xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng coi thường chấn thương thể thao

Bài và ảnh: NGỌC DUNG

So với vận động viên chuyên nghiệp thì chấn thương ở người chơi thể thao không chuyên cao hơn nhiều. Tuy nhiên, đối tượng này thường không được điều trị đúng cách, dẫn tới di chứng nặng nề

Gần đây, Bệnh viện Việt Đức (TP Hà Nội) liên tục tiếp nhận các ca chấn thương nghiêm trọng khi chơi thể thao.

Thường gặp ở người trẻ

PGS-TS Nguyễn Mạnh Khánh - Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, Trưởng Khoa Phẫu thuật chi trên và y học thể thao của bệnh viện - kể về trường hợp bệnh nhân nam (17 tuổi, ngụ tỉnh Thanh Hóa) vừa được phẫu thuật tái tạo chằng chéo sau. Bệnh nhân cho biết cách đây gần 1 tháng, trong lúc chơi bóng đá thì bị đau nhói đầu gối khi cố chạy theo bóng. Sau đó, vùng đầu gối sưng to kèm theo cứng khớp. Khi đi khám, bệnh nhân được chẩn đoán bị chấn thương khớp gối.

Theo PGS Khánh, đây là một trong số các bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị ngay ở giai đoạn sớm nên nguy cơ di chứng thấp và khả năng hồi phục sau phẫu thuật nhanh hơn nhiều. Bệnh nhân đang được tập vận động, sau khoảng 3-6 tháng thì có thể sinh hoạt và chơi thể thao bình thường.

Đừng coi thường chấn thương thể thao - Ảnh 1.

Nam bệnh nhân 17 tuổi ở tỉnh Thanh Hóa bị chấn thương khớp gối khi chơi đá bóng

Cách đây không lâu, Bệnh viện Việt Đức cũng tiếp nhận một bệnh nhân nữ 24 tuổi bị lật cổ chân khi chơi cầu lông cách đó 2 năm, song do không điều trị đúng cách dẫn đến đau, lỏng khớp cổ chân, thường xuyên bị sưng nề, ảnh hưởng đến sinh hoạt và chơi thể thao. Tại thời điểm được các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức thăm khám, bệnh nhân được xác định đứt dây chằng sên mác trước cổ chân phải và phải phẫu thuật tái tạo dây chằng. Đến nay, sau khi phẫu thuật một thời gian, bệnh nhân không còn đau, cổ chân vững, có thể sinh hoạt và chơi thể thao bình thường.

PGS Khánh cho biết các trường hợp bị chấn thương khi chơi thể thao thường rơi vào lứa tuổi 20 - 35 (chiếm 70% - 80%). Các môn thể thao hay gặp chấn thương là: bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, tennis, chạy bộ, đi xe đạp, tập yoga, aerobic... Trong số này có khá nhiều trường hợp bị chấn thương dây chằng chéo. Đây cũng là tổn thương khá phổ biến ở các vận động viên hoặc những người chơi thể thao.

"Cơn đau do rách dây chằng chéo xuất hiện rồi lại hết, thỉnh thoảng có cảm giác khớp không vững khi vận động. Do triệu chứng này chỉ thoáng qua nên nhiều người chủ quan, dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn trong tương lai" - PGS Khánh nói.

Không cố chơi khi bị đau

Bác sĩ Nguyễn Huy Thiệp, Khoa Phẫu thuật chi trên và y học thể thao Bệnh viện Việt Đức, cho biết trong quá trình tiếp nhận điều trị bệnh nhân, các bác sĩ nhận thấy đa số ca chấn thương khi chơi thể thao đều đến bệnh viện muộn. Có người bị chấn thương 3 tháng hoặc lâu hơn, thậm chí đã đi chữa bằng thuốc nam, đắp lá, chườm lạnh… tới khi bệnh nặng hơn mới tìm đến bệnh viện. Phần lớn các trường hợp này đều phải phẫu thuật và điều trị phục hồi chức năng lâu dài, có người phải chịu di chứng không thể hồi phục.

Nhiều bệnh nhân cho biết họ cảm nhận được tổn thương nhưng chủ quan và quá ham mê thể thao nên cố. Với tình trạng khớp lỏng lẻo lại vận động mạnh càng khiến người bệnh tăng nặng viêm, thoái hóa và tăng tiết dịch. Những trường hợp này tiên lượng sẽ thoái hóa sớm, đau nhiều, dễ dàng biến dạng chi dẫn đến chân cong, không duỗi được hết gối hoặc không gập được gối.

Các bác sĩ cũng cho biết với những người chơi thể thao nghiệp dư thì có đến 60%-70% bị các chấn thương. Nguyên nhân chính là do khởi động không đúng cách. Trước khi chơi thể thao, người chơi cũng không hiểu biết sâu sắc về môn thể thao đó mà chỉ theo cảm tính và bản năng.

Với những trường hợp chấn thương khi chơi thể thao, bác sĩ Thiệp khuyến cáo nếu bị chấn thương cấp tính, bệnh nhân nên được điều trị đúng, bao gồm: bất động, kê cao chân, băng chun và chườm đá với thời gian trung bình 2-3 tuần sẽ giúp những tổn thương như bong gân, đứt dây chằng được liền tốt, tránh tái phát gây lỏng khớp, thoái hóa khớp về sau phải phẫu thuật.

"Nếu phát hiện sớm hoặc mức độ tổn thương vừa phải, đến 80%-90% bệnh nhân không cần phẫu thuật mà chỉ tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng… Thực tế, tỉ lệ điều trị chưa đúng gây lỏng khớp mạn tính còn cao, chiếm tới 20%-30% và các trường hợp đau do luyện tập quá mức dẫn đến căng cơ, bong gân… Khi có biểu hiện đau nên nghỉ ngơi, dùng thuốc giảm đau, chống viêm đúng cách thì các triệu chứng sẽ giảm dần" - bác sĩ Thiệp khuyến cáo.

Để tránh tập luyện quá sức dẫn đến những chấn thương hoặc tai nạn không đáng có, PGS Nguyễn Mạnh Khánh tư vấn đầu tiên phải xác định rõ mục đích chơi thể thao để khỏe, giảm cân hay tăng cơ. Tiếp đó, cần dựa theo khả năng và thể trạng. Nếu thừa cân, béo phì thì không thể chơi môn thể thao với cường độ cao như đá bóng mà nên chọn môn bơi, đi bộ và từ từ tập tăng dần.

Đối với những bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, huyết áp thì phải có chỉ định ngặt nghèo của bác sĩ về môn thể thao phù hợp cũng như cường độ chơi. 

Không nên tự điều trị hoặc đi thầy lang

Các bác sĩ khuyến cáo dù chơi bất cứ môn thể thao nào nhưng khi cơ thể có những biểu hiện như: đau, lỏng khớp, hạn chế hoạt động và sinh hoạt thì cần đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để khám, tư vấn và điều trị. Người bệnh không nên chủ quan, tự ý mua đơn thuốc về dùng hoặc dùng thuốc lá, thuốc nam không rõ nguồn gốc để đắp, xoa bóp. Một số trường hợp tìm đến các thầy lang để kéo, nắn, giật rất nguy hiểm, gây khó khăn cho quá trình điều trị về sau.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo