xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giảm tỷ lệ bệnh tật do khói thuốc: Cần sự tham gia của các giải pháp giảm tác hại

ND

Việc áp dụng các giải pháp giảm tác hại (GPGTH) đã đem lại những kết quả tích cực trong nỗ lực giảm gánh nặng bệnh tật, thương vong trong hầu hết các lĩnh vực. Tham khảo từ các dữ kiện lịch sử, các chuyên gia y tế toàn cầu khẳng định sẽ dẫn đến kết quả tương tự đối với việc ứng dụng GPGTH vào thực tiễn, giải quyết các vấn nạn từ khói thuốc lá.

Khoa học nói gì về các giải pháp giảm tác hại thuốc lá?

Theo các chuyên gia, phương án GTHTL đã được áp dụng từ lâu trong các lĩnh vực có thể dẫn đến nguy cơ cho con người. Giảm tác hại (GTH) là tìm các giải pháp giúp làm giảm nguy cơ gây tử vong, tai nạn, bệnh tật; được ứng dụng phổ biến ở khắp mọi nơi như đội mũ bảo hiểm/đai an toàn là giải pháp GTH trong giao thông; sử dụng chất tạo ngọt (đường ăn kiêng) ít calo là cách GTH của ngành thực phẩm. Hiện tại, sử dụng khẩu trang N-95 là giải pháp GTH để phòng chống Covid-19; bia không cồn là giải pháp GTH trước tình trạng lạm dụng bia rượu ngày càng tăng cao; nước uống/ bánh kẹo không đường để thay thế cho nhu cầu tìm kiếm chất ngọt ở người muốn giảm cân hoặc người bệnh tiểu đường…

Ngành thuốc lá cũng có những sản phẩm GTH thay thế cho thuốc lá điếu. Hiện có nhiều nghiên cứu độc lập từ các tổ chức y tế uy tín và chính phủ các quốc gia trên toàn cầu chứng minh rằng việc kiểm nghiệm một số sản phẩm thuốc lá thế hệ mới để cấp phép kinh doanh cho thấy các sản phẩm này có hàm lượng các chất gây hại lên cơ thể thấp hơn đáng kể so với thuốc lá điếu đốt cháy thông thường. Các chỉ số sức khỏe của người chuyển đổi sử dụng thuốc lá điếu sang thuốc lá thế hệ mới ở giai đoạn sớm được cải thiện đáng kể. Các nghiên cứu này đã được thực hiện và công bố từ những cơ quan uy tín trên toàn cầu như Tổ chức nghiên cứu Đánh giá Rủi ro (Federal Institute for Risk Assessment - BfR) của Viện nghiên cứu Liên bang Đức, Cơ quan Y tế Công cộng Anh (PHE), Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm của Mỹ (FDA) v.v.

Giảm tỷ lệ bệnh tật do khói thuốc: Cần sự tham gia của các giải pháp giảm tác hại - Ảnh 1.

Bs Nur Khaisiyah Othman cho rằng cần nhìn vào khoa học GTHTL nếu chúng ta thật sự muốn giúp những người đang hút thuốc

Theo bác sĩ Nur Khaisiyah Othman, tốt nghiệp Đại học Y khoa Quốc gia Sechenov (Đại học Y khoa đầu tiên tại Mát-xcơ-va), hiện đang công tác tại Malaysia, ngày càng có nhiều chuyên gia y tế công cộng và các cơ quan y tế công nhận hồ sơ dữ liệu nguy cơ ít gây hại hơn của thuốc lá thế hệ mới và hiệu quả của nó đối với người hút thuốc. "Cần làm rõ – thuốc lá thế hệ mới không phải là hoàn toàn vô hại, nhưng sở cứ khoa học ngày càng chứng minh rằng loại sản phẩm mới này có hàm lượng các chất gây hại ít hơn so với thuốc lá điếu đốt cháy là điều không thể phủ nhận", Bs. Khaisiyah chia sẻ.

Những người hút thuốc lá cần được lắng nghe

Con người có xu hướng tìm kiếm một "điểm tựa" tinh thần để giảm sự căng thẳng, dù hiểu rõ hậu quả với sức khoẻ. Nên người hút thuốc lá tại các nước có thu nhập thấp và trung bình (gồm Việt Nam) chiếm 80% so với toàn cầu.

"Cai thuốc lá hoàn toàn hoặc là chết" - Thông điệp dùng sự thật để tạo cảnh báo cáo trong cộng đồng về tác hại thuốc lá, để từ nỗi sợ đó sẽ dẫn đến hành động bỏ thuốc. Nhưng mặt trái là không cho người hút thuốc có bất kỳ lựa chọn nào theo nguyện vọng của họ và bất chấp những số liệu thực tế như tỷ lệ tái nghiện hoặc không muốn cai.

Mặt hạn chế của hướng tiếp cận này ở thời điểm hiện tại, Theo BS. Othman thì số liệu thống kê chỉ ra rằng, bất chấp những cách tiếp cận đe dọa và nhiều quy định được đưa ra nhằm hạn chế thói quen hút thuốc, tỷ lệ hút thuốc ở Malaysia vẫn không suy giảm trong hàng thập kỷ qua.

Một bài báo năm 2004 được công bố trên Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ cũng cho thấy chỉ có 3-5% người cố gắng tự cai thuốc lá thành công trong việc không hút thuốc trở lại trong vòng 6 - 12 tháng. Đây không phải là một con số đáng khích lệ.

Tại Việt Nam, thống kê cho tỷ lệ hút thuốc lá đã giảm từ 27% năm 2000 xuống 20% năm 2016. Dự tính năm 2025, tỷ lệ hút thuốc ở người 15+ tuổi giảm được 22%, không đạt được 30% như mục tiêu toàn cầu đã đề ra.

Nhà nước Việt Nam đã nỗ lực tuyên truyền về tác hại, cảnh báo sức khỏe đến cộng đồng và hỗ trợ cai nghiện thuốc lá miễn phí, nhưng tỷ lệ tử vong liên quan đến vấn nạn thuốc lá điếu còn cao. Người hút thuốc tìm mua thuốc lá từ các công ty sản xuất cho đến những nguồn hàng lậu tùy theo khả năng, điều kiện kinh tế. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần nhìn vào những dữ kiện trên toàn cầu , sự thay đổi tích cực của thế giới và thử nghiệm những phương pháp tiếp cận mới và được chứng minh bởi khoa học để áp dụng giải pháp GTH bằng những sản phẩm thay thế có hàm lượng các chất gây hại ít hơn vào chiến lược kiểm soát thuốc lá quốc gia. Thiết nghĩ, chúng ta thực sự "nợ" những người hút thuốc và gia đình họ điều này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo