xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hễ trời mưa là sụt sịt...

Anh Thư

(NLĐO)- Cảm mạo vặt, nhiễm lạnh khi trời mưa có thể tạo cơ hội cho các bệnh khác nguy hiểm hơn.

Sau một tuần lễ trời mưa liên tục, người lớn đi làm, trẻ nhỏ đi học đều phải "chiến đấu" với sự ướt át và những vũng nước ngập, nhiều gia đình phải dắt díu nhau đi gặp bác sĩ

Hệ miễn dịch suy yếu

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố (TP HCM), nhìn nhận: Trong thời điểm thời tiết thất thường như hiện nay, rất dễ gặp các vấn đề sức khỏe, nhất là trẻ em và người già – hai đối tượng luôn nhạy cảm với thời tiết.

Hễ trời mưa là sụt sịt... - Ảnh 1.

Thời tiết thất thường có thể khiến trẻ em thường xuyên phải đi gặp bác sĩ - Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Ở trẻ em, đa số vẫn là cảm mạo thông thường, nặng hơn một chút là viêm hô hấp trên (viêm mũi, viêm họng thông thường), đơn giản là do nhiễm lạnh. Tuy nhiên, khi cơ thể đang yếu vì cảm lạnh, các căn bệnh khác sẽ rất dễ tấn công, ví dụ như cúm, các bệnh nhiễm theo mùa như tay chân miệng…

Dân gian hay truyền miệng rằng mưa lạnh người ta hay "nhiễm nước" nên bệnh. Lương y Đinh Công Bảy, Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM, lý giải mối tương quan giữa "nhiễm nước" và hay bệnh: chủ yếu là do sự suy giảm hệ miễn dịch, khiến đủ loại mầm bệnh có cơ hội xâm nhập. 

Đi nắng, đang đổ mồ hôi mà gặp mưa hoặc đi nắng/đi mưa về mà ngồi quạt, tắm ngay… đều có thể bị nhiễm nước. Đó là tình trạng thấp khí của nước thấm vào cơ thể, ngoài suy giảm hệ miễn dịch ra, bạn dễ cảm thấy ớn lạnh, nhức đầu, nhức mỏi tay chân…

Nên chú ý rằng dù có mặc áo mưa mà để tay chân ướt lạnh, phải lội triều cường… bạn vẫn có thể bệnh, vì tay chân có nhiều huyệt đạo. "Thí nghiệm trên gà ở nước ngoài cho thấy chỉ cần cho con gà ngâm hai chân trong nước, nó dễ dàng nhiễm cúm hơn các con gà khác rất nhiều bởi bấy nhiêu cũng đủ làm hệ miễn dịch suy yếu" – Lương y Đinh Công Bảy nói.

Chú ý những thói quen

Theo BS Nguyễn Minh Tiến, một số thói quen có thể ảnh hưởng đến trẻ em và cả người lớn, trở thành "chất xúc tác" khiến các bất lợi về thời tiết dễ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hay gặp nhất là cách dùng máy lạnh, quạt máy. Ở TP HCM, có khi giữa đêm trời trở lạnh đột ngột, nhất là những khi trời mưa bất chợt. Khi bắt đầu đi ngủ, nhiều khi trời còn nóng nên máy lạnh, quạt máy được để ở công suất lớn. Giữa đêm, nhiệt độ thay đổi, có khi bạn cũng thấy lạnh nhưng vì lười đứng lên điều chỉnh nên cứ để vậy. Với mức "hơi lạnh" người lớn chịu được, có khi đã đủ để trẻ nhỏ sinh bệnh.

Ngoài ra, có ba vị trí rất quan trọng khi giữ ấm cho trẻ nhỏ mà rất nhiều người bỏ qua: lòng bàn chân, mông, mỏ ác (thóp trước của trẻ sơ sinh). Nếu giữ ấm phần thân mà bỏ quên các vị trí này, trẻ rất dễ bị nhiễm lạnh.


Đi mưa về đừng tắm ngay!

Theo các bác sĩ, khi đi mưa về, điều trước tiên cần làm là lau khô người, thay quần áo khô và giữ cho người ấm trở lại, đừng nên tắm ngay, nhất là tắm bằng nước lạnh lại càng dễ bệnh.

Đôi khi chúng ta đi mưa về bị văng bùn, sình, hoặc có cảm giác không sạch sẽ vì ướt át nên vội chạy vào nhà tắm ngay. Nhưng nếu cân nhắc lợi – hại, rõ ràng bạn nên cố chịu đựng những vết bẩn vô hại một lúc. Tuyệt đối không ngồi quạt "cho khô người". Sau khi cơ thể trở lại bình thường, có thể tắm bằng nước ấm; lưu ý là tắm nhanh, đừng ngâm mình lâu trong bồn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo