09/08/2018 14:03

Hạt trân châu và chuyện bác sĩ không thể cứu được con

(NLĐO) - Bé 11 tuổi hút mạnh hạt trân châu bị kẹt trong ống và đã bị hóc. Mẹ bé là bác sĩ chuyên khoa hô hấp ở bên cạnh đã tìm mọi cách sơ cứu nhưng bất thành

Bác sĩ Phan Xuân Trung, Trung tâm Medic TP HCM đã chia sẻ câu chuyện đau lòng về đồng nghiệp nữ, có con gái 11 tuổi bị hóc hạt trân châu dẫn đến tử vong.

Câu chuyện buồn đến xé lòng

Món trà sữa trân châu là món yêu thích của 2 mẹ con, nên người mẹ thường hay tự làm trà sữa để uống. Lúc uống trà sữa, có hạt trân châu làm bằng bột dẻo kẹt trong ống nên bé hút mạnh và hạt đã bay thẳng vào họng, làm tắc đường thở của bé.

Hạt trân châu và chuyện bác sĩ không thể cứu được con - Ảnh 1.

Hóc dị vật là hạt trân châu

Nhận thấy con gái bị nghẹn, không thể hít vào hay thở ra, người mẹ đã cấp cứu cho con, kể cả dùng thủ thuật Heimlich nhưng vẫn không hiệu quả. Khi gia đình đưa đến BV, bé đã tử vong.

Theo BS Trung, trà sữa trân châu không phải là nguyên nhân gây tai nạn. Tuy nhiên, việc sử dụng ống hút để hút mạnh các thức ăn có dạng hột làm bằng bột dẻo dễ dẫn tới tai nạn khi thức ăn lọt vào thanh quản.

Thức ăn Việt Nam truyền thống cũng có dạng hột, làm bằng bột dẻo như đậu đỏ bánh lọt, chè trôi nước, rau câu, thạch dừa... Vấn đề là dùng ống hút để hút mạnh sẽ làm lọt thức ăn vào thanh quản.

Sự tắc nghẽn đường thở không chỉ do dị vật ngáng đường thở mà còn do phản xạ khép thanh môn, như trường hợp đuối nước, sặc nước, sặc cháo... Trường hợp trà sữa thì nước trà có thể bắn vào phế quản gây phản xạ khép thanh môn.

Không nên dùng ống hút để hút thức ăn

Bác sĩ Nguyễn Hiền, Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 2 nói rằng ngay khi bị hóc dị vật, trẻ sẽ khó thở, tím tái, trường hợp nặng có thể gây ngưng tim, ngưng thở. Không riêng gì hạt trân châu, mà bất kỳ một loại thức ăn có dạng tròn, khi trẻ dùng lực mạnh mới hút được vào miệng, dễ dẫn tới tai nạn.

Trường hợp trẻ vẫn thở được mhưng người tím tái, có thể áp dụng cách vỗ lưng ấn ngực. Nếu trong 1 – 2 phút không có tác dụng, phải hà hơi thổi ngạt và ấn tim để hồi sức tim phổi nếu bị ngưng tim, ngưng thở. Sau đó nên đưa trẻ đến BV càng sớm càng tốt.

BS Hiền khuyến cáo để tránh tai nạn đáng tiếc,  trẻ dưới 2 tuổi thì phụ huynh không nên cho trẻ ăn thức ăn có dạng hột, rau cau, thạch… Trẻ lớn và cả người lớn tuổi không nên dùng ống hút để hút thức ăn vì dùng ống hút cũng sẽ dễ gây sặc, xảy ra tai nạn đáng tiếc.

Cách tốt nhất khi cho các bé ăn những dạng hột bằng bột dẻo thì nên ăn bằng muỗng 

"Trong câu chuyện trên, người mẹ dù là bác sĩ nhưng khi sự việc xảy ra với người thân sẽ bị mất bình tĩnh và quên cách xử lý tốt nhất. Cho nên, bình tĩnh xử lý mới mang lại hiệu quả tốt nhất", BS Hiền nói.

Bài và ảnh: Trịnh Thiệp

Tin liên quan

Viết bình luận

An toàn người bệnh từ những điều nhỏ nhất
1 giờ trước 548 1k
(NLĐO)- An toàn người bệnh là một trong những yếu tố cốt lõi, quan trọng của việc quản lý chất lượng bệnh viện và là vấn đề được toàn thế giới quan tâm
Cảnh báo nguy cơ ly hôn do sức khỏe tinh thần
1 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Vấn đề sức khỏe tinh thần trong hôn nhân chưa được quan tâm đúng mức, không có nhiều người lựa chọn tham vấn tâm lý trước hôn nhân.
Phát hiện lỗ thông liên nhĩ khi khám sức khỏe tổng quát
2 giờ trước 548 1k
(NLĐO)- Nếu lỗ thông liên nhĩ không được bít lại, có thể dẫn đến suy tim, rối loạn nhịp tim, giảm chất lượng sống của người bệnh
Thanh niên bị nhồi máu cơ tim sau cuộc nhậu
5 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Bệnh nhân nam, 32 tuổi, ngụ Long An sau khi uống rượu thì cơn đau ngực đột ngột xuất hiện, kèm theo đó là mệt, khó thở, vã mồ hôi, được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Dịch COVID-19 hôm nay: Số ca nhiễm và bệnh nhân nặng giảm sâu

Dịch COVID-19 hôm nay: Số ca nhiễm và bệnh nhân nặng giảm sâu

(NLĐO) - Về dịch COVID-19 hôm nay 27-5, Bộ Y tế cho biết số ca nhiễm giảm thấp nhất trong gần 1,5 tháng qua. Trong ngày có thêm 198 người khỏi bệnh