24/11/2021 11:38

Hai loại thực phẩm chức năng quảng cáo như thuốc chữa bệnh

Hai sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe quảng cáo trên website gây hiểu lầm như thuốc chữa bệnh.

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, phát hiện 2 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe quảng cáo trên website gây hiểu lầm như thuốc chữa bệnh.

Cụ thể, trên các đường link https://www.pharmacity.vn; http://shopee.vn; https://www.yes24.vn; https://greenoly.vn; https://japana.vn; https://biocare247.vn; https;//hangnoidianhatcantho.com, cơ quan chức năng phát hiện quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Sapril Collagen 2G quá công dụng, gây hiểu lầm như thuốc chữa bệnh.

Còn trên website: https://www.cuahangnhapkhau.com; https://aladin.com.vn; https://japana.vn; https://aloola.vn quảng cáo cho sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe MR.Z210MG cũng vi phạm quy định quảng cáo.

Hai loại thực phẩm chức năng quảng cáo như thuốc chữa bệnh - Ảnh 1.

Theo đó, sản phẩm MR.Z210MG quảng cáo trên các website này trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo; quảng cáo gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh, vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm.

Đáng nói, khi cơ quan chức năng làm việc với Công ty TNHH Phân Phối Phát Việt, Công ty này khẳng định không thực hiện quảng cáo hai sản phẩm Sapril Collagen 2G và MR.Z210MG trên các website nêu trên.

Cục An toàn thực phẩm cảnh báo, trong lúc chờ cơ quan chức năng xác định rõ vi phạm, để an toàn sức khỏe cho người sử dụng, người tiêu dùng cần tránh sử dụng sản phẩm quảng cáo không đúng sự thật về công dụng sản phẩm.

Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng không mua, không sử dụng các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Sapril Collagen 2G và thực phẩm bảo vệ sức khỏe MR.Z210MG được quảng cáo vi phạm trên các website nêu trên.

Cục An toàn thực phẩm sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương xác minh, xử lý và công khai kết quả xử lý theo quy định.

PGS-TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho biết, trong các vi phạm liên quan đến thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, vi phạm quảng cáo là phổ biến nhất.

Nhiều nhãn hàng luôn có xu hướng quảng cáo quá công dụng sản phẩm, khiến người tiêu dùng hiểu lầm đây là thuốc điều trị bệnh. Trong khi các sản phẩm này mang tính hỗ trợ, không phải thuốc điều trị.

Ông khuyến cáo người tiêu dùng tuyệt đối không mua các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm chức năng quảng cáo quá đà với công dụng đẩy lùi, điều trị bệnh.

Hải Anh

Tin liên quan

Viết bình luận

Vì sao dốc ngược người đuối nước là sơ cứu sai lầm?
9/6/2023 548 1k
(NLĐO) - Trong số 7 trẻ cấp cứu đuối nước, chỉ duy nhất 1 trẻ được hồi sức ban đầu đúng cách, các trường hợp còn lại đều bế dốc ngược người rồi chạy vòng quanh
Hội chẩn từ xa cứu bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng nguy kịch
9/6/2023 548 1k
(NLĐO) - Bệnh tay chân miệng khi trở nặng diễn tiến rất nhanh, nguy cơ tử vong cao. Đối với các bệnh viện ở xa khi chuyển người bệnh về tuyến cuối là không an toàn, vì vậy, các bác sĩ đã hội chẩn từ xa bất kể ngày đêm.
Dịch COVID-19 hôm nay: Ca nhiễm giảm sâu ngày cuối tuần
9/6/2023 548 1k
(NLĐO) - Về dịch COVID-19 hôm nay 9-6, Bộ Y tế cho biết ca nhiễm giảm nhẹ so với ngày trước đó nhưng bệnh nhân nặng lại tăng 11 trường hợp
Cả gia đình ở TP HCM rủ nhau đi hiến máu
9/6/2023 548 1k
(NLĐO) - "Về vật chất tôi không có nhiều để chia sẻ. Tuy nhiên, mỗi giọt máu cho đi một cuộc đời ở lại. Vì vậy, tôi tình nguyện tham gia hiến máu để giúp được nhiều người" - bà Đinh Thị Hướng (59 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, TP HCM) nói.
Thanh tra Sở Y tế TP HCM thông tin về trường hợp nguy kịch sau khi hút mỡ bụng

Thanh tra Sở Y tế TP HCM thông tin về trường hợp nguy kịch sau khi hút mỡ bụng

(NLĐO) – Sau khi thẩm mỹ cắt mí mắt, người phụ nữ 50 tuổi đến một cơ sở thẩm mỹ khác để hút mỡ bụng. Tuy nhiên, sau vài giờ hút mỡ bệnh nhân tụt huyết áp, nguy kịch