xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đưa con đi du lịch ngày Tết, cần chuẩn bị gì?

Bài và ảnh: Trịnh Thiệp

(NLĐO)- Không nên đưa trẻ đi du lịch vào ban đêm, nên chuẩn bị 1 số thuốc dự phòng...là những điều mà bác sĩ khuyến cáo các gia đình muốn đưa trẻ đi du lịch xa.

Trẻ gặp nguy vì người lớn bất cẩn

Giờ nhắc lại, chị H. vẫn còn ám ảnh với chuyến du xuân kỉ niệm ngày cưới năm nào khi con gái suýt gặp nguy trong một cơn sốt cao đến 39 độ do sốt siêu vi ở trên xe trong lúc nửa đêm. Chị H. kể hai vợ chồng chị đi du lịch thường chọn vào lúc chiều tối mới đi vì vừa tiết kiệm được thời gian, thời tiết lại mát mẻ. Lên xe ngủ được một giấc, tới nơi thì đã sáng, có thể thoải mái vui chơi. "Tuy nhiên, tôi lại quên mất một điều là mình có con nhỏ, con nít thì không thể di chuyển vào ban đêm được. Dù bé mệt, sốt cao quá nhưng tôi đành bất lực vì không cách nào tìm thấy nhà thuốc. Bên ngoài trời tối đen như mực và xe vẫn chạy suốt. Ôm con trong tay, tôi sợ hãi vô cùng và gào lên. Khi bác tài dừng xe, mọi người chạy ùa xuống đường đập cửa nhà người dân để xin thuốc cho bé..."- chị H. nhớ lại. Điều làm cho chị hối hận là khi đó hai vợ chồng trẻ đã quyết định đi chơi cho bằng được, dù gia đình ngăn cản khi thấy bé có dấu hiệu nóng hâm hấp.

CỦA BAN THỜI SỰ: Đưa con đi du lịch ngày Tết, cần chuẩn bị gì? - Ảnh 1.

Môi trường biển rất tốt cho sức khỏe của bé


CỦA BAN THỜI SỰ: Đưa con đi du lịch ngày Tết, cần chuẩn bị gì? - Ảnh 2.

Bố mẹ nên đề phòng những tai nạn trong lúc vui chơi của con

Bác sĩ (BS) Chuyên khoa 2 Phạm Văn Hoàng, Trưởng Khoa Khám bệnh, Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1, nhận định khi có con nhỏ, phụ huynh có ý định du lịch xa thì nên đi ban ngày, tuyệt đối không nên đi vào buổi chiều tối. Đặc biệt, với trẻ dưới 2 tuổi nên hạn chế di chuyển nhiều trong thời gian ngắn. Vì đi nhiều các bé rất mệt mà phụ huynh cũng mệt mỏi không kém, khi vừa di chuyển nhiều vừa lại trông con trẻ.

Thay vào đó hãy chọn những khu du lịch nghỉ dưỡng hoặc du lịch biển vì sẽ có nhiều không gian cho bé chơi…Việc được tiếp xúc với thiên nhiên và không khí biển rất tốt cho sức khỏe của bé. Nên đặt phòng trước và thông báo với nhân viên khách sạn sẽ có trẻ nhỏ đi cùng để họ có sự sắp xếp và chuẩn bị chu đáo khi gia đình đến.

CỦA BAN THỜI SỰ: Đưa con đi du lịch ngày Tết, cần chuẩn bị gì? - Ảnh 3.

Cần cẩn trọng khi cho bé ra biển

Theo BS Hoàng, nhiều bậc cha mẹ muốn được đi đó đi đây nhưng lại không dám vì vướng bận con nhỏ. Dù vậy việc có trẻ nhỏ đi cùng người lớn sẽ đơn giản và thoải mái vô cùng, nếu người lớn biết sắp xếp và chuẩn bị mọi thứ.

Chủ động bảo vệ an toàn cho trẻ

BS Hoàng liệt kê khi đi du lịch ngày Tết, phụ huynh nên chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng cần thiết cho trẻ. Về thức ăn nên chuẩn bị sữa (dụng cụ pha sữa) và bột; nên chọn quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi khi nắng nóng và đồ ấm; thuốc dự phòng, đây là những điều cơ bản để xử lý ban đầu khi bé có biểu hiện như sốt, rối loạn tiêu hóa, hen suyễn… Trường hợp bé bị nôn khi đi tàu xe, nên dùng si rô thảo dược để bảo đảm sức khỏe cho trẻ. 

CỦA BAN THỜI SỰ: Đưa con đi du lịch ngày Tết, cần chuẩn bị gì? - Ảnh 4.

Trẻ rất thích leo trèo, phụ huynh nên quan sát trẻ nhiều hơn

Theo BS Hoàng, trẻ nhỏ hiếu động nên việc bị té ngã, chấn thương cũng thường xuyên xảy ra. Trong điều kiện đi du lịch, nếu chẳng may bé té... chảy máu thì nên cầm máu tạm thời. Rửa sạch các vết thương bằng nước sạch hay bằng nước muối 0.9% hoặc thuốc sát trùng nếu có. Sau đó, dùng băng vô trùng băng cầm máu. Khi băng cần buộc ở mức độ vừa phải, không băng quá lỏng hoặc quá chặt để cho máu ở bên dưới vết thương vẫn được lưu thông.

Nếu vết thương quá to, gây chảy máu nhiều, việc cầm máu là quan trọng nhất. Đầu tiên, cần lau sạch hoặc gắp bỏ những vật có trong vết thương. Băng ép vết thương lại bằng một lớp băng, ấn tay lên vết thương khoảng 5 phút để giúp cho việc cầm máu trước. Sau đó nhanh chóng đưa trẻ đến BV gần nhất.

CỦA BAN THỜI SỰ: Đưa con đi du lịch ngày Tết, cần chuẩn bị gì? - Ảnh 5.

Nên quan sát trẻ dù trẻ có bạn cùng chơi

BS Huỳnh Minh Thu, Trưởng Khoa Kế hoạch tổng hợp, BV Nhi Đồng 2 khuyến cáo, khi đi du lịch xa, phụ huynh nên đặc biệt lưu ý đến cơ địa của trẻ đã từng dị ứng với loại thức ăn để hạn chế cho bé tiếp xúc với món ăn đó. Đối với những bé nhạy cảm, dễ dị ứng thì sẽ có phản ứng ngay khi bé lần đầu tiên tiếp xúc, ví dụ như hải sản. Tùy vào hệ miễn dịch của trẻ, mức độ dị ứng sẽ nặng nhẹ khác nhau. BS Thu nhắc nhở khi trẻ đã từng dị ứng, phụ huynh nên hạn chế cho trẻ ăn. Trường hợp bé cố vòi vĩnh, vì chiều mà cho bé ăn sẽ khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu; việc dị ứng càng tồi tệ hơn.

BS Thu khuyến nghị không nên cho bé đi du lịch ở những nơi không có khả năng cấp cứu như đến những nơi hoang vu: trong rừng, trên núi, đảo…, nhất là không nên thử các món ăn độc, lạ. Mặt khác, khi có bất kỳ sự việc xảy ra, cần thông báo cho BS biết tình trạng dị ứng thuốc ở trẻ để BS cho thuốc phù hợp. Ngoài ra, khi đi du lịch xa, phụ huynh nên đem theo dung dịch bù nước vì trẻ rất dễ bị rối loạn đường tiêu hóa, dẫn đến đi ngoài nhiều. Cũng đừng vội cho bé uống thuốc ngay mà để cho trẻ đi tự nhiên để những chất độc được tống ra ngoài. Vì uống thuốc cầm tiêu chảy sẽ ứ đọng chất độc lại bên trong ruột, trẻ sẽ tiếp tục tiêu chảy. Sau 1 ngày, trẻ vẫn còn tiêu chảy thì nên cho trẻ đến BV gần nhất để kiểm tra.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo