xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kiểm soát thực phẩm giảm cân chứa chất cấm Sibutramine

Hải Anh

Cơ quan chức năng đã phát hiện một số sản phẩm giảm cân chứa Sibutramine trên thị trường. Đây là loại chất cấm do gây các tác động xấu tới tim mạch.

Thực phẩm giảm cân chứa chất cấm

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết vừa nhận được thông tin cảnh báo một số loại thực phẩm đang bán tại Singapore với công dụng giảm cân, thanh lọc cơ thể chứa chất cấm. Cơ quan Khoa học Y tế Singapore (HSA) thông báo về việc phát hiện các chất cấm sibutramine có trong một số loại thực phẩm bán tại Singapore. Cục An toàn thực phẩm ngay lập tức đã tiến hành rà soát nội bộ và kết quả là: Từ tháng 9-2014 đến nay, các sản phẩm trên chưa được cấp công bố tại Cục nhập khẩu vào Việt Nam.

Kiểm soát thực phẩm giảm cân chứa chất cấm Sibutramine - Ảnh 1.

Sản phẩm Rozell Detox

Trước thông tin trên, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm có tên nêu trên và báo với cơ quan chức năng gần nhất nếu phát hiện tổ chức, cá nhân có bán các sản phẩm này. 5 sản phẩm giảm cân, detox phát hiện có chất cấm gồm: sản phẩm Clinic K, thành phần ghi trên nhãn Clinical Weight-loss Formula, bào chế dưới dạng viên, không rõ nhà sản xuất, quốc gia. Sản phẩm bị phát hiện có chứa Sibutramine; Sản phẩm RO Slim Booster được đóng dạng hộp, không rõ thông tin nhà sản xuất. Sản phẩm bị phát hiện có chứa Sibutramine; Sản phẩm Rozell Detox, nhà sản xuất VellyGold Beauty (0024 81009-H) No38A, Jalan PSK 8 Pusat Perdagangan Seri Kembangan 43300 Selangor. Sản phẩm bị phát hiện có chứa Sennoside; Sản phẩm Serifa Beauty Solidmolid, nhà phân phối SERIFA BEAUTY Serifa Beauty&Health LG-10A MBE (Suite 888), Setapak Sentral Mall, 67 Jalan Taman Ibu Kota, 53300 Kuala Lumpu; Sản phẩm LKS Coffee đóng dạng gói, có chứa Sibutramine.

Kiểm soát thực phẩm giảm cân chứa chất cấm Sibutramine - Ảnh 2.

Sản phẩm LKS Coffee đóng dạng gói

Theo các chuyên gia, thực trạng trộn tân dược vào các sản phẩm thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe đã được cảnh báo từ lâu. Một số sản phẩm gắn mác thảo dược nhưng khi kiểm tra lại phát hiện có chứa tân dược vốn là các thuốc điều trị các bệnh sinh lý nam giới cần có chỉ định, kê đơn.

Theo PGS-TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết Sibutramine là hoạt chất được chỉ định trong điều trị béo phì bao gồm giảm cân và duy trì cân nặng. Tuy nhiên, thuốc gây ra một số rối loạn, đặc biệt tác động nguy hiểm đến hệ tim mạch ở những người có nguy cơ cao. Sibutramine có thể ảnh hưởng tới sức khỏe như gây chóng mặt, đau đầu, dị ứng, làm tăng các nguy cơ tim mạch.

Kiểm soát thực phẩm giảm cân chứa chất cấm Sibutramine - Ảnh 3.

Sản phẩm Serifa Beauty Solidmolid

Ông Phong cho biết qua chương trình giám sát chủ động, các cơ quan chức năng đã phát hiện một số sản phẩm giảm cân có chứa chất cấm Sibutramine và Phenolphthaleine. Đây đều là các chất cấm sử dụng trong điều chế thuốc và được kiểm soát nghiêm ngặt từ Bộ Y tế lưu hành trên thị trường và bị phát hiện. Các sản phẩm này đã bị thu hồi và xử lý theo quy định. Cục An toàn thực phẩm cũng khuyến cáo người tiêu dùng cẩn trọng với thông tin một số tổ chức, cá nhân đã cố tình vi phạm những quy định về sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe, không thực hiện việc công bố hợp quy sản phẩm…

Sibutramine bị cấm lưu hành từ nhiều năm trước

Sibutramine bị FDA cấm lưu hành từ tháng 10-2010. Tại Việt Nam, sibutramine từng được chỉ định trong điều trị béo phì gồm giảm cân và duy trì cân nặng. Tuy nhiên, hoạt chất này bị Cơ quan quản lý Dược phẩm châu Âu, Mỹ và một số nước khuyến cáo về khả năng làm tăng nguy cơ tim mạch. Ngày 8-6-2010, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ngưng cấp phép nhập khẩu sibutramine. Năm 2011, Cục đình chỉ lưu hành và thu hồi các thuốc chứa hoạt chất sibutramine do có tác dụng không mong muốn. Cục cũng rút số đăng ký của tất cả thuốc có chứa hoạt chất sibutramine. Chất Sibutramine tạo cảm giác no và không thèm ăn nhưng tăng nguy cơ co giật, đau tim, loạn nhịp tim và đột quỵ.

Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân, để mua được các sản phẩm thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe bảo đảm an toàn, người tiêu dùng cần: Lựa chọn và mua sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe đã được cơ quan chức năng xác nhận cho phép lưu hành (sản phẩm đã được cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm hoặc sản phẩm đã được cấp công bố phù hợp quy định, an toàn thực phẩm); Mua các sản phẩm rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ, mua tại các cửa hàng có uy tín; Kiểm tra nhãn mác, hạn sử dụng của sản phẩm.

Cục An toàn thực phẩm cũng khuyến cáo người tiêu dùng cẩn trọng với thông tin một số tổ chức, cá nhân đã cố tình vi phạm những quy định về sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe, không thực hiện việc công bố hợp quy sản phẩm…

Cũng theo ông Nguyễn Thanh Phong, thời gian tới, Cục An toàn Thực phẩm sẽ tiếp tục tập trung kiểm tra các sản phẩm thực phẩm chức năng, trong đó sẽ đặc biệt ưu tiên kiểm tra hoạt chất Sibutramin, đồng thời sẽ công khai các sản phẩm không đạt chất lượng để người dân biết và lựa chọn. Để tiếp tục triển khai công tác kiểm tra giám sát an toàn thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm đề nghị Giám đốc Sở Y tế, Trưởng Ban quản lý An toàn thực phẩm các tỉnh thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn triển khai lấy mẫu trên diện rộng, tập trung vào nhóm sản phẩm giảm cân là thực phẩm chức năng để đánh giá chất lượng và an toàn của sản phẩm, ưu tiên giám sát chỉ tiêu Sibutramine.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo