xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đề xuất cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng có khả thi?

Lan Hương

Câu chuyện nên cấm hay nên quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng dù tốn khá nhiều “bút mực” trong thời gian qua, nhưng đến nay vẫn chưa có câu trả lời chính thức. Để có thêm cơ sở phản biện, chúng tôi chia sẻ một vài ý kiến về quan điểm quản lý của các chuyên gia trong và ngoài nước liên quan trực tiếp đến vấn đề này.

Thuốc lá làm nóng, thuốc lá điện tử (gọi chung là thuốc lá thế hệ mới) đã xuất hiện ở thị trường Việt Nam hơn 2 năm (thông qua đường không chính thống), nhưng vẫn chưa chính thức được quy định cụ thể trong các văn bản luật. Nhìn nhận từ góc độ pháp lý, luật sư Võ Văn Đông, Giám đốc Công ty TNHH M&K cho rằng, Luật phòng chống tác hại của thuốc lá năm 2012 là căn cứ khá rõ ràng cho vấn đề này. Cụ thể, Khoản 1 Điều 2 của Luật này có định nghĩa: "Thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác". Và "nguyên liệu thuốc lá là lá thuốc lá dưới dạng rời, tấm đã sơ chế tách cọng, sợi thuốc lá, cọng thuốc lá và nguyên liệu thay thế khác dùng để sản xuất thuốc lá".

Theo đó, luật sư Đông cho rằng, việc cấm hay quản, trước hết cần dựa vào bản chất của từng loại thuốc lá thế hệ mới. Với thuốc lá làm nóng, dù là thiết bị điện tử nhưng được sử dụng với nguyên liệu thuốc lá đặc chế đi kèm, thì đó là đương nhiên được xem là sản phẩm thuốc lá. Và một khi thuốc lá điếu còn được phép sản xuất, mua bán, sử dụng, thì đề xuất cấm thuốc lá làm nóng là không hợp lý.

Đề xuất cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng có khả thi? - Ảnh 1.

Luật sư Võ Văn Đông, Giám đốc Công ty TNHH M&K

Với thuốc lá điện tử, ông Đông cho biết, hiện nay đang có sự nhầm lẫn loại sản phẩm này với thuốc lá làm nóng, nên xu hướng đánh đồng cả hai sản phẩm này "chung một rọ". Về bản chất, thuốc lá điện tử mặc dù cũng sử dụng công nghệ loại bỏ quá trình đốt cháy để tạo ra nicotin, nhưng nicotin trong thuốc lá điện tử không đến từ nguồn nguyên liệu thuốc lá mà sử dụng dung dịch có chứa chất nicotin hóa lỏng. Do đó, khác với thuốc lá làm nóng, thuốc lá điện tử mặc dù vẫn được gọi là "thuốc lá" nhưng về bản chất không phải là thuốc lá, theo định nghĩa của Luật kể trên.

Ông Đông cũng khẳng định, việc xây dựng chính sách đương nhiên cũng cần phải căn cứ trên mức độ gây hại, hoặc giảm tác hại của từng loại sản phẩm thuốc lá. Và đây là trách nhiệm của các chuyên gia y tế trong việc tư vấn cho người làm luật. "Tuy nhiên, cần hết sức thận trọng trong việc xây dựng chính sách, vì nếu không khéo, rất dễ tạo điều kiện cho thuốc lá điếu đốt cháy, vốn là loại độc hại nhất, tạo vị thế độc tôn trên thị trường. Mà như vậy nghĩa là làm mất đi sự công bằng trong kinh doanh", luật sư Đông nhấn mạnh.

Đề xuất cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng có khả thi? - Ảnh 2.

Chính phủ các nước cần tìm ra cách giúp người dân cai bỏ thuốc lá điếu tốt hơn

Trong một sự kiện trực tuyến toàn cầu mới nhất, ông Clive Bates, Giám đốc công ty tư vấn Counterfactual và cựu Giám đốc tổ chức Hành động về Hút thuốc và Sức khỏe (Vương quốc Anh) cho rằng, về cơ bản, việc ngăn cấm sẽ cản trở việc kiểm soát thuốc lá điện tử hay các sản phẩm thuốc lá không khói; miếng dán nicotin một cách phù hợp. Đơn giản vì chúng ta chỉ cấm chúng, chứ không thực sự khiến chúng biến mất hoàn toàn. Điều đó có nghĩa là các sản phẩm này sẽ chỉ được mua bán thông qua đường dây tội phạm hay thị trường chợ đen – là những người hoàn toàn không quan tâm đến quy định của chính phủ hay lợi ích của người dùng.

Ông Clive cũng cho rằng, nếu quyết định triển khai việc nghiêm cấm các sản phẩm trên, chính phủ các nước cần thực sự phải tìm ra cách giúp người dân cai bỏ thuốc lá điếu tốt hơn. Song song đó,theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính hơn 1 tỉ người vẫn tiếp tục hút thuốc lá đến năm 2025 bất chấp những cảnh báo bệnh tật, tử vong. Chính vì vậy, việc quan trọng là cung cấp cho những người hút thuốc trưởng thành đầy đủ thông tin và để cho họ quyền tự lựa chọn.

Cùng quan điểm từ góc nhìn về quyền lợi hợp pháp của người hút thuốc lá, GS. Ignatios Ikonomidis, giáo sư tim mạch tại Đại học Athens cho rằng những người hút thuốc lá không thể bị bỏ rơi bởi các quy định pháp luật và các biện pháp kiểm soát. "Trong trường hợp các chương trình giảm thiểu tỉ lệ hút thuốc lá không đạt kết quả, các sản phẩm ít độc hại hơn sẽ có tác động tích cực đến sức khỏe người hút thuốc", ông bày tỏ.

• Đến nay, 61 quốc gia trên thế giới đã cho phép thương mại hóa thuốc lá làm nóng, bao gồm: Anh, Mỹ, Nhật, Thụy Sĩ,…

• Ngày 7-7-2020 Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), cho phép Philip Morris International Inc. có thể kinh doanh tiếp thị các sản phẩm IQOS là sản phẩm giảm thiểu sự phơi nhiễm của người dùng với các chất hóa học gây hại có trong thuốc lá điếu truyền thống.

• Các quốc gia cấm sản phẩm thuốc lá thế hệ mới: Argentina, Brazil, Brunei, Campuchia, Ethiopia, Gambia, Ấn Độ, Iran…


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo