04/11/2022 10:23

Dùng thuốc "mix" cứu người đàn ông dương tính COVID-19 suốt 411 ngày

(NLĐO) - Các bác sĩ người Anh đã tìm ra một phương pháp hoàn toàn mới dựa trên phân tích di truyền để cứu một người đàn ông dương tính với COVID-19 suốt hơn 1 năm vì hệ miễn dịch suy yếu.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí y học Clinical Infection Disease cho biết nam bệnh nhân giấu tên, 59 tuổi, đã dương tính với COVID-19 từ tháng 12-2020 và mãi không khỏi.

Bệnh nhân này đã từng được ghép thận trước đó và phải dùng thuốc chống thải ghép, tình trạng có thể khiến hệ miễn dịch suy yếu và không đủ khả năng tự loại bỏ các virus gây bệnh, trong trường hợp này là SARS-CoV-2.

Dùng thuốc mix, người đàn ông dương tính COVID-19 suốt 411 ngày đã khỏi bệnh - Ảnh 1.

Một số tình trạng sức khỏe đặc biệt có thể dẫn tới dương tính dai dẳng nhiều tháng, thậm chí nhiều năm (Ảnh minh họa)

Tình trạng COVID-19 dai dẳng, hoàn toàn khác với "COVID-19 kéo dài" hay "hậu COVID-19", từng được ghi nhận ở một số bệnh nhân có hệ miễn dịch suy yếu khác, thường do các tình trạng mạn tính nặng mà họ mắc phải.

Bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm Luke Snell từ Guy’s and St Thomas của NHS Foundation Trust, đơn vị điều trị cho bệnh nhân nói trên và dẫn đầu nghiên cứu, cho biết tình trạng có thể kéo dài trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Nó có thể đe dọa tính mạng của bệnh nhân bởi còn dương tính với virus đồng nghĩa với các biến chứng như viêm phổi có thể chực chờ, tái đi tái lại.

Theo The Independent, trong nghiên cứu mới, nhóm của tiến sĩ Snell đã phối hợp với King’s College London (thuộc Đại học London - Anh) đã thực hiện phân tích di truyền nhanh với công nghệ giải trình tự gien nanopore.

Họ xác định bệnh nhân đã nhiễm dòng SARS-CoV-2 B.1, từng lan rộng ở Anh cuối năm 2020, với một hậu duệ khá nổi tiếng là B.1.1.7 (Alpha), cũng từng gây làn sóng khi du nhập vào Việt Nam.

Nhờ xác định được chính xác biến chủng, họ đã quyết định chọn hỗn hợp 2 kháng thể đơn dòng casirivimab và imdevimab từ Regeneron để điều trị và cuối cùng giúp bệnh nhân chiến thắng COVID-19 sau hơn 13 tháng.

Nghiên cứu cũng đã loại bỏ khả năng ông bị COVID-19 nhiều lần với nhiều chủng khác nhau.

Theo bác sĩ Snell, phương pháp điều trị cá thể nhờ phân tích di truyền này đem lại triển vọng cho nhiều bệnh nhân có cơ địa đặc biệt, rất cần thiết trong bối cảnh SARS-CoV-2 không ngừng tiến hóa và tạo ra nhiều phiên bản khác nhau, vô hiệu hóa các kháng thể đơn dòng sẵn có. Nếu biết đích xác "kẻ địch", các bác sĩ có thể kết hợp nhiều biện pháp để tạo ra phác đồ tối ưu.

Anh Thư

Tin liên quan

Viết bình luận

Chán ăn tâm thần ở tuổi dậy thì
1 phút trước 548 1k
Chán ăn có những dấu hiệu dễ nhầm lẫn với các bệnh về tiêu hóa, tim mạch, thần kinh… Nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ để lại nhiều hệ lụy
Mổ thai ngoài tử cung bao lâu thì có thể mang thai lại?
2 giờ trước 548 1k
Bạn đọc NGUYỄN MINH NGUYỆT (30 tuổi, ngụ TP HCM) hỏi: Cách đây 2 tháng em có mổ thai ngoài tử cung. Em muốn có thai trong năm nay, vậy xin bác sĩ tư vấn giúp khoảng bao lâu thì em có thể "thả" để mang thai lại?
Chi cho khám chữa bệnh BHYT tại tuyến xã còn thấp
3 giờ trước 548 1k
Ngày 27-3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức hội thảo về định hướng phát triển cơ sở y tế trong tình hình mới, khu vực phía Bắc.
Dịch COVID-19 hôm nay: Người khỏi bệnh tăng mạnh
27/3/2023 548 1k
(NLĐO) - Về dịch COVID-19 hôm nay 27-3, Bộ Y tế cho biết đây là ngày có số người khỏi bệnh tăng cao nhất trong nhiều tháng qua, với 44 trường hợp. Hiện cả nước có 2 bệnh nhân nặng
Căng thẳng kéo dài, người phụ nữ suýt chết vì "trái tim tan vỡ"

Căng thẳng kéo dài, người phụ nữ suýt chết vì "trái tim tan vỡ"

(NLĐO) - Bệnh nhân G, 45 tuổi, ngụ Tây Ninh, nhập viện cấp cứu trong trình trạng nhồi máu cơ tim cấp sau đợt căng thẳng kéo dài dẫn tới cơn đau sau ức vùng thượng vị