xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khám, chữa bệnh từ xa về đích trước hạn

Ngọc Dung

Khám, chữa bệnh từ xa vừa phục vụ người bệnh, vừa cải thiện hệ thống cơ sở y tế. Mô hình này giúp chăm sóc sức khỏe cho người dân nhanh hơn, hiệu quả hơn, an toàn hơn trong bối cảnh có dịch bệnh.

168 cơ sở y tế được bệnh viện tuyến đầu nhi khoa hỗ trợ chuyên môn

Chiều 11-9, Bệnh viện Nhi Trung ương đã chính thức đưa hệ thống hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa (Telehealth) vào phục vụ công tác khám, chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh cho trẻ em và đào tạo cán bộ y tế tại cơ sở theo hình thức trực tuyến. Tại buổi khai trương có 168 điểm cầu tại các cơ sở y tế, bệnh viện được kết nối qua hệ thống Telehealth với Trung tâm điều hành tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Khám, chữa bệnh từ xa về đích trước hạn - Ảnh 1.

Hệ thống Telehealth Bệnh viện Nhi Trung ương kết nối với 168 cơ sở y tế trên toàn quốc

Tại buổi lễ, GS-TS Nguyễn Thanh Long, Quyền Bộ trưởng Y tế  nhấn mạnh việc triển khai hệ thống khám bệnh, chữa bệnh từ xa là bước phát triển mới hướng tới sự đồng bộ, hoàn thiện hệ thống khám, chữa và phòng bệnh đa dạng của Bệnh viện Nhi Trung ương. "Đây cũng là bước triển khai thiết thực chủ trương chuyển đổi số của Chính phủ, đồng thời giúp chăm sóc sức khỏe cho người dân nhanh hơn, hiệu quả hơn, an toàn hơn trong bối cảnh có dịch bệnh"- ông Long nói.

Theo GS Long, trước kia có nhiều ca cấp cứu xảy ra trong đêm, tuyến trên hỗ trợ tuyến dưới còn nhiều khó khăn, với đề án khám chữa bệnh từ xa này, các cơ sở y tế kết nối với nhau đã khắc phục được những hạn chế trên. Với đề án này, các bệnh viện tuyến trung ương sẽ hỗ trợ tới tuyến huyện, xã để người dân được hưởng những dịch vụ y tế, được chẩn đoán tốt hơn. Việc triển khai hệ thống khám, chữa bệnh từ xa trong lĩnh vực nhi khoa là bước phát triển mới hướng tới sự đồng bộ, hoàn thiện hệ thống khám, chữa và phòng bệnh đa dạng của Bệnh viện Nhi Trung ương.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp tục tập trung, phát triển các hoạt động đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực song song với ứng dụng, phát triển kỹ thuật cao, phát huy nội lực kết hợp với mở rộng hợp tác trong và ngoài nước thông qua các buổi hội chẩn, đào tạo từ xa với các chuyên gia quốc tế thông qua các điểm cầu của các nước.

Khám, chữa bệnh từ xa về đích trước hạn - Ảnh 2.

Cũng theo quyền Bộ trưởng Y tế, tháng 10 tới đây, Bộ Y tế sẽ tiếp tục triển khai mạng lưới hỗ trợ về mặt chuyên môn cho các cán bộ y tế trên toàn quốc. "Dự kiến một bác sĩ tuyến trên sẽ hỗ trợ cho bốn nhân viên y tế tuyến tỉnh, bốn nhân viên y tế tuyến huyện và hai nhân viên y tế tuyến xã. Tháng 10 tới đây, hệ thống mạng lưới này sẽ được khai trương để các nhân viên y tế được hỗ trợ nhau, các bác sĩ tuyến trên sẽ bảo trợ cho hoạt động tuyến dưới. Tiếp sau đó, chúng tôi sẽ triển khai hệ thống kết nối giữa nhân viên y tế với người dân trên toàn quốc"- ông Long thông tin.

Đến nay, Đề án Khám chữa bệnh từ xa năm 2020-2025 của Bộ Y tế đã về đích trước 4 ngày và vượt 5 điểm so với mục tiêu hoàn thành kết nối 1.000 điểm trước ngày 15-9.

GS-TS Lê Thanh Hải, Giám đốc bệnh viện Nhi Trung ương cho biết hệ thống hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa hướng đến mục tiêu nâng cao trình độ chuyên môn cho các bác sỹ tại các cơ sở y tế vùng sâu, vùng xa. Bệnh viện sẽ thường xuyên tổ chức các buổi tư vấn, khám chữa bệnh từ xa, trao đổi, hỗ trợ các ca bệnh khó, phức tạp; qua đó từng bước cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe trẻ em tại cơ sở.

Ngay trong chiều 11-9, từ Trung tâm điều hành tại Bệnh viện Nhi Trung ương, các bác sĩ kết nối một số điểm cầu để tư vấn, hội chẩn các tình huống. Cụ thể là ca bệnh tại huyện đảo Cô Tô (Trung tâm Y tế huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh); ca bệnh viêm não trên bệnh nhi mắc tay chân miệng (Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang); ca bệnh viêm não ở trẻ sơ sinh chưa rõ nguyên nhân (Bệnh viện Nhi Thái Bình); ca bệnh viêm não chưa rõ nguyên nhân (Bệnh viện đa khoa Hùng Vương, Phú Thọ)…

Khám, chữa bệnh từ xa về đích trước hạn - Ảnh 3.

Thông qua Telehealth, các giáo sư, bác sĩ của Bệnh viện Nhi Trung ương tại Hà Nội đã hỗ trợ nhanh chóng chữa trị các ca bệnh khó tại mọi miền của tổ quốc. Đặc biệt, bệnh nhi tại huyện đảo Cô Tô đã được các bác sĩ tư vấn và hội chẩn, rút ngắn thời gian và hành trình di chuyển của bệnh nhân từ đảo về đất liền mà vẫn đảm bảo chất lượng điều trị. Cũng tại buổi khai trương, hệ thống khám chữa bệnh từ xa của Bệnh viện Nhi Trung ương đã kết nối tư vấn, hội chẩn từ xa với các bác sỹ tại Trung tâm ECHO (Extension Community Healthcare Outcome Institute), Mỹ.

Rút ngắn khoảng cách, tiết kiệm hàng ngàn tỉ đồng

Hệ thống hỗ trợ, tư vấn khám, chữa bệnh từ xa (Telehealth) do Viettel chủ trì xây dựng đáp ứng đầy đủ các lĩnh vực theo tiêu chuẩn hệ thống khám chữa bệnh từ xa của Bộ Y tế. Hệ thống được triển khai tại nhiều bệnh viện như Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Nội Tiết, Bệnh viện K… Ước tính, khi triển khai hệ thống này trên toàn quốc sẽ tiết kiệm cho xã hội và ngành y tế hàng chục ngàn tỉ đồng mỗi năm.

Trước đó, ngày 22-6, Bộ Y tế đã phê duyệt Đề án "Khám, chữa bệnh từ xa" giai đoạn 2020-2025 hướng đến mục tiêu: "Mọi người dân đều được quản lý, tư vấn, khám bệnh, chữa bệnh, hỗ trợ chuyên môn của các bác sĩ từ tuyến xã đến tuyến Trung ương; người dân được sử dụng dịch vụ y tế có chất lượng của tuyến trên ngay tại cơ sở y tế tuyến dưới.

Các cơ sở y tế được hỗ trợ chuyên môn thường kỳ và đột xuất từ các bệnh viện tuyến cuối dựa trên nền tảng công nghệ thông tin; góp phần phòng, chống dịch bệnh, giảm quá tải bệnh viện tuyến trên, nâng cao chất lượng, hiệu quả khám, chữa bệnh và sự hài lòng của người dân".

PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết Đề án "Khám, chữa bệnh từ xa" giai đoạn 2020 – 2025 được xây dựng với quan điểm chủ đạo là "Chất lượng khám, chữa bệnh vươn cao, vươn xa". Thông điệp này có ý nghĩa giúp tăng cường năng lực chuyên môn của các bệnh viện tuyến dưới, được nâng tầm vươn lên "chất lượng cao hơn"; đồng thời các kiến thức chuyên môn của tuyến trên được "lan tỏa xa hơn" tới mọi người dân trên khắp các vùng miền của Tổ quốc.

Theo đó, các hoạt động chính của khám, chữa bệnh từ xa bao gồm: tư vấn y tế từ xa (telehealth). Cụ thể, thành lập và duy trì bộ phận khám, chữa bệnh từ xa tại bệnh viện. Tư vấn sức khỏe từ xa, từ bác sĩ đến người dân bao gồm bác sĩ trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, tổ chức hội chẩn tư vấn khám, chữa bệnh; hội chẩn tư vấn chẩn đoán hình ảnh từ xa; hội chẩn tư vấn huyết học, truyền máu, vi sinh, hóa sinh, miễn dịch, giải phẫu bệnh.

Một hoạt động quan trọng khác của khám, chữa bệnh từ xa là hội chẩn tư vấn phẫu thuật từ xa với giải pháp phẫu thuật từ xa có thể sử dụng công nghệ mới như robot và trang bị hệ thống các phòng mổ thông minh, tích hợp theo dõi thông tin của các thiết bị trên thiết bị đầu cuối thông minh điều hành cuộc phẫu thuật. Theo nội dung Đề án, sẽ có 24 bệnh viện tuyến trên tham gia vào mạng lưới khám, chữa bệnh từ xa, gồm 18 bệnh viện tuyến trên trực thuộc Bộ Y tế và 6 bệnh viện tuyến trên của TP Hà Nội và TP HCM.

PGS Khuê cho biết hiện nay đã có gần 20 bệnh viện tuyến Trung ương kết nối khám, chữa bệnh từ xa, trong đó Bệnh viện Bạch Mai đã kết nối được 300 điểm cầu; Bệnh viện Việt Đức kết nối gần 130 điểm cầu; Bệnh viện Đại học Y Hà Nội kết nối với gần 200 điểm… "Hiện cả nước có 40 bệnh viện tuyến Trung ương; 492 bệnh viện tuyến tỉnh; 645 bệnh viện tuyến huyện; 72 bệnh viện ngành; 275 bệnh viện tư nhân; 32.000 Phòng khám tư nhân; 11.000 trạm y tế. Do đó, việc triển khai 1.000 điểm cầu hoàn toàn khả thi. Các bệnh viện tuyến Trung ương có đội ngũ giáo sư, chuyên gia nhiều kinh nghiệm cần phải phát huy trong giai đoạn này để hỗ trợ cho các bệnh viện tuyến dưới. Những kinh nghiệm điều trị rất quan trọng và đáng trân trọng"- ông Khuê kỳ vọng.

Chiều 11-9, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên khai trương và đưa vào hoạt động Trung tâm Khám, chữa bệnh từ xa (Telehealth center) thuộc Đề án Khám, chữa bệnh từ xa giai đoạn 2020-2025. Từ điểm cầu Trung tâm Khám, chữa bệnh từ xa thuộc Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đã kết nối tới Bệnh viện tỉnh Thái Nguyên và 2 điểm cầu tham gia tư vấn, khám chữa bệnh từ xa; khoảng 45 điểm cầu kết nối trực tuyến của các cơ sở y tế tuyến huyện, tỉnh thuộc 13 tỉnh. Trước khi tổ chức khai trương các chuyên gia của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đã thực hiện 2 ca tư vấn, hội chẩn và tham gia phẫu thuật cho người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn và Cao Bằng.

photo-3


24 bệnh viện được Bộ Y tế lựa chọn để thực hiện Đề án Khám, chữa bệnh từ xa gồm: Bệnh viện Bạch Mai; Bệnh viện Việt Đức; Bệnh viện đa khoa Trung ương Huế; Bệnh viện Chợ Rẫy; Bệnh viện Phụ sản Trung ương; Bệnh viện Nhi Trung ương; Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương; Bệnh viện K; Bệnh viện E; Viện Huyết học Truyền máu Trung ương; Bệnh viện Nội tiết Trung ương; Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương; Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên; Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ; Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội; Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TP HCM; Bệnh viện Đại học Y Hà Nội; Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM; Bệnh viện Xanh Pôn; Bệnh viện Ung bướu Hà Nội; Bệnh viện Ung bướu TP HCM; Bệnh viện Từ Dũ; Bệnh viện Nhi đồng I TP HCM và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo