xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hà Nội cần làm gì để không tiếp tục giãn cách xã hội sau 23-8?

D.Thu

(NLĐO) - PGS-TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, vừa đưa ra đánh giá về hiệu quả của các biện pháp phòng, chống dịch Hà Nội đang triển khai.

Sở Y tế Hà Nội sáng 15-8 cho biết trong đợt dịch thứ 4, trên địa bàn TP Hà Nội đã phát hiện tổng cộng 2.175 trường hợp dương tính SARS-CoV-2 trong đó 1.195 ca ghi nhận ngoài cộng đồng và 980 người phát hiện dương tính khi đã cách ly.

Để chủ động khống chế, kiểm soát tình hình dịch bệnh trong thời gian giãn cách xã hội, từ ngày 10-8, thành phố triển khai đợt cao điểm xét nghiệm virus SARS-CoV-2 trên diện rộng tại 30 quận, huyện, thị xã. Trước mắt, thành phố triển khai lấy khoảng 300.000 mẫu, trong đó, có 186.000 mẫu tại khu vực nguy cơ, 114.000 mẫu là đối tượng nguy cơ.

Hà Nội cần làm gì để không tiếp tục giãn cách xã hội sau 23-8? - Ảnh 1.

Hà Nội đạt 90% kế hoạch lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 ở nơi có nguy cơ - Ảnh: Trang Thu

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính đến 18 giờ ngày 14-8, thành phố đã lấy được 269.160 mẫu (đạt 90% kế hoạch). Kết quả xét nghiệm có 20 mẫu dương tính tại 4 quận, huyện: Đống Đa (14); Thanh Trì (3); Hoàng Mai (1); Thanh Oai (2). Trong 20 mẫu dương tính, có 18 mẫu đã được công bố từ ngày 11 và 13-8, còn lại 2 mẫu tại huyện Thanh Oai vừa có kết quả. Ngoài ra, có 238.137 mẫu âm tính, còn lại 31.003 mẫu đang tiếp tục xét nghiệm.

Đánh giá về hiệu quả của các biện pháp phòng, chống dịch Hà Nội đang triển khai, PGS-TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, cho rằng Hà Nội đang chống dịch rất quyết liệt, đúng hướng, xuất phát từ từng cộng đồng an toàn nhỏ. 

Thời gian qua, Hà Nội đã xét nghiệm miễn phí tất cả trường hợp ho, sốt hoặc có dấu hiệu nghi nhiễm tại cộng đồng, mỗi ngày có gần 1.000 người đăng ký. Qua đó, đã phát hiện ra các ca bệnh, dù không nhiều nhưng ở rải rác khắp các quận, huyện.

Hà Nội cần làm gì để không tiếp tục giãn cách xã hội sau 23-8? - Ảnh 2.

Hà Nội đã qua hơn 2 tuần giãn cách xã hội- Ảnh: Ngô Nhung

Cùng đó, Hà Nội cũng truy vết rất nhanh, khi xuất hiện ca F0 là truy vết F1 để khống chế được ổ dịch ngay. Thủ đô phát hiện hàng chục F0 ở chợ, khu công nghiệp, bệnh viện… nhưng đã khống chế được.

Trong thời gian giãn cách, trung bình mỗi ngày Hà Nội phát hiện trên 60 ca dương tính. Đáng chú ý, trong đợt giãn cách lần 2 này, số ca mắc trong cộng đồng giảm dần, đến nay, trung bình khoảng 30 ca trong cộng đồng/ngày. Theo đánh giá dịch tễ, số ca dương tính mới không thể giảm ngay được. Điều quan trọng là số nhiễm mới, ổ dịch mới ngoài cộng đồng thấp đi, số mắc mới chủ yếu trong khu cách ly, phong tỏa.

"Tôi cho rằng, nếu tiếp tục thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống thì Hà Nội sẽ kiểm soát được dịch" - PGS-TS Trần Đắc Phu nhìn nhận.

Hà Nội cần làm gì để không tiếp tục giãn cách xã hội sau 23-8? - Ảnh 3.

Chuyên gia y tế khuyến cáo người dân cần tuân thủ các quy định về giãn cách xã hội của thành phố

Để bảo vệ thành quả, từ nay đến khi hết giãn cách xã hội (6 giờ ngày 23-8), PGS-TS Trần Đắc Phu cho rằng TP phải rất quyết liệt. Chỉ có giãn cách nghiêm ngặt mới cắt đứt được sự lây truyền virus giữa người nhiễm bệnh đang lẩn khuất trong cộng đồng cho người lành, còn xét nghiệm không thể nào tìm ra hết ca nhiễm.

"Chúng ta không thể nào xét nghiệm hết 100% người dân đang ở Hà Nội. Chưa kể, có có xét nghiệm thì hôm nay âm tính, ngày mai có thể dương tính SARS-CoV-2 vì có người đang trong thời kỳ ủ bệnh" - PGS Trần Đắc Phu nói.

Do đó, ông khuyến cáo Hà Nội rất cần nghiêm túc trong thực hiện giãn cách, kiên trì thực hiện 5K để cắt chuỗi lây nhiễm từ người bệnh sang người lành. Cùng đó, Hà Nội cần tiếp tục bảo vệ vùng xanh, vùng an toàn mới có thể đảm bảo bền vững. Bảo vệ vùng an toàn không có nghĩa là "ngăn sông cấm chợ", mà là bảo vệ từ nếp sống, từ siêu thị, xóm ngõ, nhà máy an toàn.

Hiện nay, Hà Nội đang tiếp tục xét nghiệm đánh giá nguy cơ, "bóc vét" các F0 ngoài cộng đồng. Ngoài ra, việc xét nghiệm này cũng giúp thành phố đánh giá nguy cơ để quyết định hiệu quả của việc giãn cách xã hội ra sao. "Tôi cho rằng, nếu tiếp tục thực hiện quyết liệt thì Hà Nội sẽ kiểm soát được dịch. Hơn nữa, chống dịch phải từ ý thức của người dân. Nếu thành phố quyết liệt bao nhiêu mà người dân không có ý thức thì cũng không đi đến thành công" - PGS-TS Trần Đắc Phu nhận định.

Hà Nội cần làm gì để không tiếp tục giãn cách xã hội sau 23-8? - Ảnh 4.



Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo