15/09/2022 05:03

Hơn 71% người bệnh đái tháo đường không được điều trị

Ngày 14-9, Sở Y tế TP HCM có buổi thảo luận với đại diện Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về hỗ trợ tăng cường quản lý một số bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế cơ sở.

Tại buổi thảo luận, TS-BS Lại Đức Trường, chuyên gia WHO tại Việt Nam, cho biết bệnh không lây nhiễm (đái tháo đường, tim mạch, huyết áp, ung thư, hô hấp mạn tính…) là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật.

Hiện nay, số bệnh nhân mắc bệnh không lây rất cao. Cụ thể, tỉ lệ mắc tăng huyết áp chiếm 26% số người từ 18-69 tuổi, đái tháo đường chiếm 7,1% dân số cả nước. Dù bệnh nhân đông nhưng tỉ lệ người được quản lý, điều trị rất thấp. Trong đó, bệnh huyết áp có 86,4% và đái tháo đường có 71,1% người bệnh không được quản lý, điều trị. Về tỉ lệ tử vong, có đến 77% người chết do bệnh không lây nhiễm, đặc biệt có gần 50% người tử vong trước 70 tuổi.

Hơn 71% người bệnh đái tháo đường không được điều trị - Ảnh 1.

TS-BS Lại Đức Trường, chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới, báo cáo tại buổi thảo luận

Theo bác sĩ Trường, dù số lượng bệnh nhân mắc bệnh không lây nhiễm lớn, ngày càng gia tăng nhưng chỉ khoảng 20%-30% bệnh nhân nặng, còn lại bệnh vừa và nhẹ có thể quản lý, điều trị tại trạm y tế. Tuy nhiên, nghịch lý là các trạm y tế lại không muốn quản lý, điều trị đối tượng này. Bởi nhân viên y tế ở các trạm không có thu nhập tăng thêm và sợ bị xuất toán, làm sai thì bị trừ lương.

Ngoài ra, bệnh viện tuyến huyện không hỗ trợ hay khống chế trạm y tế vì sợ mất thu nhập do mất bệnh nhân. Trạm y tế có tâm lý mong đợi hỗ trợ điều trị từ bệnh viện tuyến trên hay lãnh đạo địa phương chưa quan tâm đúng mức cũng là những thách thức, khó khăn trong quản lý, điều trị bệnh nhân mắc bệnh không lây nhiễm.

Không chỉ vậy, quy định chế độ cho cán bộ trạm y tế từ nguồn khám chữa bệnh của Bộ Y tế còn thiếu hoặc chưa phù hợp. Ví dụ, giá khám cho bệnh nhân ở trạm y tế là 29.000 đồng, bao gồm chi phí trực tiếp và tiền lương, trong đó chi phí khám chỉ 7.000 đồng/bệnh nhân. "Cán bộ, nhân viên y tế trạm y tế lương rất thấp. Dù quản lý 1 bệnh nhân, 10 hay vài trăm bệnh nhân thì vẫn bấy nhiêu lương. Vì vậy không ai muốn làm" - bác sĩ Trường nói.

Để giải quyết tình trạng này, bác sĩ Trường cho rằng cần sử dụng cách tiếp cận y tế công cộng đã được đưa vào kế hoạch quốc gia phòng chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2022 - 2025. Theo kinh nghiệm quốc tế, cách tiếp cận này có thể cung cấp dịch vụ thiết yếu cho số lượng lớn bệnh nhân. Cụ thể: Thứ nhất, giao trạm y tế triển khai dịch vụ thiết yếu dưới sự giám sát hỗ trợ của trung tâm y tế. Thứ hai, giao hệ thống kiểm soát bệnh tật là đầu mối quản lý chỉ đạo bệnh không lây tại trạm y tế và cộng đồng. Thứ ba, nâng cao năng lực cán bộ y tế cơ sở. Thứ tư, giải quyết vướng mắc về cơ chế, chính sách như chứng chỉ hành nghề, thuốc thiết yếu, kinh phí, chế độ cho cán bộ y tế. Thứ năm, theo dõi, giám sát hiệu quả trên bệnh nhân và cộng đồng. Thứ sáu, vận động sự tham gia của hệ thống chính trị.


Bài và ảnh: Liên Anh

Tin liên quan

Viết bình luận

Cú té làm người đàn ông gãy hàng loạt xương sườn, suy hô hấp
23/3/2023 548 1k
(NLĐO) - Người đàn ông này nhập viện trong tình trạng đau ngực dữ dội, suy hô hấp, các bác sĩ kiểm tra phát hiện gãy gần 10 xương sườn
Bộ Y tế nói gì về đề xuất tăng thuế đồ uống có đường?
23/3/2023 548 1k
(NLĐO) - Bộ Y tế cho rằng cần đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường theo hàm lượng đường, tuy nhiên loại trừ sữa và các sản phẩm từ sữa, thực phẩm dạng lỏng dùng cho mục đích dinh dưỡng
Dịch COVID-19 hôm nay: Ca nhiễm mới giảm nhẹ
23/3/2023 548 1k
(NLĐO) - Về dịch COVID-19 hôm nay 23-3, Bộ Y tế cho biết số ca nhiễm giảm so với ngày trước đó. Cả nước hiện còn 2 bệnh nhân nặng
Ăn tiết canh ngan, thịt lợn ốm, 2 người đàn ông nhiễm liên cầu khuẩn nguy kịch
23/3/2023 548 1k
(NLĐO) - Trước khi bị viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết do liên cầu khuẩn lợn, hai nam bệnh nhân có ăn tiết canh ngan, giết mổ và ăn thịt lợn ốm
Lãnh đạo Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ giây phút "ngồi trên đống lửa"

Lãnh đạo Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ giây phút "ngồi trên đống lửa"

(NLĐO) - Máy CT ở Bệnh viện Chợ Rẫy hoạt động với cường độ liên tục. Khi máy hư, lãnh đạo bệnh viện như "ngồi trên đống lửa" vì phải chuyển bệnh nhân sang máy CT đặt ở vị trí xa hơn, ảnh hưởng...