảy ra trong các trường hợp dị dạng mạch máu nuôi tim (động mạch vành) hoặc các bệnh lý làm cho máu dễ đông. Bạn nên yên tâm nếu con (cháu) bạn không nằm trong nhóm nguy cơ trên.

Hầu hết hở van 3 lá mức độ nhẹ và trung bình không gây nguy hiểm cho sức khỏe, ngoại trừ một vài trường hợp hở van 3 lá nặng do các bệnh lý thứ phát do tăng áp phổi hay suy tim thì cần phải điều trị bởi một bác sĩ chuyên khoa tim mạch.

 

Thanh Hùng

  09:47 ngày 24/02/2023

Tôi năm nay 56 tuổi, từng bị đột quỵ nhẹ 1 lần nhưng nhờ phát hiện và cấp cứu kịp thời nên hiện sức khỏe ổn định. Vậy trường hợp tôi có được tham gia các gói bảo hiểm cho bệnh hiểm nghèo, đột quỵ của Bảo Việt nhân thọ không?

Ông Nguyễn Minh Vương

Chúc mừng anh đã có sức khỏe ổn định.

Trong trường hợp bị đột quỵ nhẹ thì không thuộc phạm vi bảo vệ trong điều khoản hợp đồng sản phẩm đang triển khai.

Đăng Hải Đà Nẵng

  09:47 ngày 24/02/2023

Cách đây 5 tháng tôi bị tai biến sau giấc ngủ khoảng rạng sáng, người nhà không biết, đưa đi viện nghe nói qua giờ vàng. Hiện tôi đi lại được dù còn yếu, nói khó sau mấy tháng điều trị, đang phải tập vật lý trị liệu và uống thuốc. Tại Việt Nam, nơi nào tốt nhất giúp tôi bình phục hẳn?

BS Lê Hồng Tuấn

Chào bác!

Theo như bác mô tả bệnh lý của bác là trường hợp đột quỵ không rõ giờ khởi phát nên không được điều trị bằng biện pháp tiêu sợi huyết hay lấy huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu não được. Vì vậy, một số tế bào não bị tổn thương và không hồi phục dẫn đến tình trạng thiếu hụt thần kinh - vận động mà bác đang mắc phải.

Với tình trạng sức khỏe của bác hiện nay cần làm các việc sau đây:

- Khám thường xuyên và liên tục với bác sĩ chuyên khoa tim mạch hoặc chuyên khoa mạch máu não nhằm điều trị tốt hơn các yếu tố nguy cơ để tránh nguy cơ tái phát đột quỵ thiếu máu não.

- Về tình trạng thiếu hụt vận động do di chứng của lần đột quỵ trước, bác cần tập vật lý trị liệu vận động nhằm phục hồi các dẫn truyền thần kinh và phục hồi sức cơ tại các chi bị yếu. Việc phục hồi hoàn toàn như thể trạng ban đầu là rất khó khăn. Tuy nhiên, sự phục hồi phụ thuộc nhiều vào việc cố gắng tập luyện của bác nhiều hơn là việc dùng thuốc hoặc tìm kiếm một phương pháp điều trị cao cấp khác.

Chúc bác luôn kiên trì và đạt hiệu quả cao!

 

Hiên Nguyễn

  09:47 ngày 24/02/2023

Khi có người thân bị đột quỵ nhưng trung tâm đột quỵ ở quá xa, vậy làm thế nào để có thể được cấp cứu trong giờ vàng?

BS Đặng Duy Phương

Nếu có dấu hiệu của bệnh đột quỵ thì nên đến cơ sở y tế gần nhất để đủ phương tiện cấp cứu ban đầu trước khi bệnh nhân được chuyển đến những trung tâm đột quỵ.

Anh Tuấn

  09:50 ngày 24/02/2023

Tôi có lipid máu cao thì có thể tham gia gói bảo hiểm tim - mạch không?

Ông Nguyễn Minh Vương

Chào anh,

Với sản phẩm An khang Hạnh phúc, An vui sống khỏe, anh vẫn có thể tham chương trình bảo hiểm nhân thọ có phạm vi bảo vệ liên quan tới ung thư, tim mạch và đột quỵ

Hoa

  09:50 ngày 24/02/2023

Bị giãn tĩnh mạch có gây nên đột quỵ không?

BS Đặng Duy Phương

Bị giãn tĩnh mạch có thể gây ra huyết khối tĩnh mạch. Khi huyết khối tĩnh mạch chạy về phổi có thể gây ra thuyên tắc phổi/nhồi máu phổi, là một tình trạng bệnh nặng, nguy cơ tử vong cao.

Do đó, chị cần siêu âm tĩnh mạch để kiểm tra tình trạng giãn tĩnh mạch, cũng như xem có huyết khối ở tĩnh mạch hay không để được điều trị phù hợp.

Ngọc Hân

  09:51 ngày 24/02/2023

Thưa bác sĩ, tôi nay 42 tuổi, thỉnh thoảng bị trúng gió, liệu có khả năng đột quỵ không?

BS Trần Chí Cường

Trúng gió là thuật ngữ khá mơ hồ về bệnh! Nếu chúng ta chỉ mệt mỏi đơn thuần liên quan đến làm việc quá sức hay ảnh hưởng của thời tiết như dầm mưa, làm việc ngoài trời nắng nhiều giờ... Với các dấu hiệu thường thấy là hắt hơi, sổ mũi, đau đầu thoáng qua thì có thể điều trị thông thường, không nên ngộ nhận các dấu hiệu sớm của đột quỵ (yếu tay chân thoáng qua, nói khó thoáng qua, ngất xỉu thoáng qua, mặt méo thoáng qua).

Ngọc Bình

  09:57 ngày 24/02/2023

Tôi muốn mua bảo hiểm cho bố mẹ. Công ty có gói bảo hiểm nào vừa bảo hiểm bệnh ung thư vừa bảo hiểm các bệnh tai biến không? Điều kiện để tham gia là gì và quyền lợi ra sao?

Ông Nguyễn Minh Vương

Chào Chị.

Với độ tuổi từ 0 đến 65 tuổi sẽ tham gia được chương trình.

Bảo Việt nhân thọ có dòng sản phẩm An khang hạnh phúc, An vui sống khỏe sẽ cung cấp các gói bảo vệ liên quan đến ung thư, đột quỵ và nhồi máu cơ tim cũng như các phạm vi bảo hiểm khác.

Chị cho thông tin, Bảo Việt nhân thọ sẽ cử cán bộ đến gặp và tư vấn quyền lợi cụ thể, chi tiết.

Ngoc Do

  09:57 ngày 24/02/2023

Triệu chứng Sớm của bệnh đột quỵ là gì?

PGS-TS-BS Nguyễn Huy Thắng

Các triệu chứng của đột quy xảy ra một cách đột ngột, nặng ngay từ đầu nên không có dấu hiệu cảnh báo. Khoảng 10-15% bệnh nhân bị đột quỵ có cơn thiếu máu não thoáng qua, tay chân yếu liệt nhẹ, nói ngọng tự phục hồi, thoái lui rất nhanh khoảng vài giờ, làm bệnh nhân mất cảnh giác, không nhận ra là đột quỵ. Đây là cảnh báo của đột quỵ, nên đi khám ngay!

Thắng

  09:57 ngày 24/02/2023

Đi tiểu khó khăn và buốt thì có bị ung thư tuyến tiền liệt không?

BSCK2 Phan Tấn Thuận

Bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để được khảo sát thêm. Tiểu khó khăn và buốt có thể gặp ở nhiều bệnh lý hệ niệu như nhiễm trùng tiểu, bướu lành hay ung thư tiền liệt tuyến,...

Khoa Tin

  09:57 ngày 24/02/2023

Tôi 20 tuổi, đọc báo thấy người đột quỵ ngày càng trẻ, mỗi năm nước ta có bao nhiêu ca và số ca trẻ chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

BS Trần Chí Cường

Theo thống kê của Bộ Y tế và các bệnh viện, hiện nay, nước ta có hơn 200.000 bệnh nhân đột quỵ mỗi năm. Trong đó, số người trẻ dưới 40 tuổi chiếm 5%. Tuy nhiên, đột quỵ có khuynh hướng gia tăng và liên quan nhiều đến thói quen sinh hoạt như hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều nhất là đối tượng bắt đầu uống rượu bia dưới 18 tuổi.

Đây là vấn đề cần cảnh báo nghiêm túc đến toàn thể cộng đồng. Các bậc cha mẹ và các trường học cần có sự giám chặt chẽ và nghiêm cấm sử dụng rượu bia, thuốc lá ở tuổi học đường cũng như việc thực thi luật pháp cần được thực hiện nghiêm minh mới có thể giảm được tỉ lệ đột quỵ người trẻ trong tương lai

Với sự mất kiểm soát về rượu bia, thuốc lá trong cộng đồng, các chuyên gia y tế lo ngại rằng sức khỏe cộng đồng của chúng ta sẽ kém hơn nhiều so với các nước trong khu vực vì tỉ lệ đột quỵ gia tăng ở người trẻ.

Mai Anh

  09:57 ngày 24/02/2023

Chào bác sĩ Thuận ở BV Ung Bướu, tôi nghe nói gần đây tỉ lệ ung thư trong người trẻ đang tăng cao. Tôi cũng thấy hơi lo lắng. Vậy bác sĩ có lời khuyên nào đối với chế độ ăn uống hằng ngày để giảm nguy cơ ung thư dạ dày không ạ? Công việc của tôi hơi stress và giờ giấc ăn uống cũng thất thường.

BSCK2 Phan Tấn Thuận

Ung thư là bệnh lý do biến đổi gen và thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, bệnh ung thư có thể gặp ở người trẻ, có thể liên quan đến yếu tố di truyền hoặc do ngẫu nhiên tình cờ.

Đối với ung thư dạ dày, một số yếu tố nguy cơ có liên quan đến chế độ ăn và lối sống: hút thuốc, uống rượu, chế độ ăn đồ chiên nướng thực phẩm cháy, thức ăn chua như dưa muối, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm giữ lâu, ướp mặn,... Vì vậy, để phòng ngừa bệnh, cần tránh những yếu tố này.

Hùng Nguyễn

  09:57 ngày 24/02/2023

Xin hỏi các bác sĩ 2 câu: - Về đột quỵ: Có phải là chờ có triệu chứng hoặc bệnh lý rồi thì mới biết mình có nguy cơ bị đột quỵ hay là có thể khám, chẩn đoán để biết trước và có giải pháp phòng tránh kịp thời? - Hiện nay có quỹ từ thiện nào hỗ trợ bệnh nhân bị sống thực vật, bại liệt toàn thân sau khi bị đột quỵ mà không chữa trị được hay không?

BS Trần Chí Cường

Đa số các trường hợp đột quỵ nhồi máu não là có triệu chứng báo trước nhưng bệnh nhân không nhận ra (hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu thoáng qua, tê tay chân thoáng qua, cầm nắm đồ đạc bị rơi, nói đớ thoáng qua, người lớn tuổi bị chóng mặt nhiều khi thay đổi tư thế hoặc có trường hợp ngất xỉu sau đó tự tỉnh lại). Những trường hợp này cần đi tầm soát sớm để loại trừ nguyên nhân đột quỵ tiềm ẩn (hẹp mạch máu não, tắc mạch máu não, hoặc đôi khi có thể là triệu chứng của bệnh tim...)

Với các công nghệ y khoa hiện đại ngày nay chúng ta có thể tầm soát sớm được các nguyên nhân gây đột quỵ.

Nói chung các quỹ từ thiện và phúc lợi xã hội hiện nay tùy vào từng địa phương và nguồn quỹ... rất khó để kêu gọi trong trường hợp bệnh nhân bị mãn tính kéo dài. Tuy nhiên, người thân có thể liên hệ hội chữ thập đỏ hoặc các quỹ từ thiện tại địa phương để nhờ hỗ trợ. Hy vọng trong tương lai cộng đồng sẽ thành lập được nhiều quỹ từ thiện giúp cho những hoàn cảnh khó khăn.

Liêm Củ Chi

  09:58 ngày 24/02/2023

Tôi bị ngứa chân, nổi các nốt ngứa lâu ngày, có người nói do gan. Có phải do viêm gan siêu vi B, C hay dấu hiệu ung thư không? Cần phải làm gì?

BSCK2 Phan Tấn Thuận

Bệnh nhân nên đi khám sức khỏe tổng quát và chuyên khoa gan mật để được tư vấn và điều trị. Trong trường hợp khám sức khỏe ban đầu ghi nhận tình trạng ung bướu, bệnh nhân sẽ được tham vấn với bác sĩ chuyên khoa.

Hương

  09:58 ngày 24/02/2023

Bị dư mỡ trong máu thì mình uống thuốc gì để giảm lượng mỡ và đó có phải là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ hay không?

BS Đặng Duy Phương

Bị dư mỡ máu thì nên uống thuốc hạ mỡ máu tùy theo loại mỡ máu bị cao (cholesterol "xấu" LDL, triglyceride). Để biết điều này và được kê toa phù hợp, bạn nên đến cơ sở y tế khám.

Tăng mỡ máu là một trong những nguyên nhân chính gây đột quỵ về tim và não. Vì tăng mỡ máu sẽ gây xơ vữa mạch máu, gây hẹp tiến triển mạch máu tim hay mạch máu não theo thời gian, nên làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Ngọc Nhi

  09:58 ngày 24/02/2023

Sau mổ hở nhân sơ tử cung kích thước 6,5 cm, cần chế độ sinh hoạt gì để mau phục hồi? Có khả năng dẫn đến ung thư không?

BSCK2 Phan Tấn Thuận

Sau khi mổ cắt tử cung hoặc bóc nhân xơ tử cung, bệnh nhân cần có chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng và vật lý trị liệu hợp lí để mau phục hồi. Bướu lành cơ trơn tử cung (u xơ tử cung) là một tổn thương lành tính, không có tiềm năng hóa ung thư.

Đoàn Hoa

  09:58 ngày 24/02/2023

Khi tham gia bảo hiểm Bảo Việt nhân thọ, thời gian phê duyệt bồi thường bảo hiểm là bao lâu nếu tôi bị chẩn đoán bệnh ung thư? Mức bồi thường như thế nào?

Ông Nguyễn Minh Vương

Chào chị.

Bảo Việt nhân thọ có trách nhiệm giải quyết quyền lợi bảo hiểm trong vào 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm đầy đủ và hợp lệ.

Mức bồi thường chi trả dựa trên điều khoản hợp đồng khi khách hàng tham gia cùng với Bảo Việt nhân thọ.

Chị cho thông tin chi tiết để Bảo Việt nhân thọ liên hệ cử cán bộ đến tư vấn cho phù hợp với nhu cầu bảo vệ và tiết kiệm của chị.

Lý Ngọc

  09:58 ngày 24/02/2023

Cắt 1 phần thùy trái gan do u tăng sinh thì chức năng gan có bị giảm không mà tôi hay bị ngứa cả người? Hiện tại u vẫn còn bên phải với kích thước nhỏ hơn 4cm thì có khả năng chuyển thành u ác hay không?

BSCK2 Phan Tấn Thuận

Bệnh nhân nên tới trung tâm chuyên sâu (Bệnh viện Ung Bướu, chuyên khoa u gan hoặc chuyên khoa nội gan mật,...) để được khảo sát và tư vấn cụ thể.

Võ Thanh

  10:00 ngày 24/02/2023

Năm 2019 tôi bị nhồi máu cơ tim, kết quả chụp mạch vành bị tắc 03 nhánh: 90%, 85% và 80%. Tôi đã đặt sten 1 nhánh 90%, 2 nhánh còn lại chưa đặt. Bác sĩ cho tôi hỏi ngoài đặt sten thì còn có phương pháp điều trị nào khác không?

BS Lê Hồng Tuấn

Chào bác!

Theo như mô tả của bác, bác bị bệnh lý 3 nhánh động mạch vành và đã được đặt 1 stent ở nhánh hẹp nhất, bác nên khám và xin ý kiến tư vấn từ bác sĩ tim mạch đang trực tiếp điều trị cho mình.

Theo các nghiên cứu gần đây, việc điều trị nội khoa tối ưu (uống thuốc đúng và đủ) có thể mang lại những lợi ích nhiều hơn cho người bệnh bị hẹp động mạch vành và không thua kém phương pháp điều trị can thiệp mạch vành (đặt stent mạch vành). Trường hợp của bác, việc quyết định có hay không đặt stent vào 2 chỗ hẹp còn lại phụ thuộc vào triệu chứng lâm sàng (đau ngực, giảm hoạt động thể lực) và đáp ứng với điều trị mà bác đang sử dụng.

 

Văn Hậu

  10:01 ngày 24/02/2023

Đang mắc ung thư có thể tham gia bảo hiểm ung thư được không?

Ông Nguyễn Minh Vương

Chào chị,

Với điều khoản sản phẩm đang triển khai thì nếu như đang mắc ung thư sẽ không thuộc phạm vi được bảo vệ.

Ms Trang

  10:01 ngày 24/02/2023

Kể từ khi vắc-xin covid được triển khai đại trà thì tình hình đột quỵ của người lớn tuổi lẫn trẻ tuổi đều tăng cao (trong khi trước đây số người trẻ tuổi đột quỵ là rất hiếm). Vậy thì có phải vắc-xin covid là 1 trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đột quỵ cao như hiện nay không ạ?

BS Trần Chí Cường

Hiện không có bằng chứng rõ ràng để đánh giá nguy cơ đột quỵ sau tiêm vắc-xin COVID-19 và cũng nên hiểu rằng nếu không có vắc-xin COVID-19 thì số lượng người tử vong có thể nhiều hơn đột quỵ rất nhiều. Hơn nữa, số lượng người mắc COVID-19 mà chưa tiêm vắc-xin lại có nguy cơ tử vong rất cao. Một trong những nguyên nhân gây tử vong là huyết khối mạch máu não. Trong khi việc tiêm vắc-xin sẽ giảm được nguy cơ mắc COVID-19 nặng và cũng đồng thời giảm được số ca đột quỵ sau mắc COVID-19.

Bên cạnh đó, cũng có một tỉ lệ nhỏ các trường hợp sau nhiễm COVID-19 có thể dẫn đến huyết khối tĩnh mạch não. Do đó, chúng ta cần quan tâm đến đối tượng này nhiều hơn nếu sau nhiễm COVID-19 có dấu hiệu đau đầu kéo dài, nôn ói, động kinh, co giật... và cần đến các bác sĩ chuyên khoa đột quỵ khám ngay để loại trừ nguy cơ các bệnh liên quan hậu COVID-19, trong đó có đột quỵ.

 

Hương

  10:02 ngày 24/02/2023

Dạo gần đây em thấy đỉnh đầu hay nhói đau và đầu cảm giác cứ xoay xoay,lấy hơi thở hơi khó. Các bác sĩ cho em hỏi đó có phải biểu hiện của đột quỵ không và cần đi khám ở bệnh viện chuyên khoa nào?

BS Lê Hồng Tuấn

Chào bạn!

Theo như bạn mô tả, những triệu chứng của bạn có thể là do bệnh lý đau đầu do rối loạn vận mạch hoặc rối loạn tiền đình. Bạn nên đi khám bởi bác sỹ chuyên khoa nội thần kinh để được chẩn đoán và điều trị để có chất lượng cuộc sống tốt hơn.

 

  10:02 ngày 24/02/2023

Tôi 18 tuổi, năm 3 tuổi có mổ lỗ dò trước ngực. Cái này có dẫn tới ung thư không?

BSCK2 Phan Tấn Thuận

Bệnh nhân cần tham vấn các yếu tố nguy cơ ung thư tại các cơ sở y tế chuyên sâu.

Tạ Tự Đức

  10:02 ngày 24/02/2023

Tôi bị đột quỵ đã 4 năm, hiện tại đi đứng, hoạt động phía bên phải hơi yếu. Tôi muốn hỏi bác sỹ ngoài tập phục hồi thì có loại thuốc nào, liều lượng bao nhiêu để có thể hổ trợ thêm hoạt động tay chân bên phải mạnh hơn không?

BS Trần Chí Cường

Sau đột quỵ 4 năm, thường di chứng để lại rất khó phục hồi thêm để trở lại bình thường. Tuy nhiên, việc tập vật lý trị liệu tại nhà bởi chính bệnh nhân và thói quen sinh hoạt vận động nhiều sẽ giúp người bệnh duy trì được chức năng cơ xương khớp và giúp cho việc phục hồi thêm. Về thần kinh cũng có một số thuốc - thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ phục hồi tế bào não. Tuy nhiên, muốn sử dụng cần được sự tư vấn của các bác sĩ.

 

Thạnh Ngừ

  10:04 ngày 24/02/2023

Xin hỏi bác sĩ Thắng và bác sĩ Thuận: Tôi mỗi tuần nhậu bia 4 lần, mỗi lần uống hơn 10 lon, mồi màng vô tư, ngoài ra còn hút thuốc lá, hiện cholesterol đang cao. Nếu không phải bỏ nhậu thì còn có cách nào khách để tránh ung thư và đột quỵ?

PGS-TS-BS Nguyễn Huy Thắng

Bạn đang tiếp xúc với một nguy cơ quan trọng dẫn đến đột quỵ và ung thư, nên để tránh nó là điều không thể xảy ra, hiện nay y học chưa làm được điều đó.

Uyển Ngọc

  10:04 ngày 24/02/2023

Tôi năm nay 73 tuổi, bị đột quỵ não, di chứng động kinh, biến chứng qua suy thận giai đoạn 3, bị cao huyết áp. Tôi cần ăn uống và chế độ sinh hoạt như thế nào để giảm thời gian phát triển suy thận?

BS Đặng Duy Phương

Về chế độ ăn uống, bác nên ăn chế độ giảm muối để ổn định huyết áp và giảm ảnh hưởng đến thận, đồng thời nên uống nước đầy đủ (khoảng 1,5 lít mỗi ngày, chia đều ra trong ngày).

Bác cũng nên xét nghiệm máu định kỳ để kiểm tra chức năng thận mỗi 3-6 tháng. Chỉ nên điều trị theo toa của bác sĩ, không nên uống thêm loại thuốc không rõ nguồn gốc vì có thể sẽ ảnh hưởng đến gan và thận.

Nguyễn Đăng Hải

  10:04 ngày 24/02/2023

Tôi bị đột quỵ cách đây 7 tháng do nhồi máu não. Vậy trong thời gian hồi phục nên chú ý những vấn đề gì?

BS Trần Chí Cường

Thứ nhất, cần kiểm soát yếu tố nguy cơ của mình. Ví dụ: Tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, thuốc lá, rượu, bia...

Thứ 2, tìm nguyên nhân gây đột quỵ và điều trị triệt để nếu được: Dị tật, dị dạng mạch máu não, rối loạn nhịp tim, tim bẩm sinh...

Thứ 3, vật lý trị liệu phục hồi chức năng để cơ thể phục hồi.

Thứ 4, dự phòng tái phát.

Hiên

  10:04 ngày 24/02/2023

Mẹ tôi 76 tuổi, cao huyết áp, rối loạn lipid máu, rối loạn nhịp tim. Vì bị thêm giãn tĩnh mạch nên tối ngủ phải gác chân trên gối chuyên dụng. Vậy mẹ nên gối đầu bằng gối mềm hay gối cao để ngừa tai biến mạch máu não?

BS Đặng Duy Phương

Tôi không rõ loại gối gác chân mẹ bạn đang sử dụng là lọai nào, tuy nhiên nếu gối gác chân quá cao thì sẽ làm tăng nguy cơ tim mạch trong khi ngủ.

Về gối đầu, mẹ bạn nên nằm gối mềm để đỡ ảnh hưởng đến cột sống vì nếu gối quá cao thì có thể tăng nguy cơ thoái hóa cột sống cổ.

Trần Anh Tuấn

  10:04 ngày 24/02/2023

Cùng với huyết áp, tiểu đường, mỡ máu... thì ung thư, đột quỵ thường được hình dung là bệnh nhà giàu, liên quan lối sống. Thực tế có phải vậy không hay do người giàu thường xuyên đi khám nên phát hiện nhiều trong khi người nghèo không dám đi nên không có trong con số thống kê? Và để phòng các bệnh trên, ngoài luyện tập và dùng thực phẩm sạch thì yếu tố môi trường ô nhiễm, tăng huyết áp, trầm cảm do công việc, chọn lý lịch gen bạn đời... có nên được đặt trong thứ tự ưu tiên hàng đầu? Nếu ưu tiên rồi thì giải pháp thế nào?

PGS-TS-BS Nguyễn Huy Thắng

Trước đây điều này là đúng, bệnh liên quan đến nhà giàu vì họ mới có bơ, sữa để ăn. Nhưng bây giờ thì nhà nghèo cũng có thể bị nhiều vì hút thuốc rất nhiều, như vậy điều này không đúng với thực tiễn bây giờ. Vì nhà giàu và nghèo đều chia sẻ nguy cơ giống nhau, đều dùng bia rượu, thuốc lá.

Hiện nay trên thế giới khuyến cáo cách kiểm soát nguy cơ đột quỵ tối ưu là thay đổi lối sống. Không có chứng cứ để chứng minh gen có liên quan đến đột quỵ. Nên làm những việc đơn giản sẽ tốt hơn là những điều xa xôi. Các hiệp hội về đột quỵ uy tín trên thế giới chưa nghĩ đến đột quỵ là một bệnh di truyền. Ở những nước đang phát triển được xem là vùng nóng của đột quỵ, ở các nước phát triển thì đột quỵ giảm dần, như vậy là lối sống chứ không phải di truyền.

Chú Tài

  10:07 ngày 24/02/2023

@PGS-TS-BS Nguyễn Huy Thắng : Có khi nào bác sĩ chuyên về đột quỵ, mạch máu não lại bị đột quỵ não không? Họ làm thế nào để phòng? Lỡ khi xảy ra thì phải làm sao? Tôi cũng có biết vài trường hợp bác sĩ giỏi chuyên khoa ung bướu lại bị ung thư, trị không được và qua đời...

PGS-TS-BS Nguyễn Huy Thắng

Điều này là hết sức bình thường, bản thân bác sĩ cũng là con người, họ cũng có thế mắc bệnh như người bình thường. Kiến thức của họ sẽ giúp họ phòng ngừa tốt nhất, nhưng không phải là không bị, khi bị bệnh họ sẽ biết cách điều trị nào tốt nhất cho mình.

ha

  10:07 ngày 24/02/2023

Tôi năm nay 50 tuổi bị mỡ máu cao ( 8.3) .1 đến 2 năm gần đây tay tôi hay run khi chạy xe máy. Xin hỏi nguyên do là như thế nào? xin cám ơn BS!

BS Lê Hồng Tuấn

Chào bác!

Bác cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tim mạch để điều trị rối loạn chuyển hóa mỡ máu nhằm tránh nguy cơ xảy ra bệnh lý tim mạch và bệnh lý mạch máu não.

Run tay khi chạy xe máy và khi vận động có thể là do nguyên nhân của thần kinh trung ương, bác cần khám bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh để được khám và điều trị đúng.

 

 

Nguyễn văn tự

  10:07 ngày 24/02/2023

Hiện nay sức khỏe tôi đang tốt, nhưng tôi muốn được tầm soát ung thư vòm hầu hoặc máu hoặc xương... thì nên làm sao. Thẻ BHYT có giúp được gì không. Xin cám ơn

BSCK2 Phan Tấn Thuận

Người dân nên đến cơ sở y tế tuyến đầu (có thể là nơi đăng ký BHYT) để được khám sức khỏe tổng quát. Những tầm soát ung thư chuyên sâu sẽ được cân nhắc theo các yếu tố nguy cơ và được thực hiện tại các cơ sở y tế có chuyên khoa ung thư.

Ngọc Linh

  10:07 ngày 24/02/2023

Nếu chưa quan hệ tình dục thì có thể bị ung thư cổ tử cung không ạ? Nhờ bác sĩ tư vấn giúp!

BSCK2 Phan Tấn Thuận

Hiện nay, nguy cơ ung thư cổ tử cung có liên quan chính đến nhiễm HPV. Ở những người chưa quan hệ tình dục hầu như không có nguy cơ nhiễm HPV gây ung thư cổ tử cung.

Trẻ em từ 12 tuổi trở đi có thể tiêm ngừa với vắc-xin kháng HPV nhằm làm giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung và các bệnh lý khác có liên quan.

Trần Oanh

  10:08 ngày 24/02/2023

Mẹ tôi 71 tuổi, bị rối loạn tiền đình, cao huyết áp, từng bị COVID-19. Trước đó, mẹ tôi bị choáng, nôn và nhập viện, bác sĩ nói mẹ tôi từng đột quỵ nhẹ. Xin cho hỏi chế độ dinh dưỡng, bồi bổ vì bà nói ăn gì cũng đắng miệng. Bà cần kiêng cử gì, có ăn yến sào được không?

PGS-TS-BS Nguyễn Huy Thắng

Đã bị đột quỵ, cao huyết áp đều quan trọng nhất là duy trì sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp, các loại thuốc phòng ngừa đột quỵ như chống loãng máu... Cần lưu ý đến huyết áp mục tiêu, dưới 140/90 để phòng ngừa đột quỵ.

Bệnh nhân nên giảm béo, giảm mỡ, giảm đường, giảm mặn. Bên cạnh đó ăn nhiều rau xanh, trái cây, củ quả, có chế độ tập luyện phù hợp, có thể đi bộ 30 phút hằng ngày. Bệnh nhân có thể dùng yến.

Chú Tài

  10:08 ngày 24/02/2023

@BSCK2 Phan Tấn Thuận : Bố và 2 chú ruột mất ở độ tuổi 60-65 vì ung thư gan, xơ gan cổ trướng..., bệnh vài năm là mất. Hiện các con, cháu chưa có ai bị. Ung thư có di truyền không? Nguy cơ cao không? Tránh được không?

BSCK2 Phan Tấn Thuận

Ung thư gan hoặc xơ gan là bệnh lý có liên quan đến các yếu tố nguy cơ như viêm gan siêu vi B,C, viêm gan, xơ gan do rượu,... và hiếm khi liên quan đến các yếu tố di truyền.

Để phòng tránh ung thư gan, xơ gan cần đi khám viêm gan siêu vi (có thể tiêm ngừa viêm gan siêu vi B nếu chưa bị nhiễm). Bên cạnh đó, hạn chế sử dụng những thức uống có cồn như bia rượu.

Quang Huy

  10:11 ngày 24/02/2023

Tôi được chẩn đoán mắc ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu nên đang rất lo sợ. Tôi thắc mắc ung thư tuyến giáp có chữa được không và có cách nào giúp kéo dài thời gian sống không?

BSCK2 Phan Tấn Thuận

Ung thư tuyến giáp là loại ung thư có thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng phẫu thuật, nội tiết và Iod 131. Thậm chí khi ung thư tuyến giáp di căn, chúng ta cũng có thể điều trị khỏi với Iod phóng xạ

Hạ Vy

  10:11 ngày 24/02/2023

@Ông Nguyễn Minh Vương : Chi phí điều trị ung thư và đột quỵ rất tốn kém, nhà có bảo hiểm y tế nhưng chỉ được chi trả một phần chi phí nằm trong danh mục.Xin hỏi ông có thể chia sẻ một số sản phảm bảo hiểm nhân thọ có quyền lợi về hai bệnh này giúp để tôi cân nhắc. Tôi có mức thu nhập khoảng 20tr/ tháng.

Ông Nguyễn Minh Vương

Cảm ơn phản hồi của chị. Bảo Việt nhân thọ xin giới thiệu sản phẩm mang thương hiệu quốc gia năm 2022: An khang hạnh phúc và An vui sống khỏe để chị cân nhắc.

Phương Anh

  10:11 ngày 24/02/2023

Mẹ tôi 72 tuổi huyết áp cao, bị u tuyến giáp đã uống thuốc 10 năm nay, nhưng thận bà hiện rất yếu, thường xuyên phải đi tiểu. Xin bác sĩ tư vấn cần nên làm gì? Xin cảm ơn

BSCK2 Phan Tấn Thuận

Bệnh nhân tới trung tâm chuyên khoa để được khảo sát lại và tư vấn cụ thể.

Trần Thị Châu

  10:11 ngày 24/02/2023

Từ đợt bị COVID-19 đến nay (hai lần, một lần thời Delta, một lần thời Omicron), tôi hay có cảm giác dễ mệt hơn khi hoạt động gắng sức, lên cầu thang 3 lầu là thở dốc (trước đó chạy 6-7 lầu cũng không sao). Có thể nào COVID-19 gây biến chứng tim mạch không, tôi nên làm gì?

BS Đặng Duy Phương

COVID-19 có nguy cơ dẫn đến các bệnh lý tim mạch, bạn cần đi khám để loại trừ bệnh lý tim mạch. COVID-19 chủ yếu tấn công vào phổi nên giảm gắng sức là tình trạng chung của nhiều bệnh nhân hậu COVID-19. Để khắc phục tình trạng hậu COVID-19 bạn cần luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe (chạy bộ, bơi lội, đạp xe đạp...).

Nguyễn Văn Anh

  10:11 ngày 24/02/2023

Tôi nghe nói có hai dạng đột quỵ tim và đột quỵ não. Loại nào nguy hiểm hơn và thường người đang có bệnh nền nào thì dễ có nguy cơ xảy ra dạng đột quỵ nào?

BS Lê Hồng Tuấn

Chào bạn!

Cả hai loại đột quỵ như bạn nói đều nguy hiểm cho tính mạng và sức khỏe. Bạn nên ăn uống và tập luyện điều độ, đến bác sĩ nếu bạn nghi ngờ hoặc có triệu chứng bệnh.

 

Đoàn Lâm

  10:12 ngày 24/02/2023

Mẹ tôi 72 tuổi, bị các bệnh mất trí nhớ nhẹ, rối loạn tiền đình và cao huyết áp. Xin hỏi về Chế độ dinh dưỡng, dấu hiệu trước khi bị đột quỵ và khi bị ung thư, cách xử lý.

BS Trần Chí Cường

Người lớn tuổi bị mất trí nhớ nhẹ cần được kiểm tra đánh giá kỹ lưỡng và hiện nay có nhiều thuốc điều trị dự phòng sa sút trí tuệ khá tốt. Một số trường hợp mất trí nhớ nhẹ liên quan đến các bệnh lý mạch máu não và cũng có thể là dấu hiệu sớm của đột quỵ. Do đó, nên kiểm tra, tầm soát.

Về bệnh ung thư, tùy theo mình muốn kiểm tra hệ cơ quan nào. Hiện nay có rất nhiều các biện pháp tầm soát sớm ung thư và tùy theo mỗi hệ cơ quan các bệnh ung thư sẽ có những biểu hiện khác nhau.

Nguyễn Thị Minh

  10:12 ngày 24/02/2023

Chào bác sĩ, tôi đã bị COVID-19 rất nặng hồi dịch năm 2021, tôi có nghe nói bệnh nhân COVID-19 rất dễ bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ sau này. Điều này có đúng không? Tôi nên làm gì để giảm nguy cơ?

PGS-TS-BS Nguyễn Huy Thắng

Điều này là có thể xảy ra nhưng thường diễn ra trong thời gian bị COVID-10 (khoảng 1 tháng). Do chị đã bị lâu rồi thì không còn là yếu tố nguy cơ nữa, không cần quá lo lắng.

Trần Văn Minh

  10:12 ngày 24/02/2023

Chào bác sĩ, tôi năm nay 60 tuổi và bị cao huyết áp, mỡ máu đã lâu, được cho biết là có nguy cơ nhồi máu cơ tim. Biến chứng này có dấu hiệu nào cảnh báo trước không? Có những dấu hiệu gì thì tôi nên đến cơ sở y tế?

BS Đặng Duy Phương

Đầu tiên, bác phải điều trị bệnh cao huyết áp và mỡ máu đều đặn theo toa của bác sĩ để giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim. Ngoài ra cần tập luyện thể dục thể thao đều đặn (ví dụ đi bộ đều hàng ngày).

Nếu bác có những triệu chứng như: Tức ngực khi gắng sức, giảm khi nghỉ ngơi; giảm khả năng gắng sức thì nên đến các cơ sở y tế để tầm soát sâu hơn về bệnh mạch vành.

Dấu hiệu chính của nhồi máu cơ tim là tức ngực kéo dài trên, có thể lan lên cằm hoặc sau lưng; khi có dấu hiệu này bác cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

Ly

  10:19 ngày 24/02/2023

Lipid gan có nguy hiểm hay không? Kích cỡ như thế nào thì ở mức nguy hiểm, phải làm gì để xử lý?

BS Đặng Duy Phương

Bạn nên đi xét nghiệm máu tổng quát để đánh giá mức độ mỡ trong máu và chức năng gan, đồng thời siêu âm bụng tổng quát cũng như khám bác sĩ chuyên khoa gan - mật để được tư vấn tốt nhất.

Thanh An

  10:19 ngày 24/02/2023

@Ông Nguyễn Minh Vương : Tôi còn trẻ và khỏe nên chưa thấy cần thiết phải tham gia bảo hiểm nhân thọ. Nhưng bạn bè tôi nói là nên tham gia ngay lúc này thậm chí càng sớm càng tốt. Vì sao lại thế ạ?

Ông Nguyễn Minh Vương

Chào Bạn.

Những bạn bè của bạn chia sẻ đúng. Bởi vì rủi ro xảy ra bất kỳ lúc nào, bất kỳ nơi đâu, bất kỳ cho ai mình không lường trước được. Do vậy được bảo vệ càng sớm càng yên tâm.

Tham gia sớm thì được bảo vệ sớm.

Tham gia trễ thì phí bảo hiểm sẽ tăng do tuổi tăng. Và cũng có một rủi ro có thể xảy ra là tham gia muộn có thể không được bảo vệ do tình trạng sức khỏe thay đổi, không thuộc phạm vi bảo hiểm.

Tham gia sớm bạn sẽ có kế hoạch tiết kiệm sớm cho mình bên cạnh được bảo vệ tài chính trước những rủi ro không lường trước được trong cuộc sống.

Trần Thị Anh Chi

  10:19 ngày 24/02/2023

Chào bác sĩ, tôi nghe nói tiêm vắc-xin COVID-19 ở người bị cao huyết áp lâu năm như tôi dễ bị mệt tim. Tôi đã 70 tuổi và chưa tiêm mũi 4. Nếu tôi đi tiêm thì có nên không? Nên lưu ý điều gì? Triệu chứng gì thì phải đi khám?

BS Đặng Duy Phương

Bác nằm trong nhóm có yếu tố nguy cơ cao nếu bị nhiễm COVID-19. Do đó, bác nên tiêm vắc-xin COVID-19 theo lịch được Bộ Y tế khuyến cáo.

Sau khi tiêm chủng bác nên tuân thủ theo những lời dặn dò của bác sĩ khám tại điểm tiêm chủng và vẫn duy trì việc điều trị bệnh cao huyết áp đều đặn theo toa đang sử dụng, đồng thời phải theo dõi huyết áp hàng ngày.

VÒNG VIỄN SƠN

  10:19 ngày 24/02/2023

nên ăn gì, uống gì để phòng tránh ung thư và đột quỵ? xin cảm ơn bác sĩ

PGS-TS-BS Nguyễn Huy Thắng

Đối với đột quỵ: giảm béo, giảm ngọt, giảm mặn kèm theo đó nên ăn uống lành mạnh, tập luyện thể thao mỗi ngày, tránh xa những thói quen xấu như thuốc lá, bia rượu.

Thanh Nguyên

  10:19 ngày 24/02/2023

Đột quỵ có di truyền không?

BS Trần Chí Cường

Đột quỵ phần lớn liên quan nhiều đến các bệnh lý nền, rất hiếm trường hợp liên quan đến di truyền.

Trinh Nguyen

  10:19 ngày 24/02/2023

Tôi đôi khi đánh tenis nhưng rất khó thở, bác sĩ có thể cho biết cần làm gì để chơi thể thao được an toàn?

BS Lê Hồng Tuấn

Chào bạn!

Tenis là môn thể thao đối kháng cường độ cao, bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và trả lời có tiếp tục chơi môn thể thao này không?

 

Phương Anh

  10:19 ngày 24/02/2023

Tôi thường đau bụng do rối loạn tiêu hoá rồi khó thở và ngất xỉu. Có phải liên quan đến tim mạch hay không?

BS Lê Hồng Tuấn

Chào bạn!

Theo mô tả thì khả năng bạn mắc bệnh tim mạch không cao, có thể bạn bị mắc bệnh rối loạn hệ thần kinh thực vật. Bạn nên đến bệnh viện để làm các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh nhằm tìm ra nguyên nhân và điều trị những rối loạn trên.

 

Nguyễn Văn Thông

  10:19 ngày 24/02/2023

Đột quỵ có thể dùng thuốc đông y cấp cứu không?

BS Trần Chí Cường

Hiện chưa có bằng chứng khoa học rõ ràng để chứng minh các thuốc đông y có thể mang lại hiệu quả trong cấp cứu đột quỵ. Hiện nay, có thuốc làm tan cục máu đông rất hiệu quả, tuy nhiên phải được sử dụng và kiểm soát nghiêm ngặt tại các bệnh viện chuyên khoa và được chỉ được sử dụng trong khoảng thời gian vàng trước 4-5 giờ cho những bệnh nhân nhồi máu não.

Không có chuyện một thuốc nào đó mà có thể chữa được các loại đột quỵ nhồi máu não hay xuất huyết não như một số thông tin không chính thống ngoài cộng đồng, người dân nên lưu ý để tránh tiền mất tật mang.

Thực tế có nhiều trường hợp bệnh nhân khi vào bệnh viện bị đột quỵ nặng hỏi bác sĩ "tại sao tôi có uống các loại thuốc phòng ngừa mà vẫn bị".

Bạn đọc

  10:19 ngày 24/02/2023

Xin hỏi bác sĩ cách sơ cứu người bị đột quỵ đúng cách?

PGS-TS-BS Nguyễn Huy Thắng

Khi có dấu hiệu đột quỵ cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay lập tức, bệnh viện gần nhất và phải có khả năng điều trị cấp.

Các biện pháp cấp cứu tại nhà thì khuyến cáo người nhà không làm gì cả, để cho bệnh nhân nằm nghiêng để không bị sặt khi ho. Tuyệt đối không nặn chanh vào miệng, chích máu đầu ngón tay...

Hùng văn

  10:25 ngày 24/02/2023

Bị gút thì có ảnh hưởng đến tim mạch hay không? Cần phải làm gì khi bị gút thưa bác sĩ?

BS Đặng Duy Phương

Bệnh gút (do tăng axit uric máu) là do chế độ ăn không hợp lý, nên có thể dẫn đến những nguy cơ như mỡ máu cao hay cao huyết áp, do đó dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Bạn nên thay đổi lối sống và chế độ ăn uống cũng như đến khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị bệnh gút sớm nhằm giảm những biến chứng về khớp trong khi bị gút.

Trung

  10:26 ngày 24/02/2023

Bị đau bụng hoài không hết đi khám siêu âm nội soi thì không bị HP nếu để lâu ngày không hết thì có khả năng bị ung thư hay không?

BSCK2 Phan Tấn Thuận

Helicobacter Pylori (HP) là yếu tố liên quan đến ung thư dạ dày. Bệnh nhân nên đi khám tại các cơ sở y tế để làm rõ nguyên nhân của tình trạng đau bụng để từ đó có kế hoạch điều trị, theo dõi và tầm soát ung thư phù hợp.

Trần Mai Chi

  10:26 ngày 24/02/2023

Chào bác sĩ, khoảng nửa năm nay em có triệu chứng thỉnh thoảng hay nặng ngực, tim đập nhanh. Thỉnh thoảng xảy ra ngay cả khi đang ngồi bình thường, nhất là những giai đoạn căng thẳng công việc. Có phải em bị bệnh tim rồi không? Đó có thể là những bệnh gì? Em nên làm thế nào?

BS Đặng Duy Phương

Đây cũng là những triệu chứng có thể là do bệnh tim mạch, liên quan đến nhịp tim. Bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa tim mạch để loại trừ các bệnh lý tim mạch, nhịp tim. Ngoài ra, bạn nên có chế độ luyện tập thể dục, thể thao đều đặn. Nếu bạn có những dấu hiệu như mệt, giảm khả năng gắng sức, hồi hộp, đánh trống ngực, nặng ngực trong thời gian tập luyện, bạn càng nên đi khám sớm.

Tô Văn Trường

  10:26 ngày 24/02/2023

Bác sĩ Thắng vui lòng cho biết các biện pháp ngừa tử vong do đột quỵ ban đầu như chích máu, giật lưỡi... đang phổ biến trên mạng có đúng không?

PGS-TS-BS Nguyễn Huy Thắng

Đây là những biện pháp phản khoa học, không có cơ sở, tất cả các hiệp hội y khoa không khuyến cáo.

Phạm Anh

  10:37 ngày 24/02/2023

Tôi có nghe nói một số nghiên cứu trên thế giới những năm gần đây nói huyết áp trên 130 mmHg đã là nguy hiểm cho tim mạch thay vì 140 như mọi người nói. Tôi năm nay mới 30 tuổi mà huyết áp thường xuyên ở mức 130/80, như vậy có nguy hiểm không. Tôi hơi béo.

BS Lê Hồng Tuấn

Chào bạn!

Nghiên cứu SPRINT tại Mỹ cho thấy mức huyết áp tâm thu từ 120-130 mmHg có ý nghĩa làm giảm các biến cố tim mạch (đột quỵ não, nhồi máu cơ tim) so với mức huyết áp tâm thu 140 mmHg. Dù vậy, các hướng dẫn điều trị tăng huyết áp trên thế giới hiện nay chỉ khuyến cáo điều trị khi người bệnh có mức huyết áp > 140/90mmHg.

Trường hợp của bạn nên tập luyện và ăn uống điều độ mà chưa cần phải điều trị tăng huyết áp bằng thuốc.

 

Bạn đọc

  10:37 ngày 24/02/2023

Nhiều người khi siêu âm thì phát hiện nhân giáp nhỏ, sau đó nhân giáp này tự tan. Bác sĩ giải thích thêm về những trường hợp này? Có nguy hiểm không

BSCK2 Phan Tấn Thuận

Do sự kì diệu của cơ thể con người nên tuyến giáp có cơ chế hoạt động đặc thù. Tuyến giáp tiết ra hocmon có vai trò thúc đẩy chuyển hóa tạo ra năng lượng cho hoạt động con người mỗi ngày. Hocmon tuyến giáp sau khi chế tiết sẽ đươc hấp thu và giữ lại tại tuyến giáp, nên thỉnh thoảng sẽ có sự hấp thu không đều tạo nên những hạt phình giáp. Khi cần thiết hocmon này sẽ được đưa vào máu tùy theo mức độ hoạt động (khi làm việc sinh hoạt cần nhiều, khi ngủ nghỉ cần ít,...). Chính vì vậy, những hạt phình giáp giải phóng sẽ mất đi nên phần lớn số trường hợp phình giáp sẽ được theo dõi và không cần điều trị (kể cả dùng thuốc).

Phạm Nguyên

  10:37 ngày 24/02/2023

Chào bác sĩ, tôi bị nhồi máu cơ tim năm ngoái. Khi nào tôi có thể tập thể dục trở lại và tập thế nào để không bị đau tim lần nữa?

BS Đặng Duy Phương

Tùy theo tình trạng nhồi máu cơ tim của bạn, nếu bạn đã được can thiệp để tái thông mạch máu tim thì bạn nên tập thể dục lại sớm để hồi phục tình trạng suy tim sau nhồi máu với một kế hoạch hợp lý. Bạn nên tham khảo lời khuyên của bác sĩ tim mạch.

Trần Chi

  10:37 ngày 24/02/2023

Em mới 20 tuổi, đã bị COVID-19 từ thời Delta và cho đến nay vẫn cảm thấy người yếu hơn xưa, nhiều khi đứng lên gấp hay choáng váng, hoặc mệt khi chạy bộ. Có phải em bị bệnh tim mạch rồi không? Người trẻ tuổi có khả năng bị tim mạch hậu COVID-19 hoặc vì các nguyên nhân nào khác không?

BS Đặng Duy Phương

COVID-19 tác động chính là đến phổi, sẽ làm giảm khả năng gắng sức. Em nên tập chạy bộ trở lại, nhưng thời gian đầu thì em chỉ nên chạy với tốc độ chậm trong khoảng 30-45 phút, tăng dần tốc độ vào những tháng sau khi quen với nhịp độ ban đầu.

Người trẻ tuổi có khả năng bị bệnh tim mạch hậu COVID-19 ví dụ như viêm cơ tim, nhồi máu cơ tim cấp... Nếu em có những triệu chứng sốt, đột ngột đau ngực kéo dài không giảm, em nên đến cơ sở y tế gần nhất khám.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo