03/09/2021 06:23

Bác sĩ Trương Hữu Khanh: F0 đừng để khổ vì... kiêng cữ

Bệnh nhân mắc Covid-19, cũng như đa số căn bệnh khác, rất cần năng lượng, cần sức lực để vượt qua. Những tin đồn thất thiệt, những lời khuyên kiêng cữ không đúng, chỉ làm hại bệnh nhân.

Phổ biến nhất là chuyện ăn. Đã có nhiều F0 lo lắng hỏi tôi về những tin đồn. Có người đồn ăn yến, ăn đồ ngọt, đồ bổ thì virus sẽ mạnh hơn, dẫn đến việc F0 thấy cái gì cũng không dám ăn, dù nhà sẵn có nhiều món bổ dưỡng. Mà thời điểm này muốn mua thứ khác để ăn nhiều khi cũng khó kiếm được món như ý. Vậy là lại thiếu chất, lại mệt mỏi.

Thực tế, với bệnh Covid-19, không phải kiêng cữ gì về mặt ăn uống. Nhiều người hỏi tôi: Con nít ở nhà là F0, đòi ăn ốc, ăn cua; rồi F0 mới khỏe lại thèm nước ngọt, trà sữa thì sao? Câu trả lời là: Cứ thoải mái.

Điều người ta lo ở bệnh nhân Covid-19 là tình trạng biếng ăn, do mệt mỏi hoặc mất vị giác chứ không phải chuyện nên hay không nên ăn thứ gì. Nếu thèm ăn thứ này, thứ kia, quá tốt, cứ ăn, để cơ thể có năng lượng, dù là khi còn bệnh hay đang phục hồi.

Chỉ cần lưu ý các món "chống chỉ định" với bệnh nền của mình là được. Nếu kiêng cữ đủ thứ, không dám ăn nhiều, coi chừng thiếu chất. Thiếu chất thì sức đề kháng sẽ giảm, có nguy cơ bệnh nặng hơn hoặc lâu khỏi bệnh. Thiếu chất có khi ảnh hưởng đến cả mức SpO2 (nồng độ ôxy trong máu).

Người đang béo phì cũng vậy. Béo phì đúng là yếu tố nguy cơ mắc Covid-19 nặng. Điều cần làm là tự theo dõi sức khỏe chặt chẽ chứ không phải cố... ăn kiêng ngay lúc đang bệnh. Người béo phì vẫn có thể gặp nguy hiểm vì thiếu chất như đã nêu trên. Đừng nghĩ mình béo phì là thừa năng lượng. Vẫn phải ăn uống đầy đủ khi đang bệnh và trong giai đoạn phục hồi. Giảm cân là chuyện lâu dài, khi nào khỏe mới tính.

Chuyện tắm rửa, vệ sinh cá nhân lại càng không nên kiêng. Nếu không bảo đảm vệ sinh cá nhân thì F0 có thể bị thêm vấn đề sức khỏe khác như các bệnh nhiễm trùng: do ăn uống không sạch sẽ, không vệ sinh cá nhân thường xuyên. F0 cách ly tại nhà càng nên chú ý tắm rửa cẩn thận, súc họng sạch sẽ, lau dọn nhà tắm, không gian sống... để hạn chế nguy cơ cho người cùng nhà, nếu trong nhà vẫn có người không phải là F0.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM)

Tin liên quan

Viết bình luận

Bà mẹ mang thai, cho con bú và trẻ em có thể sử dụng bột ngọt được không?
8 phút trước 548 1k
Theo PGS.TS. Phạm Ngọc Khái - Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam, bột ngọt là gia vị được các tổ chức y tế và sức khỏe uy tín trên thế giới đánh giá là gia vị an toàn với tất cả đối tượng, trong đó có bà mẹ mang thai, cho con bú và trẻ em.
Phú Yên xây dựng Bệnh viện Sản Nhi hơn 753 tỉ đồng
24 phút trước 548 1k
(NLĐO) - Bệnh viện Sản Nhi Phú Yên được xây dựng trên diện tích gần 2,2ha có quy mô 400 giường bệnh nhằm nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe phụ nữ, trẻ em trên địa bàn tỉnh.
Bệnh ghẻ "tấn công" bản làng heo hút Quảng Ngãi
41 phút trước 548 1k
(NLĐO)- Có 143 trường hợp bị bệnh ghẻ nhưng hiện chỉ có 19 bệnh nhân đã ổn định, còn 124 bệnh nhân đang được điều trị dài ngày chưa khỏi.
Hai bác sĩ tại phòng khám "vẽ bệnh" bị xử phạt
1 giờ trước 548 1k
(NLĐO) – Hai bác sĩ tại phòng khám "vẽ bệnh" được người dân phản ánh đã bị Thanh tra Sở Y tế TP HCM xử phạt mỗi người 2 triệu đồng và tước chứng chỉ hành nghề 2 tháng
Hơn 70 học sinh ngộ độc sau chuyến dã ngoại: Công bố nguyên nhân

Hơn 70 học sinh ngộ độc sau chuyến dã ngoại: Công bố nguyên nhân

(NLĐO) - Sở Y tế Hà Nội vừa công bố nguyên nhân khiến học sinh một trường tiểu học ở Hà Nội nhập viện với các biểu hiện ngộ độc sau chuyến dã ngoại